Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn , luận văn thạc sĩ (Trang 31)

2.1.1.1 Giới thiệu chung

Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Tên tiếng Anh: Saigon Commercial Bank

Tên thương hiệu: SCB

Hội sở chính: 927 Trần Hưng Đạo, Quận 5, Tp. HCM

Vốn điều lệ: Kể từ ngày 01/01/2012, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn là 10.584 tỷ đồng

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Quá trình thành lập

Ngân hàng TMCP Sài Gịn tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đơ được thành lập từ năm 1992 theo giấy phép hoạt động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và theo giấy phép thành lập số 308/GP-UP ngày 26/06/1992 của Ủy ban Nhân dân TP.HCM.

Sau một quá trình tồn tại và phát triển, Ngân hàng TMCP Quế Đơ chính thức đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn. theo quyết định số 336/QĐ- NHNN ngày 08/04/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngày 01/01/2012 Ngân hàng TMCP Sài Gịn chính thức hợp nhất với Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất theo quyết định số 2716/QĐ-NHNN để thành lập nên Ngân hàng mới lấy tên là Ngân hàng TMCP Sài Gịn.

Q trình phát triển và các mốc son quan trọng

Trong 10 năm hoạt động, từ năm 1992 đến 2002, Ngân hàng TMCP Quế Đô kinh doanh không hiệu quả, lỗ trên 63 tỷ đồng so với vốn điều lệ 10 tỷ đồng, bộ máy quản trị điều hành ngày càng yếu kém, bế tắc. Được sự quan tâm chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, một cuộc cải tổ ngân hàng đã được tiến hành với việc thực hiện tái cấu trúc toàn bộ hệ thống.

Ngày 08/04/2003, Ngân hàng chính thức được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB. Trong năm 2004, SCB đã có sự thay đổi lớn về nhân sự trong Hội đồng quản trị và Ban điều hành, sự đoàn kết và thống nhất trong nội bộ lãnh đạo cũng được tăng cường.

Từ năm 2005 đến 2008 là giai đoạn phát triển vượt bậc của SCB, tổng tài sản tăng gấp 9,5 lần từ 4.031 tỷ đồng năm 2005 lên 38.596 tỷ vào cuối năm 2008. Kết thúc năm 2008, tổng nguồn vốn huy động của SCB đạt 34.606 tỷ đồng, dự nợ tín dụng đạt 23.278 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động được mở rộng đáng kể với 87 điểm giao dịch. SCB đã đạt được nhiều danh hiệu do các cơ quan quản lý và khách hàng trao tặng về hoạt động, thương hiệu, sản phẩm, những đóng góp cho cộng đồng xã hội.

Giai đoạn năm 2009 đến 2011 tuy hoạt động gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng SCB đã đạt được một số kết quả nhất định với sự tiếp tục tăng trưởng của tổng tài sản, nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng. Đến cuối năm 2011, hoạt động của SCB đã gặp một số khó khăn nhưng với sự hỗ trợ tích cực của NHNN và sự đồng lịng của đội ngũ nhân viên, ngân hàng đã từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn, ổn định hoạt động và bước vào một giai đoạn phát triển mới.

Ngày 26/12/2011, NHNN chính thức thơng báo về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa.

Ngân hàng TMCP Sài Gịn chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012 là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản, sự phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng lưới chi nhánh và trình độ chun mơn của tập thểcán bộ nhân viên.

2.1.2 Kết quả hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gịn các năm 2009-2011

Tình hình hoạt động kinh doanh của SCB trong giai đoạn 2009-2011 đã gặp khơng ít khó khăn và diễn biến theo các chiều hướng phức tạp. Một mặt SCB vừa phải tập trung khắc phục các hạn chế trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mặt khác phải ứng phó các tác động tiêu cực của các yếu tố thị trường và rủi ro mang tính hệ thống.

Đến cuối năm 2011 mặc dù đã có những thành quả nhất định, hoạt động kinh doanh của SCB vẫn chưa vượt qua được giai đoạn khó khăn thể hiện qua chất lượng

tín dụng chưa được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao, nguồn vốn tăng trưởng nhưng cơ cấu nguồn vốn và sử dụng nguồn chưa cân đối về mặt kỳ hạn và loại tiền tạo nên rủi ro thiếu hụt thanh khoản trong hoạt động kinh doanh và khó khăn trong cơng tác quản trị nguồn vốn.

Bảng 2.1 Quy mô hoạt động kinh doanh SCB giai đoạn 2009-2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Tổng tài sản 38,596 54,492 60,212 80,724 Dư nợ 23,278 31,311 33,178 43,734 Huy động 34,606 48,902 54,474 74,786 Huy động thị trường 1 26,830 33,944 44,205 38,960

Huy động thị trường 2+Vay NHNN 7,776 14,958 10,269 35,826

Lợi nhận thực tế lũy kế 646 423 442 224

Nguồn Báo cáo tài chính SCB

Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng quy mô và hiệu quả hoạt động SCB từ 2009-2011

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Tổng tài sản 41.19% 10.50% 34.07%

Dư nợ 34.51% 5.96% 31.82%

Huy động 41.31% 11.39% 37.29%

Huy động thị trường 1 26.52% 30.23% -11.87%

Huy động thị trường 2+Vay NHNN 92.36% -31.35% 248.88%

Lợi nhuận thực tế lũy kế -34.52% 4.49% -49.32%

Nguồn Báo cáo tài chính SCB

Tổng tài sản

Mặc dù gặp khơng ít khó khăn trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2011 nhưng tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của SCB vẫn tương đối cao. Tổng tài sản SCB liên tục tăng từ 38.596 tỷ đầu năm 2009 lên 80.724 tỷ năm 2011 nhưng hiệu quả hoạt động không đi đôi với tăng trưởng quy mô tổng tài sản. Từ năm 2009 đến 2011 tuy xu hướng tăng trưởng là chủ yếu nhưng tốc độ tăng của tổng tài sản qua các tháng có sự khác biệt. Tổng tài sản tăng nhanh từ tháng 1/2009 đến tháng 11/2009 và giai đoạn từ tháng 11 năm 2010 đến cuối năm 2011 với mức tăng trưởng trên 40 % nhưng trong khoản thời gian từ tháng 12/2009 đến tháng 10/2010 tổng tài sản tăng rất thấp chỉ tăng 0.69% từ 54.335 tỷ lên 54.710 tỷ đồng.

Từ năm 2009 đến 2011 SCB luôn là một trong năm ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong số các ngân hàng cổ phần có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chi Minh chỉ sau ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (STB)

và ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (EIB). Nếu tính cả tài sản của TNB và FCB, tổng tài sản của SCB sau hợp nhất gần 147.151 tỷ đồng chỉ thấp hơn ACB và EIB. Sự tăng trưởng mạnh trong ba năm qua giúp SCB dần khẳng định thương hiệu và vị thế trong ngành ngân hàng. Sau 6 tháng đầu năm 2012, tình hình hoạt động cịn gặp nhiều khó khăn nên tổng tài sản của SCB giảm còn 134.394 tỷ đồng. Tuy nhiên việc giảm tổng tài sản chủ yếu do giảm nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng và hoàn trả một phần vay tái cấp vốn từ NHNN nên kết quả này là tương đối khả quan với tình hình của SCB hiện tại.

Đồ thị 2.1 Quy mô Tổng tài sản SCB qua các năm

Nguồn vốn huy động

Đồ thị 2.2 Tăng trưởng nguồn vốn huy động SCB năm 2009-2011

Nguồn vốn huy động của SCB tăng rất cao từ 34.606 tỷ đồng đầu năm 2009 lên 74.786 tỷ vào cuối năm 2011. Đóng góp trong mức tăng đáng kể của nguồn vốn huy

động là sự gia tăng rất lớn từ nguồn vốn huy động thị trường liên ngân hàng và vay tái cấp vốn từ NHNN, đặc biệt là vào những tháng cuối năm 2011. Huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế tăng trưởng tương đối tốt trong các năm 2009 và 2010 nhưng lại giảm đáng kể trong năm 2011. Kết thúc hoạt động năm 2011, huy động vốn từ thị trường 1 của SCB đạt 38.960 tỷ đồng tăng 12.130 tỷ và nguồn vốn huy động từ thị trường 2 và vay NHNN đạt 35.826 tỷ đồng tăng 28.050 tỷ so với đầu năm 2009.

Xét trên tổng nguồn vốn huy động, SCB ln là ngân hàng có mức tăng trưởng cao và là một trong những ngân hàng cổ phần có số dư huy động lớn tại thành phố HCM, chỉ sau ACB, STB, EIB, nếu xét trên tổng số dư sau hợp nhất SCB còn vượt trên STB về tổng nguồn vốn huy động với hơn 128.635 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động của SCB sau 6 tháng hoạt động năm 2012 cũng đạt được những kết quả khá tốt khi huy động từ tiền gửi dân cư và tổ chức kinh tế đã dần khôi phục tăng hơn 10.000 tỷ đồng giúp SCB hoàn trả một phần vốn vay hơn 15.500 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng và hơn 4.000 tỷ đồng vay tái cấp vốn.

Dư nợ tín dụng

Đồ thị 2.3 Tăng trưởng Dư nợ tín dụng SCB năm 2009-2011

Tổng dư nợ tín dụng của SCB tính đến cuối năm 2011 đạt mức 43.734 tỷ đồng tăng 20.456 tỷ đồng so với đầu năm 2009. Sự tăng trưởng tín dụng của SCB gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế chưa thật sự hồi phục sau khủng hoảng và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chưa khả quan đã ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng tín dụng của SCB.

Trong năm 2009 hoạt động tín dụng của SCB đạt mức tăng trưởng khá tốt đặc biệt là giai đoạn quý 2 và quý 3 do triển khai cho vay theo chương trình hỗ trợ lãi suất của chính phủ. Kết thúc năm 2009, dư nợ tín dụng của SCB đạt 31.311 tỷ đồng tăng 8.033 tỷ đồng (34,51%) so với cuối năm 2008, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn là 20.366 tỷ đồng (65,05%) và dư nợ cho vay trung dài hạn là 10.944 tỷ (34.95%), chất lượng tín dụng vẫn được đảm bảo trong năm 2009 khi tổng nợ xấu là 401 tỷ đồng chiếm 1,28% trong tổng dư nợ.

Sự tăng trưởng dư nợ tín dụng của SCB trong năm 2010 có nhiều biến động tương đối phức tạp đến cuối năm mới được cải thiện khi tín dụng dần tăng trưởng do chính sách tín dụng mở rộng và điều kiện cho vay được nới lỏng hơn. Năm 2010, tổng dư nợ cho vay của SCB đạt 33.178 tỷ đồng chỉ tăng 1.867 tỷ so với 2009 xấp xỉ 6%. Cơ cấu dự nợ có nhiều thay đổi so với năm 2009 khi cho vay trung dài hạn chiếm đa số với 74% (24,787 tỷ đồng) và dư nợ ngắn hạn giảm đáng kể chỉ chiếm 26 % ( 8.391 tỷ đồng) trong tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng sụt giảm đáng kể khi tổng nợ xấu tăng nhanh ở mức 3.783 tỷ đồng chiếm 11,4% trong tổng dư nợ. Nợ xấu và nợ quá hạn tăng đã tạo ra áp lực lớn lên chỉ tiêu lợi nhuận của SCB năm 2010.

Hoạt động tín dụng của SCB năm 2011 chủ yếu tập trung vào công tác xử lý và thu hồi nợ, hạn chế cho vay đặc biệt ở những tháng cuối năm, tuy nhiên tính chung cả năm 2011 dư nợ cho vay của SCB đã tăng trên 10.556 tỷ đồng so với đầu năm ở mức 43.734 tỷ. Dư nợ tín dụng tăng chủ yếu tập trung vào các tháng 1, tháng 6 và tháng 12 với mức tăng tương ứng 4.748 tỷ, 1.785 tỷ và 1.509 tỷ so với các tháng trước đó. Cơ cấu dư nợ khơng có nhiều thay đổi so với cuối năm 2010 khi tỷ lệ cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn xấp xỉ 17%-83% trên tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng cuối năm chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt khi nợ quá hạn và nợ xấu vẫn chiếm tỷ lệ hơn 8% trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng lên.

Sau khi hợp nhất dư nợ tín dụng của SCB đạt 69.683 tỷ đồng với tỷ lệ dư nợ tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn lần lượt là 41% và 59%. Tỷ lệ nợ xấu của SCB sau hợp nhất chiếm gần 6,5% trên tổng dư nợ là một vấn đề cần phải xử lý để đảm bảo sự hoạt động ổn định và hiệu quả của ngân hàng. Đến cuối tháng 6 năm 2012 SCB đã xử lý và thu hồi được một phần nợ quá hạn nhưng hiệu quả hoạt động cịn thấp và tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu đang có chiều hướng gia tăng trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế.

Đồ thị 2.4 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

Lợi nhuận

Đồ thị 2.5 So sánh lợi nhuận các năm 2009-2011

Sau giai đoạn tăng trưởng rất tốt từ năm 2004 đến 2008, lợi nhuận của SCB các năm 2009, 2010 và 2011 giảm đáng kể mặc dù tổng tài sản và dư nợ cho vay hay nguồn vốn huy động đều tăng. Trong năm 2009, SCB tập trung đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ để cải thiện thu nhập nhưng cấu thành chủ yếu của lợi nhuận năm 2009 vẫn là thu nhập từ lãi vay. Tình hình chênh lệch lãi suất ngày càng thu hẹp do ảnh hưởng của cạnh tranh giữa các ngân hàng trong công tác huy động đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của SCB, tổng lợi nhuận trước thuế năm 2009 chỉ đạt 423 tỷ đồng giảm 223 tỷ đồng so với năm 2008.

Bước sang năm 2010 SCB phải đối mặt với sức ép từ nhiều phía, vừa phải tăng trưởng trong điều kiện thị trường vẫn cịn nhiều khó khăn, vừa phải nâng cao năng lực

cạnh tranh, do đó kết quả hoạt động của SCB đạt 442 tỷ vào cuối năm 2010 là một thành quả đáng ghi nhận của toàn hệ thống. Nợ quá hạn và nợ xấu tăng nhanh vào cuối năm cũng là một nguyên nhân đã làm giảm đáng kể thu nhập.

Năm 2011 là năm tình hình hoạt động kinh doanh của SCB gặp rất nhiều khó khăn trong suốt quý 1 và quý 2, sang quý 3 tình hình hoạt động mới dần được cải thiện. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của SCB chuyển biến phức tạp và cuối năm 2011, ngân hàng tăng huy động vốn từ thị trường liên ngân hàng và vay tái cấp vốn từ NHNN với chi phí khá cao. Đồng thời nợ quá hạn lớn đẩy khoản chí phí dự phịng tăng cao trong tháng 12 là những nguyên nhân chính làm kết quả kinh doanh của SCB vào cuối năm chỉ còn khoản 224 tỷ đồng giảm 218 tỷ đồng so với năm 2010. Nếu xem xét kết quả hoạt động của ngân hàng sau khi hợp nhất, lợi nhuận của SCB chỉ đạt hơn 707 tỷ đồng do tình hình hoạt động gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn cuối năm 2011.

Hoạt động của SCB từ năm 2009 đến 2011 trải qua một giai đoạn rất khó khăn, hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với quy mô hoạt động và bộc lộ nhiều vấn đề về chất lượng cũng như mức độ chắc chắn của lợi nhuận.

2.2 Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn 2.2.1 Các hình thức huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn 2.2.1 Các hình thức huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn 2.2.1.1 Tiền gửi thanh tốn

Sản phẩm tiền gửi thanh tốn hay tiền gửi khơng kỳ hạn là sản phẩm tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi tại SCB với mục đích chính là nhu cầu thanh toán và tiêu dùng.

Sản phẩm huy động các loại tiền gửi VND, USD, EUR, GBP, AUD, CAD, nhưng số dư tiền gửi hiện tại chủ yếu là tiền gửi VNĐ và USD. Sản phẩm tiền gửi thanh toán cung cấp cho khách hàng cách thức quản lý tiền gửi an toàn và thuận tiện trong thanh tốn nhờ những tiện ích từ các dịch vụ thanh toán kèm theo. SCB đáp ứng cho khách hàng các công cụ để kiểm tra, quản lý, sử dụng sản phẩm nhanh chóng và đơn giản thơng qua dịch vụ thanh toán tại quầy giao dịch, dịch vụ ngân hàng Ebanking và thuận tiện để sự dụng các dịch vụ khác như ATM, tín dụng, thanh tốn quốc tế.

Sản phẩm tiền gửi thanh tốn có lãi suất thấp hơn so với các sản phẩm khác. Tuy nhiên khách hàng tổ chức có thể đạt được mức lãi suất cao hơn và lợi ích từ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn , luận văn thạc sĩ (Trang 31)