Cơ cấu nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 54)

2.2 Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn

2.2.3Cơ cấu nguồn vốn huy động

Theo cơ cấu nguồn vốn

Bảng 2.4 Số liệu huy động theo cơ cấu nguồn vốn SCB năm 2009-2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 Tỷ trọng 2010 Tỷ trọng 2011 Tỷ trọng

Tiền gửi Thanh toán 5,173 15.24% 4,238 9.59% 3,127 8.03% Tiền gửi Tiết kiệm 24,940 73.47% 30,918 69.94% 23,058 59.18% Phát hành GTCG 3,756 11.07% 8,877 20.08% 12,765 32.76% Vốn uỷ thác đầu tư 75 0.22% 172 0.39% 10 0.03%

Cơ cấu nguồn vốn của SCB từ 2009 đến 2011 tương đối ổn định, trong đó tiền gửi tiết kiệm và phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế.

Đồ thị 2. 9 Cơ cấu nguồn vốn SCB các năm 2009- 2011

Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là loại hình tiền gửi chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động của SCB, đây cũng là nguồn vốn có sự tăng trưởng mạnh và ổn định vào hai năm 2009 và 2010 nhưng giảm khá nhiều vào năm 2011.

Năm 2009 nguồn tiền gửi tiết kiệm của SCB tăng trưởng khá tốt đạt 24.940 tỷ đồng tăng gần 6.296 tỷ so với năm 2008. Sự tăng trưởng về tiền gửi tiết kiệm là kết quả của quá trình đẩy mạnh huy động tiền gửi dân cư thơng qua các chương trình sản phẩm, chính sách tiền gửi hấp dẫn được SCB thực hiện trong năm 2009.

Tiền gửi tiết kiệm vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định và mạnh mẽ vào các tháng đầu năm 2010, đặc biệt vào các tháng của quý 2 nhưng sau đó bắt đầu giảm vào các tháng cuối năm do nhu cầu thanh toán cận Tết của khách hàng tăng cao. Cuối năm 2010 tiền gửi tiết kiệm của SCB huy động được 30.918 tỷ đồng tương đương 69,94% so với nguồn vốn huy động thị trường 1, chỉ tăng 5.978 tỷ đồng so với năm 2009 đây là một kết quả khả quan khi tình hình kinh tế vẫn cịn nhiều khó khăn.

Năm 2011 là năm có tình hình tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm tương đối phức tạp khi tăng trưởng khá tốt vào các tháng đầu năm nhưng lại giảm rất mạnh từ tháng 9. Sự sụt giảm mạnh tiền gửi tiết kiệm đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của SCB. Đến cuối năm 2011 nguồn tiền gửi tiết kiệm của SCB chỉ còn 23.058 tỷ đồng

giảm 7.860 tỷ so với cuối năm 2010, chỉ còn chiếm khoảng 59% trong tổng nguồn vốn huy động từ thị trường 1.

Tiền gửi thanh toán

Tiền gửi thanh tốn là nguồn vốn có chi phí huy động thấp và chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động tại SCB. Tỷ lệ nguồn vốn này giảm dần qua các năm là một điểm yếu trong hoạt động huy động vốn của SCB. Nếu cuối năm 2008 tiền gửi thanh tốn đạt 4.325 tỷ ( 16,12%) thì đến năm 2009 huy động tiền gửi thanh toán là 5.173 tỷ tăng 848 tỷ nhưng chỉ còn chiếm 15.24 % trong tổng nguồn vốn huy động.

Sang năm 2010 tiền gửi thanh toán liên tục giảm đặc biệt là tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế. Mức giảm của tiền gửi thanh tốn khơng biến động lớn như tiền gửi tiết kiệm nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn sụt giảm đáng kể khi mà tổng nguồn vốn tăng mạnh. Cuối năm tiền gửi thanh tốn chỉ cịn 4.238 tỷ đồng giảm 935 tỷ đồng so với năm 2009, tương đương 9,59 % tổng nguồn vốn huy động thị trường 1 của SCB. Tiếp nối xu hướng giảm năm 2010 và nhu cầu vốn vào dịp Tết của khách hàng tăng cao đặc biệt là khách hàng tổ chức, tiền gửi thanh toán tiếp tục giảm vào các tháng đầu năm 2011 chỉ đến tháng 5 nguồn tiền gửi này mới bắt đầu có bước tăng trưởng khi SCB thu hút được nguồn vốn đáng kể từ các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên sự tăng trưởng nguồn tiền gửi thanh toán chỉ kéo dài hết tháng 8 và sau đó giảm rất mạnh vào các tháng cuối năm khi khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng.

Kết thúc năm hoạt động 2011 huy động tiền gửi thanh toán của SCB được 3.127 tỷ giảm 1.111 tỷ đồng so với 2010 và chỉ còn chiếm tỷ trọng 8,03% trong nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động tiền gửi thanh toán của SCB qua ba năm 2009, 2010 và 2011 đã giảm hơn 2.000 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng ngày càng ít trong tổng nguồn vốn huy động sẽ là một điểm rất bất lợi cho mục đích giảm chi phí huy động vốn của SCB.

Phát hành Giấy tờ có giá

Huy động vốn thơng qua hình thức phát hành giấy tờ có giá của SCB trong năm 2009 khơng tăng trưởng đáng kể do SCB trong năm này tập trung chủ yếu huy động qua các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm. Cuối năm 2009 phát hành giấy tờ có giá của SCB

tăng 109 tỷ so với năm 2008 nhưng tỷ trọng giảm chỉ còn 11,07% trong tổng nguồn vốn huy động.

Việc ngừng huy động thông qua hình thức phát hành giấy tờ có giá và chứng chỉ vàng khơng cịn hấp dẫn do lãi suất huy động thấp đã làm cho nguồn vốn này giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2010 chỉ còn 3.066 tỷ. Tuy nhiên vào những tháng cuối năm 2010 và năm 2011 khi tình hình huy động vốn ngày càng khó khăn hơn, SCB đã tăng cường huy động các chương trình tiền gửi thơng qua phát hành giấy tờ có giá và lãi suất chứng chỉ vàng ln được duy trì ở mức rất cạnh tranh đã giúp nguồn vốn này tăng mạnh. Cuối năm 2010 nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá và chứng chỉ vàng ở mức 8.877 tỷ đồng tăng tuyệt đối 5,121 tỷ đồng so với 2009 và nâng tỷ trọng lên trên 20% trong tổng nguồn vốn huy động.

Nguồn vốn này ngày càng tăng cao trong năm 2011 do SCB đã triển khai nhiều chương trình huy động thơng qua phát hành giấy tờ có giá và chứng chỉ tiền gửi vàng với nhiều ưu đãi và lãi suất cao nhưng mức tăng này không đủ để bù đắp nguồn vốn tiết kiệm giảm mạnh vào giai đoạn cuối năm. Phát hành giấy tờ có giá và chứng chỉ vàng của SCB cuối năm 2011 đạt 12,765 tỷ đồng chiếm tỷ trọng gần 33% trong tổng vốn huy động nhưng nguồn vốn huy động vàng tăng mạnh trong khi nhu cầu sử dụng thấp sẽ gây ra nhiều áp lực lên hoạt động kinh doanh khi chi phí trả lãi cao.

Vốn ủy thác đầu tư

Vốn ủy thác đầu tư chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn và giảm còn rất thấp trong năm 2011 do sự rút đi của các khoản vốn ủy thác đầu tư của các doanh nghiệp. Cuối năm 2011 nguồn vốn ủy thác chỉ còn 10 tỷ đồng giảm 162 tỷ so với cuối năm 2010 và giảm 358 tỷ so với thời điểm nguồn vốn huy đồng này cao nhất vào tháng 7 năm 2009.

Sau hợp nhất cơ cấu nguồn vốn của SCB khơng có nhiều thay đổi khi tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm và thanh toán vẫn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn với 74,6 %, phát hành giấy tờ có giá có tỷ trọng 25,38% và vốn ủy thác đầu tư là 0.01% trong tổng nguồn vốn.

Bảng 2.5 Số liệu huy động tiền gửi Dân cư - Tổ chức kinh tế 2009-2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ Tiêu T6-2009 T12-2009 T6-2010 T12-2010 T6-2011 T12-2011

Huy động thị trường 1 31,419 33,944 41,029 44,205 51,572 38,960

Dân cư Số dư 25,258 29,092 37,316 40,648 47,803 36,487

Tỷ trọng 80.39% 85.71% 90.95% 91.95% 92.69% 93.65%

TCKT Số dư 6,161 4,852 3,714 3,557 3,769 2,473

Tỷ trọng 19.61% 14.29% 9.05% 8.05% 7.31% 6.35%

Nguồn Báo cáo tài chính SCB

Đồ thị 2.10 Cơ cấu tiền gửi theo khách hàng 2009-2011

Nguồn tiền gửi của SCB chủ yếu huy động từ tiền gửi khách hàng cá nhân thơng qua các hình thức tiền gửi tiết kiệm và phát hành giấy tờ có giá, tiền gửi từ tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ khá ít do các sản phẩm huy động của SCB chưa thật sự thu hút được nguồn tiền gửi này.

Tiền gửi huy động từ khách hàng cá nhân của SCB tăng trưởng rất tốt từ năm 2009 đến tháng 8 năm 2011 khi tăng gấp đôi chỉ trong vòng hơn 2 năm. Sự tăng trưởng này là kết quả của quá trình tập trung thu hút nguồn vốn thông qua việc liên tục triển khai các chương trình tiền gửi hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu gửi tiền của khách hàng cá nhân. Nhưng càng về cuối năm 2011 nguồn vốn này càng giảm mạnh khi các ưu đãi về lãi suất và sản phẩm phải tạm dừng theo quy định của NHNN. Điều này đã phản ánh hoạt động huy động vốn của SCB chưa thật sự tăng về chất và tính bền vững khơng cao khi ưu thế cạnh tranh đang được xây dựng dựa trên lãi suất cao và khuyến mãi sản phẩm, SCB chưa tạo được sự tin tưởng tuyệt đối từ khách hàng. Cuối năm 2011 nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ lệ hơn 93,65% trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng so với 85,71% trong năm 2009 và 91,95% của năm 2010,

nhưng nếu xét trên nguồn vốn huy động tuyệt đối thì nguồn tiền gửi này giảm khá nhiều so với năm 2010. Huy động từ tiền gửi dân cư của SCB sau khi hợp nhất 3 ngân hàng cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động với hơn 85% và chủ yếu là nguồn tiền gửi tiết kiệm.

Nếu nguồn vốn huy động từ dân cư tăng trưởng qua các năm thì nguồn tiền gửi huy động từ tổ chức giảm liên tục cả về giá trị tuyệt đối và tương đối so với tổng nguồn vốn. Sự sụt giảm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ yếu là từ hiện trạng nền kinh tế cịn nhiều khó khăn, các tổ chức kinh tế chưa thật sự vượt qua được cuộc khủng hoảng nên nguồn vốn được tập trung toàn bộ vào đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó nguồn vốn từ tổ chức thường có xu hướng giảm mạnh vào các tháng cuối năm và đầu năm do nhu cầu sử dụng vốn của tổ chức tăng mạnh và sau đó tăng trưởng vào các tháng cịn lại nhưng chủ yếu vẫn là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi với số dư không lớn. Cuối năm 2011 nguồn vốn huy động của SCB giảm mạnh do các tổ chức liên tục rút vốn khỏi ngân hàng, chỉ còn 2.473 tỷ đồng giảm gần 1.084 tỷ so với năm 2010 và 2.379 tỷ so với năm 2009, tính tương đối nguồn vốn này chỉ còn chiếm 6,35% trên tổng nguồn vốn.

Cơ cấu nguồn vốn của SCB đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn từ dân cư, đây là vấn đề cần phải được nghiên cứu để đưa ra giải pháp thiết thực nhằm nâng cao khả năng huy động nguồn vốn từ tổ chức, từ đó đa dạng hơn cơ cấu nguồn huy động và khả năng quản trị nguồn cũng như sử dụng nguồn của ngân hàng.

Theo kỳ hạn huy động

Bảng 2.6 Số liệu huy động vốn theo kỳ hạn gửi năm 2009-2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Tiền gửi không kỳ hạn 2,790 8.22% 2,027 4.59% 1,663 4.27% Tiền gửi có KH dưới 12 T 23,462 69.12% 25,112 56.81% 27,796 71.34% Tiền gửi có KH từ 12 T 7,688 22.65% 17,066 38.61% 9,501 24.39% Huy động thị trường 1 33,944 100% 44,205 100% 38,960 100%

Đồ thị 2.11 Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn 2009-2011

Huy động của SCB có cơ cấu theo kỳ hạn bị lệch về phía các kỳ hạn ngắn và rất ngắn do tâm lý của khách hàng chỉ muốn gửi những kỳ hạn ngắn để dễ dàng rút vốn khi lãi suất có sự thay đổi hoặc có những kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn. Việc này đã gây ra khá nhiều khó khăn cho quá trình quản trị nguồn vốn của SCB.

Nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn với 1.663 tỷ tương đương 4,27% vào cuối năm 2011.

Trong ba năm 2009, 2010 và 2011 nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn. Cuối năm 2011 nguồn vốn này huy động đạt 27.796 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 71.34% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 2.684 tỷ so với 2010 và đã tăng 4.334 tỷ đồng so với năm 2009.

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng cũng có sự tăng trưởng tốt khi tăng 9.378 tý trong năm 2010 nhưng sau đó đã giảm đáng kể trong năm 2011 khi cuối năm chỉ còn 9.501 tỷ đồng tương ứng với 24,39% tổng nguồn vốn. Sự tăng trưởng nguồn vốn dài hạn là kết quả của việc triển khai huy động sản phẩm “Kỳ hạn duy nhất –Lãi suất linh hoạt” từ giữa năm 2010, nhưng thực chất đây chỉ là sự tăng trưởng trên kỳ hạn danh nghĩa còn nếu xét trên kỳ hạn thực tế nguồn vốn ngắn hạn có tỷ trọng cao hơn rất nhiều trong tổng nguồn vốn với trên 80%.

Với nguồn vốn huy động chủ yếu có kỳ hạn ngắn đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của SCB khi mà cho vay của SCB phần lớn là trung và dài hạn. Hiện trạng này đã đặt ra một thách thức rất lớn về quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng mà một minh chứng rất rõ ràng là tình trạng thiếu hụt thanh khoản tạm thời đã xảy ra vào các tháng cuối năm 2011.

Sau khi tiến hành hợp nhất và hoạt động qua 6 tháng đầu năm 2012, huy động thị trường 1 của SCB vẫn còn tập trung chủ yếu ở kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng với tỷ trọng

hơn 56% tổng nguồn vốn. Vì vậy SCB cần phải có những giải pháp tăng cường nguồn vốn huy động dài hạn để có thể bảo đảm sự cân đối trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn, tránh tình trạng thiếu hụt thanh khoản tương tự xảy ra trong tương lai.

Theo cơ cấu loại tiền

Bảng 2.7 Số liệu huy động vốn theo loại tiền năm 2009-2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

VND 27,053 79.70% 31,940 72.25% 24,598 63.14% USD-Ngoại tệ khác 3,176 9.36% 5,603 12.68% 4,244 10.89% Vàng 3,715 10.94% 6,662 15.07% 10,118 25.97% Huy động thị trường 1 33,944 100% 44,205 100% 38,960 100%

Nguồn Báo cáo tài chính SCB

Đồ thị 2.12 Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền 2009-2011

Nguồn tiền gửi của SCB được huy động từ tiền gửi VND, USD, ngoại tệ khác và vàng, trong đó tiền gửi VNĐ đóng vai trị chủ yếu do nhu cầu về sử dụng vốn VNĐ của SCB rất lớn. Giai đoạn từ 2009 đến 2011 cơ cấu nguồn giữa các loại tiền gửi này có những sự biến động nhất định do tình hình kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của SCB.

Nguồn tiền gửi VNĐ đóng vai trị quan trọng khi luôn chiếm tỷ lệ trên 60% trong tổng nguồn vốn nhưng thực trạng huy động nguồn tiền này có diễn biến phức tạp trong 3 năm 2009, 2010 và 2011. Đến cuối năm 2010 tình hình huy động VNĐ vẫn rất tốt khi tăng từ 27.053 tỷ lên 31.940 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 72,25% trong tổng nguồn vốn huy động nhưng sang năm 2011 nguồn huy động này giảm dần đến cuối năm chỉ còn

24.598 tỷ đồng tương đương với 63,14% trong tổng nguồn vốn của SCB. Sự sụt giảm tiền gửi huy động VNĐ đã tạo nên nhiều khó khăn đáng kể cho tình hình hoạt động kinh doanh của SCB đặc biệt là khả năng thanh toán bằng VNĐ.

Tiền USD và các loại ngoại tệ khác cuối năm 2011 có sự tăng trưởng tương đối so với năm 2009 nhưng mức tăng trưởng không nhiều và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn chỉ giao động từ 9% đến 12% tuỳ thời điểm. Nguồn tiền gửi USD trong năm 2011 có xu hướng giảm khi lãi suất tiền gửi thấp do SCB thực hiện tuân thủ theo các quy định của NHNN như Thông tư 09/2011/TT-NHNN và sau đó là Thơng tư 14/TT- NHNN quy định mức lãi suất tối đa bằng Đô la Mỹ của tổ chức và cá nhân tại tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 54)