Quy mô nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 46)

2.2 Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn

2.2.2Quy mô nguồn vốn huy động

Tổng nguồn vốn huy động của SCB có sự tăng trưởng liên tục qua 3 năm 2009 đến 2011 nhưng xét trên từng loại nguồn vốn huy động thì có sự biến động phức tạp trong từng thời kỳ. Năm 2009 đến 2011 là khoản thời gian rất khó khăn đối với hoạt động huy động vốn của SCB do tác động từ nhiều yếu tố như chính sách tiền tệ, các quy định của NHNN, sự cạnh tranh từ các ngân hàng, sự khan hiếm nguồn vốn trên thị trường và tác động của các yếu tố nội tại của ngân hàng.

Bảng 2.3 Nguồn vốn huy động của SCB

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 Tăng/giảm 2010 Tăng/giảm 2011 Tăng/giảm

Tổng vốn huy động 34,606 48,902 14,296 54,474 5,572 74,786 20,312 Huy động TT 1 26,830 33,944 7,114 44,205 10,261 38,960 (5,245) Tỷ trọng 77.53% 69.41% 81.15% 52.10% Huy động TT 2 7,776 11,958 4,182 9,551 (2,407) 21,540 11,989 Tỷ trọng 22.47% 24.45% 17.53% 28.80% Vay NHNN - 3,000 3,000 718 (2,282) 14,286 13,568 Tỷ trọng 0.00% 6.13% 1.32% 19.10%

Nguồn Báo cáo tài chính SCB

Tình hình huy động 6 tháng đầu năm 2009 của SCB tương đối khả quan khi kết thúc tháng 06/2009 số dư huy động thị trường 1 đạt 31.419 tỷ đồng tăng 4.589 tỷ đồng so với đầu năm. Dưới tác động mạnh của các giải pháp kích cầu của chính phủ các NHTM đẩy mạnh huy động vốn thông qua việc kéo lãi suất huy động tăng lên và triển khai nhiều sản phẩm khuyến mãi hấp dẫn đã ảnh hưởng đến huy động thị trường 1 của SCB. Nhằm thu hút nguồn vốn, SCB đã không ngừng triển khai các sản phẩm tiền gửi đa dạng và lãi suất luôn giữ được mức hấp dẫn nhất định đối với khách hàng. Bên cạnh việc tăng huy động thị trường 1, SCB đã từng bước thực hiện mục tiêu giảm huy động thị trường 2. Cuối tháng 6 năm 2009 huy động thị trường 2 của SCB chỉ còn 6.236 tỷ

đồng giảm 1.540 tỷ so với đầu năm. Kết thúc hoạt động 6 tháng đầu năm 2009 SCB đã huy động được tổng nguồn vốn là 37.654 tỷ đồng tăng 3.048 tỷ (8,81%) so với đầu năm và tăng 9.165 tỷ so với cùng kỳ năm 2008.

Đồ thị 2.6 Nguồn vốn huy động năm 2009

Giai đoạn 6 tháng cuối năm 2009, huy động thị trường 1 ngày càng khó khăn hơn, lãi suất huy động tiếp tục được các ngân hàng điều chỉnh tăng mạnh sát với mức trần nhằm thu hút vốn. Huy động vốn trong quý 3 của SCB có phần trầm lắng, tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế tăng không đáng kể. Tổng nguồn vốn của SCB đến cuối tháng 9 đạt 41.319 tỷ tăng 6.713 tỷ đồng so với đầu năm và 3.665 tỷ so với tháng 6, trong đó nguồn vốn huy động thị trường 1 đạt 31.987 tỷ chỉ tăng 568 tỷ, SCB đã phải đẩy mạnh huy động thị trường liên ngân hàng để đáp ứng vốn hoạt động lên 9.333 tỷ tăng 3.097 tỷ.

Tình hình huy động được cải thiện đáng kể trong 2 tháng 10 và tháng 11 nhưng tăng trưởng chậm trong tháng 12. Cuối tháng 11/2009, khi NHNN bắt đầu có động thái thắt chặt chính sách tiền tệ bằng việc nâng lãi suất cơ bản lên 8%, lãi suất huy động trần dưới 10,5%/năm. Chính sách này được áp dụng ngay thời điểm nhu cầu thanh khoản đang cao, dẫn đến việc cạnh tranh lãi suất của các ngân hàng càng trở nên gay gắt, các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất lên 10,49%/năm ở hầu hết các kỳ hạn. Vào thời điểm cận Tết nhu cầu vốn của doanh nghiệp và người dân tăng mạnh đã khiến huy động thị trường 1 của SCB giảm sút mạnh so với quý 3/2009 chỉ còn 33.944 tỷ đồng và huy động thị trường 2 tiếp tục tăng lên 11.958 tỷ. Đến cuối năm 2009, tổng nguồn vốn của SCB đạt 48.902 tỷ đồng tăng 14.296 tỷ đồng (41,3%) so với cuối năm 2008.

Đồ thị 2.7 Nguồn vốn huy động năm 2010

Đầu quý 1/2010 huy động thị trường 1 của SCB tăng trưởng chậm do gặp nhiều khó khăn và tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng để giữ vững thanh khoản. Cuối quý với việc triển khai tốt các chương trình khuyến mãi và chính sách ưa đãi cho khách hàng bán vàng gửi tiết kiệm, nguồn vốn huy động thị trường 1 của SCB tăng mạnh đạt 35.118 tỷ tăng 1.174 tỷ đồng so với cuối năm 2009. Với nguồn vốn từ huy động tổ chức dân cư tăng trưởng tốt giúp SCB giảm nguồn vốn huy động từ thị trường 2 và vay NHNN còn 13.551 tỷ. Tổng nguồn vốn huy động cuối tháng 3 đạt 48.670 tỷ giảm 232 tỷ so với đầu năm nhưng là một kết quả rất tốt nếu xét trên cơ cấu huy động .

Tuy tình hình huy động vốn vẫn cịn gặp nhiều khó khăn nhưng nguồn vốn huy động của SCB đã đạt được những kết quả rất khả quan trong các tháng 4, 5, 6 với tỷ lệ huy động thị trường 1 tăng cao đột biến lần lượt 2.640 tỷ, 1.774 tỷ và 1.497 tỷ so với tháng trước đó. Bên cạnh cơ chế điều hành lãi suất phù hợp, góp phần vào sự tăng trưởng nguồn vốn trong các tháng quý 2 là sự đa dạng các sản phẩm, chính sách tiền gửi hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng. Kết quả đạt được từ huy động thị trường 1 giúp giảm bớt áp lực huy động trên thị trường 2, còn 6.400 tỷ vào cuối tháng 6. Sau 6 tháng hoạt động năm 2010, SCB có tổng nguồn vốn huy động đạt 47.430 tỷ đồng giảm 1.472 tỷ (giảm 3%) so với đầu năm.

Sang quý 3 năm 2010 nguồn vốn huy động tăng với tốc độ chậm hơn, đạt 45.212 tỷ đồng trong đó nguồn vốn huy động thị trường 1 của SCB là 42.721 tỷ đồng tăng 1.692 tỷ so với cuối quý 2. Huy động từ thị trường 2 giảm 3.909 tỷ đạt 2.491 tỷ đồng vào cuối tháng 9, đây là kết quả giảm huy động liên ngân hàng tốt nhất của SCB

giai đoạn 2009-2011. Trong quý 4 năm 2010 tình hình huy động vốn bắt đầu nóng lên do nhu cầu vốn tăng mạnh, NHNN đẩy lãi suất cơ bản lên 9% đã bắt đầu cho một cuộc đua lãi suất mới gay gắt hơn trên thị trường. Lãi suất huy động của các ngân hàng không dừng lại ở mức 12 % như thỏa thuận mà đã có những ngân hàng đẩy lên 15% bằng các hình thức khuyến mãi hoặc thỏa thuận, một số ngân hàng cịn cơng khai thỏa thuận lãi suất ở mức 17 đến 18 %/năm. Do đó huy động thị trường 1 của SCB vào các tháng cuối năm 2010 tăng trưởng tương đối chậm đặc biệt vào giai đoạn tháng 12, trong khi huy động thị trường 2 lại tăng rất nhanh. Sau giai đoạn thực hiện khá tốt việc giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn thị trường 2 và vay NHNN, SCB lại bắt buộc phải tăng tỷ lệ huy động từ nguồn vốn này lên 10.269 tỷ đồng (tăng 7.778 tỷ so với cuối tháng 9 ) để đáp ứng được nhu cầu thanh khoản và vốn kinh doanh vào cuối năm. Kết thúc năm 2010 tổng nguồn vốn huy động của SCB đạt 54.474 tỷ đồng tăng 5.572 tỷ đồng (11,39%) so với cuối năm 2009.

Đồ thị 2.8 Nguồn vốn huy động năm 2011

Năm 2011, do có sự can thiệp của NHNN với việc ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011, mức lãi suất huy động đã ổn định ở mức trần 14%/năm nhưng cuộc đua cạnh tranh tiền gửi vẫn có dấu hiệu nhen nhóm bởi hầu hết các ngân hàng đều đẩy mức lãi suất lên kịch trần và hiện tượng thương lượng lãi suất với khách hàng vẫn diễn ra. Không nằm ngoài quy luật của những tháng đầu năm, thanh khoản của SCB trong các tháng đầu q 1/2011 vẫn trong tình trạng khó khăn mặc dù có sự tăng trưởng rất tốt của huy động trên thị trường 1 vào các tháng 1 và 2.

Thực hiện niêm yết lãi suất dưới 14% nhưng thực tế vẫn có nhiều ngân hàng âm thầm tiến hành các biện pháp thỏa thuận lãi suất đối với các món tiền gửi lớn, cao nhất lên đến 20%/năm. Đứng trước sức ép cạnh tranh, hoạt động huy động vốn đã gánh chịu những tác động đáng kể, đến cuối tháng 4 tổng huy động vốn từ dân cư và tổ chức của SCB giảm 2.283 tỷ so với đầu năm. Để bù đắp vào nguồn vốn thiếu hụt ngân hàng đã phải gia tăng huy động trên thị trường 2 và vay NHNN lên 17.819 tỷ đồng tăng trên 7.550 tỷ đồng so với đầu năm tiếp nối chuỗi tăng 4 tháng liên tục.

Tình hình huy động của SCB có những dấu hiệu khởi sắc qua các tháng 5, 6, 7 và 8. Trong các tháng này SCB đã triển khai một loạt các chương trình tiền gửi lớn thu hút khách hàng giúp nâng tổng huy động tiền gửi từ dân cư và tổ chức lên 55.929 tỷ đồng vào cuối tháng 8 tăng hơn 9.441 tỷ so với tháng 4 và 11.724 tỷ so với đầu năm 2011. Sự tăng trưởng tốt từ huy động thị trường 1 đã giúp SCB giảm nguồn vốn vay trên thị trường liên ngân hàng và vay NHNN còn 13.828 tỷ vào cuối tháng 8, giảm 3.559 tỷ so với cuối tháng 4. Tổng nguồn vốn huy động của SCB đến cuối tháng 8 đã đạt 69.757 tỷ tăng 15.283 tỷ so với đầu năm.

Tuy nhiên sau các tháng tăng trưởng huy động vốn liên tục, nguồn vốn huy động của SCB sụt giảm đáng kể trong các tháng tiếp theo. Nguồn vốn huy động thị trường 1 liên tục giảm qua các tháng 9, 10 và 11. Nguồn vốn huy động giảm mạnh tạo ra áp lực rất lớn lên khả năng thanh khoản cũng như cơng tác điều hành vốn của SCB. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sức hút của tiền gửi tiết kiệm ngân hàng bị sụt giảm đáng kể sau khi Chỉ thị 02/CT-NHNN được ban hành chấn chỉnh việc thực hiện quy định lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam và đô la Mỹ; SCB chậm triển khai các chương trình, sản phẩm tiền gửi khuyến mãi so với các ngân hàng khác; những thông tin bất lợi về việc tái cơ cấu, mua bán, sát nhập tạo tâm lý e ngại của khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm vào SCB.

Việc chậm chi trả đối với các món tiền gửi đã gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, lịng tin của khách hàng vào danh tiếng và thương hiệu của SCB. Đứng trước thực trạng tiền gửi bị rút liên tục và với quy mơ ngày càng tăng, ngồi việc tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, SCB đã phải tăng cường huy động trên thị trường liên ngân hàng và vay NHNN để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

Ngày 6/12/2011 NHNN đã chính thức thơng báo thông tin hợp nhất ba ngân hàng: TMCP Sài Gịn, TMCP Việt Nam Tín Nghĩa, TMCP Đệ Nhất. Thơng tin này đã

tạo tâm lý lo ngại cho người gửi tiền tại ba ngân hàng trên. Tình trạng khách hàng rút tiền ồ ạt trong các tháng trước tiếp tục diễn ra trong tháng 12 và ngày càng trầm trọng hơn đã tạo nên tình trạng thiếu hụt thanh khoản tạm thời của SCB. Nguồn vốn huy động từ thị trường 1 trong tháng 12 của SCB giảm sút mạnh chỉ còn 38.960 tỷ đồng giảm 5.245 tỷ so với đầu năm 2011, SCB đã vay NHNN 14.286 tỷ đồng và huy động từ thị trường 2 với 21.540 tỷ vào cuối năm. Kết thúc năm 2011, tổng nguồn vốn huy động của SCB là 74.786 tỷ đồng tăng 20.312 tỷ (37,29%) so với đầu năm 2011 và tăng 40.180 tỷ (116,11%) sau ba năm hoạt động nhưng cơ cấu vốn huy động có quá nhiều rủi ro từ việc phụ thuộc quá lớn vào vốn huy động từ thị trường 2 và vay NHNN.

Sau khi tiến hành hợp nhất với Ngân hàng TMCP Đệ Nhất và Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa, SCB có tổng nguồn vốn huy động hơn 128.635 tỷ đồng trong đó huy động thị trường 1 đạt 78.128 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 61% trong tổng nguồn vốn và huy động từ thị trường 2 và vay NHNN hơn 39% trên tổng nguồn vốn. Với áp lực từ việc rút tiền của khách hàng làm cho nguồn vốn huy động giảm mạnh và việc chi trả cho nguồn vốn khá lớn huy động từ thị trường 2 đến hạn, SCB bắt đầu năm hoạt động 2012 với rất nhiều khó khăn. Sau 6 tháng đầu năm 2012 nguồn vốn huy động của SCB dần ổn định khi huy động tăng trở lại trong đó chủ yếu là tăng nguồn vốn VNĐ, tăng tiền gửi dân cư và số lượng khách hàng mới tham gia các sản phẩm huy động vốn. Tuy nhiên áp lực chi trả đối với các khoản vay liên ngân hàng, vay tái cấp vốn và nguồn vốn huy động thị trường 1 vẫn cịn rất lớn. Do đó để ổn định hoạt động SCB cần có những giải pháp cụ thể giúp tăng trưởng nguồn vốn huy động, giảm huy động từ thị trường liên ngân hàng và hoàn trả nguồn tái cấp vốn của NHNN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 46)