Hệ thống kênh phân phối liên kết dọc (Vertical Marketing System – VMS)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện quản trị kênh phân phối tại đồng bằng sông cửu long của công ty TNHH bayer việt nam đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 31)

1.2 PHÂN LOẠI KÊNH PHÂN PHỐI

1.2.3.3 Hệ thống kênh phân phối liên kết dọc (Vertical Marketing System – VMS)

– VMS)

Hệ thống kênh phân phối liên kết dọc cấu thành từ các nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ hoạt động như một hệ thống đồng nhất. Một thành viên trong VMS sở hữu các thành viên khác, ký hợp đồng với họ hoặc nắm giữ nhiều quyền lực tới mức tất cả đều phải hợp tác. Thành viên này có thể là nhà sản xuất, nhà bán buôn hoặc nhà bán lẻ.

Hệ thống kênh phân phối này tồn tại dưới ba dạng VMS chính: doanh nghiệp, theo hợp đồng và được quản lý. Mỗi dạng sử dụng những phương thức khác nhau để thiết lập quyền lãnh đạo và quyền lực trong hệ thống.

Kênh VMS doanh nghiệp: hợp nhất các bước liền nhau của hoạt động sản xuất và

phân phối dưới một quyền sở hữu duy nhất. Sự phối hợp và việc giải quyết mâu thuẫn đạt được thông qua những cách tổ chức thông thường.

Nhà sản xuất Nhà bán sỉ Nhà bán lẻ Ngƣời tiêu dùng Nhà sản xuất Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Ngƣời tiêu dùng

Kênh VMS theo hợp đồng: cấu thành từ các doanh nghiệp độc lập nằm ở các tầng

khác nhau của quá trình sản xuất và phân phối. Họ liên kết với nhau thông qua các hợp đồng ký kết nhằm đạt được sức ảnh hưởng kinh tế hoặc kinh doanh tốt hơn so với khi hoạt động riêng lẻ. Các thành viên trong hệ thống này hợp tác với nhau và quản lý mâu thuẫn thông qua những thỏa thuận hợp đồng.

Có 3 dạng hệ thống kênh VMS theo hợp đồng khác nhau:

Chuỗi bán lẻ được nhà bán buôn đảm bảo: đây là những kênh phân phối

trong đó có một nhà bán bn phát triển quan hệ hợp đồng với những nhà bán lẻ độc lập nhỏ, nhằm tiêu chuẩn hóa hoạt động bán hàng, các chương trình quảng bá sản phẩm và quản lý tồn kho.Với hình thức này, kênh có thể đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô và giảm giá theo khối lượng mua để cạnh tranh với các cửa hàng bán lẻ có quy mơ lớn.

Các tổ chức hợp tác bán lẻ: xuất hiện khi các nhà bán lẻ độc lập quy mô nhỏ

lập ra một tổ chức chung để thực hiện chức năng bán buôn.

Kênh nhượng quyền kinh doanh: Người chủ quyền sở hữu hàng hóa, dịch

vụ, nhãn hiệu, uy tín, hình ảnh, kinh nghiệm…sẽ ký hợp đồng với người nhận quyền, cho phép người này được độc quyền sử dụng những thứ mà người chủ quyền sở hữu trong kinh doanh trên một khu vực thị trường nhất định. Phát triển các hệ thống phân phối theo hợp đồng nhượng quyền kinh doanh mang lại sức mạnh quản lý và điều hành kênh, tăng hiệu quả hoạt động của kênh.

Kênh VMS đƣợc quản lý: Kênh phân phối này khơng có sự ràng buộc bằng hợp

đồng hay bất cứ sự phụ thuộc nào từ nhà cung cấp. Quan hệ phụ thuộc chỉ dựa vào thế mạnh của một thành viên có khả năng chi phối các thành viên khác hoặc thơng qua việc chia sẻ lợi ích cho các thành viên tham gia trong kênh.

Hình 1.5: Các dạng hệ thống kênh phân phối liên kết dọc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện quản trị kênh phân phối tại đồng bằng sông cửu long của công ty TNHH bayer việt nam đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)