Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 34 - 38)

6. Kết cấu luận văn

1.4. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trên

giới

1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Citibank Việt Nam

Citibank là một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam, ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng gồm dịch vụ ngân hàng cho các công ty đa quốc gia, dịch vụ ngân hàng đầu tư, các dịch vụ giao dịch thương mại, quản lý tiền mặt…Citibank kết hợp cả thế mạnh về kinh nghiệm quản lý, nguồn lực, tài chính mạnh để đưa ra các sản phẩm có tính sáng tạo cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng tại Việt Nam và những khách hàng đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

Citibank là ngân hàng đầu tiên cung cấp các dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Việt Nam từ năm 2001. Citibank nhận giải thưởng ngân hàng có nền tảng dịch vụ trực tuyến tốt nhất vào năm 2008 và Citibank Việt Nam nhận được giải thưởng “Ngân hàng thương mại nước ngoài tốt nhất Việt Nam 2013 - Best Foreign Com- mercial Bank” do FinanceAsia bình chọn [20]. Khách hàng của Citibank có thể truy cập và tiếp cận dịch vụ của ngân hàng 24h trong ngày và 7 ngày trong tuần trên in- ternet thông qua Citibank Online là hệ thống dịch vụ ngân hàng trực tuyến và thông qua Citiphone là hệ thống dịch vụ ngân hàng qua điện thoại. Các sản phẩm dịch vụ

ngân hàng của Citibank được thiết kế đặc biệt để cung cấp các nguồn lực quản lý tồn diện tình hình tài chính và các giải pháp ưu việt cho khách hàng và chủ tài khoản của Citibank.

1.4.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của HSBC Việt Nam

HSBC rất quan tâm đến việc đầu tư vào phát triển công nghệ thông tin ứng dụng trong mở rộng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đối với HSBC cơng nghệ là chìa khóa để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, HSBC đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển công nghệ thông tin, tổ chức hoạt động theo mảng khách hàng và sản phẩm dịch vụ cung cấp.

HSBC Việt Nam có chính sách chăm sóc khách hàng rất tốt thơng qua Trung tâm dịch vụ khách hàng, đây là kênh bán hàng và chăm sóc khách hàng rất tốt của HSBC. Khi khách hàng gọi điện đến tổng đài của trung tâm dịch vụ khách hàng sẽ được tư vấn, giới thiệu các sản phẩm tiện ích và giải đáp nhanh thơng tin liên quan đến sử dụng sản phẩm dịch vụ của HSBC. Ngoài ra, HSBC có hệ thống các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng cơng nghệ thơng tin hiện đại như mở thẻ tín dụng, thanh toán, chuyển tiền…Một sản phẩm rất được HSBC Việt Nam tập trung phát triển mạnh trong thời gian qua là cho vay thơng qua phát hành thẻ tín dụng tập trung vào khách hàng có thu nhập cao, tình hình tài chính lành mạnh.

Với những thành công trên HSBC Việt Nam đã nhận được những giải thưởng uy tín như: Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2014 trong cuộc bình chọn của tạp chí The Asset, Ngân hàng trực tuyến dành cho khách hàng cá nhân tốt nhất Việt Nam 2009, 2010 do Global Finance bình chọn. Ngân hàng nước ngồi tốt nhất Việt Nam 6 năm liền (2006-2012).[22]

1.4.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ANZ Việt Nam

ANZ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến phát triển văn hóa doanh nghiệp nhằm xây dựng văn hóa đầy tính sơi động, nhiệt huyết và đề cao hiệu quả, theo đó các giá trị của ANZ là nền tảng cho những hành động với phương chăm hoạt động luôn hướng tới khách hàng và vì khách hàng. Chìa khóa thành cơng của ANZ Việt Nam là cam kết đào tạo nhân viên bản địa về dịch vụ ngân hàng thân thiện, chuyên

nghiệp và ANZ là ngân hàng được đánh giá rất tốt về sự hài lòng của khách hàng. Trên nền tảng kinh nghiệm tại khu vực và thị trường bản địa nhân viên ANZ hiểu được nhu cầu cũng như khó khăn của khách hàng để có thể tư vấn, giúp đỡ khách hàng về các dịch vụ tài chính.

Định hướng phát triển của ANZ tại thị trường Việt Nam là ngân hàng đứng hàng đầu trong các lĩnh vực: giao dịch ngân hàng, tài chính, quản lý tiền mặt, thẻ tín dụng. Ngồi việc cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt hơn, ANZ Việt Nam nỗ lực kết nối khách hàng với nhau nhằm mang lại cho khách hàng cơ hội kinh doanh để tạo ra nguồn thu mới.

Với mục tiêu mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng ANZ Việt Nam đã nhận được những giải thưởng sau: Giải thưởng "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Viêt Nam" trong hạng mục Giải thưởng dành cho các Dịch vụ tài chính bán lẻ quốc tế xuất sắc năm 2013 của tạp chí Asian Banker. Giải thưởng “Dẫn đầu về kích hoạt thẻ” trong chuỗi giải thưởng The Visa Vietnam Bank Award 2013.[21]

1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng nước ngoại tại Việt Nam như ANZ, HSBC, Citibank có thể rút ra các bài học kinh nghiệm quý giá cho các NHTM Việt Nam như sau:

- Một là, các NHTM Việt Nam cần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, luôn coi trọng việc xác định đúng nhu cầu khách hàng và đáp ứng nhanh nhu cầu đó là yếu tố quyết định sự thành cơng, phát triển của NHTM.

- Hai là, xây dựng thương hiệu ngân hàng là vấn đề rất quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Một thương hiệu mạnh đồng nghĩa với uy tín của ngân hàng được nâng cao đối với khách hàng và đối tác. Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu là quá trình đầu tư lâu dài và phụ thuộc nhiều vào năng lực, qui mơ của chính ngân hàng.

- Ba là, đầu tư công nghệ là yếu tố rất quan trọng dẫn đến sự thành công của NHTM bởi công nghệ liên quan chặt chẽ đến chất lượng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Vì vậy, các NHTM Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại vào phát triển sản phẩm dịch vụ nhằm tăng hiệu quả hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1 trình bày một số khái niệm về cạnh tranh, khả năng cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của NHTM qua đó cũng nêu lên những đặc điểm cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và tổng hợp một số yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của một ngân hàng.

Đồng thời, trong chương 1 tác giả sử dụng mơ hình đánh giá yếu tố nội bộ bên trong của Thompson-Strickland để đánh giá năng lực cạnh tranh của VNCB- CNSG. Để triển khai đo lường năng lực cạnh tranh của VNCB-CNSG có 2 việc rất quan trọng là: 1/ Xác định các trọng số của các yếu tố năng lực cạnh tranh của VNCB-CNSG; 2/ Đo lường năng lực cạnh tranh của VNCB-CNSG. Đối tượng khảo sát là CBNV và khách hàng của VNCB-CNSG. Từ kết quả khảo sát sẽ xây dựng được ma trận năng lực cạnh tranh của VNCB-CNSG. Đây là cơ sở để tác giả phân tích, đánh giá, kết luận về thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam chi nhánh Sài Gòn ở chương tiếp theo.

Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP XÂY DỰNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÀI GÒN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)