Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 38 - 41)

6. Kết cấu luận văn

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VNCB

Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam (VNCB) tiền thân là ngân hàng TMCP Đại Tín (TRUSTBank), chính thức được thành lập vào năm 1989, với tên gọi là Ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến, là ngân hàng cổ phần đầu tiên của tỉnh Long An và được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0047/NH-GP ngày 29/12/1993.

Năm 2007 ngân hàng đã được Ngân hàng nhà nước chấp thuận chính thức chuyển đổi mơ hình hoạt động thành Ngân hàng TMCP đô thị và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank.

Ngày 25/10/2010, vốn điều lệ của VNCB đạt 3000 tỷ đồng, VNCB đã có mặt tại hơn 12 tỉnh thành trên cả nước với 1 hội sở, 1 sở giao dịch, 21 chi nhánh và hơn 89 phòng giao dịch và khoảng 1500 nhân viên.

Theo Quyết định số 1161/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 23/05/2013, Ngân hàng TMCP Đại Tín chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam từ tháng 06/2013.

Từ ngày 30/06/2011 vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam chính thức đạt 5.000 tỷ đồng. Kể từ ngày 26/12/2013, vốn điều lệ của VNCB đạt 7.500 tỷ đồng.

2.1.2. Giới thiệu về VNCB – CNSG

Quá trình hình thành và phát triển của VNCB-CNSG

Ngày 27/06/2008 VNCB - CNSG được chính thức khai trương chi nhánh Sài Gòn, trụ sở đặt tại: 426 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Chi nhánh Sài Gòn là chi nhánh đầu tiên của VNCB tại TP. Hồ Chí Minh và thành lập sau Chi nhánh Hà Nội và Chi nhánh Long An.

Qua hơn 6 năm hoạt động, hiện nay VNCB-CNSG đã thành lập được 22 phòng giao dịch, ngân hàng thực sự là chỗ dựa vững chắc, là nơi đáng tin cậy, là người bạn đồng hành của các doanh nghiệp.

Nguồn : Phịng Hành chính-Tổ chức VNCB-CNSG

Hình 2-1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VNCB-CNSG

VNCB-CNSG là một đơn vị phụ thuộc, hoạt động theo điều lệ và tổ chức của VNCB có mơ hình tổ chức như hình 2-1. Với chức năng và nhiệm vụ của từng phòng, sau hơn 6 năm hoạt động VNCB-CNSG luôn phát triển đúng hướng góp phần rất lớn vào sự phát triển của VNCB.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của VNCB-CNSG từ 2010-2013

Dưới đây là bảng số liệu tăng trưởng hoạt động kinh doanh của VNCB- CNSG từ 2010-2013.

Bảng 2-1: Số liệu tăng trưởng của VNCB-CNSG từ năm 2010-2013

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng tài sản 9.355 7.026 7.265 13.656

Cho vay và cho thuê tài chính 7.097 6.608 7.179 12.372

Tiền gửi khách hàng 3.316 3.773 5.155 13.211

Lợi nhuận trước thuế 247,86 305,35 (42,71) (26,05)

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính VNCB-CNSG năm 2010-2013

Tổng tài sản của chi nhánh đến ngày 31/12/2013 đạt 13.656 tỷ đồng, tăng 6.391 tỷ đồng so với năm 2012 tăng 87,97%, trong đó tài sản có sinh lời như cho

BAN GIÁM ĐỐC PHỊNG KẾ TỐN BỘ PHẬN THẨM ĐỊNH BỘ PHẬN IT PHÒNG KINH DO- ANH PHỊNG HC-TC KẾ TỐN

NỘI BỘ GIAO DỊCH KẾ TỐN

BỘ PHẬN TÍN DỤNG BỘ PHẬN NGUỒN VỐN PHÒNG NGÂN QUỸ 22 PHÒNG GIAO DỊCH

vay và cho thuê tài chính là 12.372 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng hơn 90,59% trong tổng tài sản.

Trong tình hình khó khăn, cạnh tranh gay gắt về huy động vốn năm 2013, VNCB-CNSG triển khai nhiều chương trình, sản phẩm huy động vốn và thực hiện các đợt vận động CBNV thực hiện huy động vốn, do vậy số dư huy động tiền gửi khách hàng tăng trưởng rất mạnh so với năm 2012. Số dư tiền gửi khách hàng đến ngày 31/12/2013 đạt 13.211 tỷ đồng so với năm 2012 là 5.155 tỷ đồng, tăng 8.056 tỷ đồng, tăng hơn 156% so với năm 2012.

Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đến ngày 31/12/2013 đạt 12.372 tỷ đồng tăng 5193 tỷ đồng (+72,34%) so với năm 2012 là 7.179 tỷ đồng.

Lợi nhuận chi nhánh năm 2011 đạt 305,35 tỷ đồng tăng 57,49 tỷ so với năm 2010 (+23,19%). Nhưng lợi nhuận 2012 và 2013 lỗ lần lượt là 42,71 và 26,05 tỷ đồng. Năm 2012 và năm 2013 là 2 năm với nhiều khó khăn nên làm cho ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của VNCB-CNSG nhưng với sự nỗ lực của ban giám đốc cùng tồn thể CBNV chi nhánh đã duy trì hoạt động ổn định, tạo niềm tin với khách hàng.

Thu nhập: doanh thu tăng bình quân là 29,57%, tuy nhiên năm 2013 đạt mức doanh thu là 1.916 tỷ đồng giảm 51 tỷ so với năm 2012 (-7,26%). Hoạt động của VNCB-CNSG phụ thuộc rất lớn vào tín dụng khi tỷ lệ thu lãi cho vay và thu khác từ hoạt động tín dụng năm 2012 là 99,69% và năm 2013 là 99,58% tổng thu nhập, hiện nay chi nhánh hướng tới mục tiêu là tăng trưởng thu dịch vụ đạt 3%/tổng thu nhập vào năm 2020 và hướng tới nâng dần tỷ lệ này lên.

Chi phí: tương tự như doanh thu, chi phí bình qn tăng rất cao 43,91%, cao hơn mức tăng trưởng thu nhập tới 14,34% là nguyên nhân chủ yếu làm cho lợi nhuận chi nhánh năm 2012, 2013 lỗ khá nhiều.

Chi phí trả lãi tiền gửi của khách hàng (35%), chi phí khác cho hoạt động tín dụng(44,8%) và chi phí dự phịng(12,7%) là 3 loại chi phí chủ yếu trong cơ cấu chi phí của chi nhánh. Chi phí trả lãi tiền gửi khách hàng tăng bình quân rất cao 59,81%, đặc biệt năm 2013 tăng 103,3% .Chi phí khác cho hoạt động tín dụng tăng

bình quân 34,36%, tuy nhiên năm 2013 chi phí này giảm khá mạnh 48%. Và đặc biệt chi phí dự phịng rủi ro của chi nhánh tăng rất khủng khiếp khi năm 2010 chỉ hơn 40 tỷ nhưng đến năm 2013 đã lên đến hơn 392 tỷ đồng, tăng gần 10 lần. Qua phân tích trên thì hoạt động kinh doanh của chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn và cần có những biện pháp để giảm chi phí đặc biệt là chi phí cho hoạt động tín dụng và chi phí dự phịng rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)