Các bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu mơ hình Quỹ đầu tư phát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

1.4. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT

1.4.2. Các bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu mơ hình Quỹ đầu tư phát

phát triển của các nước

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển mơ hình Quỹ đầu tư phát triển của các nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, khơng có mơ hình cứng nhắc cho các Quỹ đầu tư phát triển. Trong các mơ

hình hiện đang được áp dụng, khơng thể nói mơ hình nào có ưu thế hơn. Có thể nhận thấy rõ một điểm nổi bật qua tham khảo mơ hình Quỹ đầu tư phát triển của các nước là đối với các thị trường lâu đời, các mơ hình đều hình thành từ ban đầu tuy hình thái Quỹ của từng thị trường phát triển cũng khơng hồn tồn giống nhau. Việc áp dụng mơ hình Quỹ nào phụ thuộc vào điều kiện và môi trường phát triển cũng như hệ thống pháp luật của từng nước khác nhau. Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, việc áp dụng nhiều mơ hình Quỹ đầu tư phát triển góp phần tạo ra cơ chế hình thành và phát triển các Quỹ đầu tư phát triển một cách linh hoạt, tạo ra sự cạnh tranh giữa các định chế đầu tư nhằm cung cấp cho khách hàng các sản phẩm đầu tư đa dạng. Đồng thời thích ứng với sự biến động khơng ngừng của thị trường tài chính trong khuynh hướng tự do hố và tồn cầu hố.

Một đặc điểm về hình thái ban đầu của Quỹ đầu tư phát triển của tất cả các nước là các Quỹ đầu tư phát triển dạng đóng được hình thành và phát triển trước các Quỹ đầu tư phát triển dạng mở. Điều này có thể lý giải do cơ cấu vốn ổn định của các Quỹ đầu tư phát triển dạng đóng giúp cho các tổ chức quản lý Quỹ chủ động trong việc đầu tư mang tính dài hạn trong điều kiện ban đầu khi kinh nghiệm đầu tư chuyên nghiệp chưa nhiều.

Hai là, có thể thấy rằng tại tất cả các nước, hoạt động của mơ hình các Quỹ đầu tư

phát triển đều có hệ thống văn bản pháp lý khá hoàn chỉnh và ở cấp độ luật để điều chỉnh. Vấn đề cốt lõi trong mục đích điều chỉnh loại hình định chế này của hệ thống pháp luật các nước chính là tính chất đại chúng của việc phát hành và việc bảo vệ quyền lợi của người uỷ thác tiền là những người đầu tư vào Quỹ. Vì vậy, pháp luật liên quan trong lĩnh vực này đưa ra các quy định nhằm ngăn chặn những người khơng có trách nhiệm, khơng đủ các tiêu chí theo u cầu của pháp luật được tham gia quản lý Quỹ đầu tư phát triển; phân định chức năng tiến hành đầu tư với chức năng giám sát hay quản lý hoạt động đầu tư, giúp cho người đầu tư có được hệ thống bảo đảm an toàn các khoản đầu tư của mình, tránh tình trạng móc ngoặc, vụ lợi của nhà quản lý Quỹ phương hại tới công chúng đầu tư; quy định các giới hạn đầu tư giảm thiểu rủi ro cho Quỹ; các phương thức tính thu nhập và định giá tài sản không minh bạch việc phát hành. Cũng vì bản chất đặc biệt của loại hình này, bất kỳ thị trường nào từ thị trường phát triển tới các thị trường mới nổi, nhà nước đều có sự kiểm sốt chặt chẽ hoạt động của các Quỹ đầu tư phát triển.

Ba là, khuyến khích đa dạng hố danh mục đầu tư. Các Quỹ đầu tư phát triển ln

được khuyến khích đầu tư vào nhiều các loại hình cơng cụ và tài sản tài chính khác nhau nhằm phân tán rủi ro. Phương thức đầu tư đa dạng cũng tạo điều kiện để thoả mãn tốt hơn mục tiêu đầu tư của từng loại chủ thể đầu tư trong nền kinh tế như: Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư cá nhân,...

Bốn là, một vấn đề cũng khơng kém quan trọng là cùng với việc hình thành và phát triển của các Quỹ đầu tư phát triển, cần có sự quan tâm đúng mức đến việc đào tạo

nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp quản lý Quỹ đầu tư. Ngoài việc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, cần có các quy định chặt chẽ không chỉ về mặt kỹ năng chuyên môn mà cần chú trọng đến khía cạnh đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên quản lý Quỹ đầu tư phát triển để đảm bảo tính cơng khai, cơng bằng trong quá trình kinh doanh cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đề cập đến những lý thuyết liên quan đến Quỹ ĐTPT địa phương từ khái niệm, đặc điểm và phạm vi hoạt động cũng như điều kiện tiền đề để Quỹ ĐTPT địa phương phát triển. Bên cạnh đó luận văn cũng tìm hiểu thêm một số mơ hình phát triển Quỹ ĐTPT ở một số nước trên thế giới, qua đó rút ra được một vài kinh nghiệm trong qua trình hình thành và phát triển Quỹ ĐTPT.

Trên nền tảng lý thuyết được nêu trong chương này sẽ tạo cơ sở về mặt lý luận cho tác giả trong quá trình nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động của các Quỹ, qua đó thấy được những thành tựu, tìm ra các nguyên nhân, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương để làm cơ sở đề xuất hệ thống các giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho các Quỹ ĐTPT địa phương ở nước ta hiện nay.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)