Các hoạt động khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 50)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐTPT ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT

2.2.4 Các hoạt động khác

2.2.4.1 Hoạt động thoát vốn

Do quy mơ vốn của hầu hết các Quỹ cịn nhỏ, thời hạn thu hồi vốn các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật thường kéo dài, do đó để đẩy nhanh tốc độ quay vịng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phân tán rủi ro, khắc phục các hạn chế sai lệch về kỳ hạn giữa nguồn huy động được với nguồn cho vay, giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn huy động, các Quỹ đã triển khai hoạt động “thốt vốn” thơng qua việc chuyển nhượng các dự án đầu tư. Hiện nay, một số Quỹ đang thực hiện thốt vốn thơng qua các hình thức đầu tư BOT, BT hay chuyển nhượng quyền đầu tư, quyền khai thác các dự án.. Tuy nhiên, mức độ thốt vốn chưa được nhiều, quy mơ triển khai trong phạm vi hẹp và chỉ thực hiện được ở một số Quỹ như Quỹ TP.HCM, Quỹ Đồng Nai, Quỹ Tiền Giang,

Một số hoạt động thốt vốn điển hình như Quỹ Tiền Giang chuyển nhượng phần vốn nhà nước tại Công ty liên doanh TNHH may xuất khẩu Việt Tân, tham gia góp vốn thành lập và rút vốn tại Công ty cổ phần may Công Tiến; Quỹ ĐTPT đô thị thành phố Hồ Chí Minh, thơng qua việc sáng lập công ty cổ phần hạ tầng (CII) đã huy động được một lượng vốn rất lớn từ công chúng để mua lại quyền khai thác đường Hùng Vương từ Thành phố Hồ Chí Minh; Quỹ ĐTPT Đồng Nai đã hợp tác với Cơng ty Cơng trình giao thơng vận tải Đồng Nai để đầu tư xây dựng cơng trình hạ tầng kỹ thuật và kinh doanh nhà ở và đất ở tại phường Bửu Long Tp Biên Hòa…

2.2.4.2. Quản lý vốn uỷ thác

Tính đến 12/2010, trong tổng số 27 Quỹ ĐTPT địa phương hiện có, chỉ có 13 Quỹ thực hiện quản lý nguồn vốn uỷ thác từ Ngân sách địa phương và nguồn vốn khác. Trước năm 2007 trung bình số vốn uỷ thác qua Quỹ chỉ đạt khoảng 518 tỷ đồng/năm; và đặc biệt sau khi Nghị định 138/2007/NĐ-CP ra đời đến nay, mức trung bình đạt 1.884 tỷ đồng gấp gần 4 lần so với giai đoạn 1997-2006.

Tuy nhiên, như các hoạt động khác, hoạt động quản lý vốn uỷ thác cũng chỉ chủ yếu tập trung vào một số Quỹ có năng lực tài chính và hoạt động đa dạng như Quỹ TP.HCM, Quỹ Hà Nội, Quỹ Bình Dương, Đồng Tháp.

Đồ thị 2.9: Kết quả giải ngân vốn uỷ thác của các Quỹ giai đoạn 1997-2011

ĐVT: tỷ đồng 238 380 218 237 142 194 309 1,126 1,364 976 1,284 1,701 2,474 2,078 2,143 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Việc quản lý vốn uỷ thác của các Quỹ nêu trên chủ yếu được thực hiện đối với nguồn vốn từ ngân sách địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu của địa phương như: chương trình mía đường, chương trình hạ tầng, cụm tuyến dân cư, kiên cố hố kênh mương, giao thơng nơng thơn; riêng Quỹ TP. Hồ Chí Minh thực hiện thêm việc quản lý vốn uỷ thác từ Quỹ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Quỹ Phát triển khoa học công nghệ, Quỹ Hỗ trợ phát triển nhân lực công nghệ thông tin hay quỹ xoay vòng của thành phố; Quỹ Đồng Nai thực hiện quản lý vốn uỷ thác từ Quỹ Bảo vệ môi trường Đồng Nai....

2.2.4.3. Hoạt động tư vấn tài chính

Dịch vụ tư vấn tài chính hiện mới chỉ được triển khai thực hiện đối với Quỹ TP.Hồ Chí Minh, Quỹ Đồng Nai, Quỹ Bình Dương và Quỹ Đà Nẵng, trong đó Quỹ ĐTPT Đồng Nai đã liên kết với công ty Tư vấn thiết kế xây dựng tỉnh Đồng Nai để thành lập riêng một công ty Tư vấn đầu tư, Quỹ Bình Dương góp 40% vốn điều lệ thành lập Công ty tư vấn, Quỹ Đà Nẵng tham gia góp 60% vốn điều lệ Cơng ty TNHH thẩm định giá và dịch vụ tài chính.

Tuy nhiên, hoạt động tư vấn đầu tư thời gian qua của các Quỹ ĐTPT còn nhiều hạn chế, phạm vi tư vấn còn hẹp, chủ yếu là tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn cổ phần hoá, tư vấn dàn xếp vốn cho các dự án đầu tư, tư vấn thẩm định giá...

2.2.4.4. Hoạt động huy động vốn cho chính quyền địa phương

Trước khi Quỹ ĐTPT ra đời, việc phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương thường được UBND tỉnh, thành phố uỷ quyền cho Kho bạc nhà nước hoặc các tổ chức, tài chính trên địa bàn tổ chức triển khai thực hiện. Tuy nhiên, với vai trị là cơng cụ tài chính riêng của chính quyền địa phương, một số Quỹ hoạt động hiệu quả, năng lực tài chính cao đã được UBND tỉnh, thành phố tin tưởng giao phó uỷ quyền thực hiện việc phát hành trái phiếu, điển hình là TP.HCM, Hà Nội và Đồng Nai.

Đến nay chi có 3 Quỹ thực hiện ủy thác phát hành trái phiếu chính quyền địa phương là TP.HCM, Hà Nội và Đồng Nai với tổng nguồn huy động là 13.376 tỷ đồng,

trong đó TP.HCM là 11.540 tỷ đồng, Hà Nội là 1.593 tỷ đồng, Đồng Nai là 243 tỷ đồng.

Bảng 2.7: Kết quả ủy thác phát hành trái phiếu chính quyền địa phương

ĐVT: tỷ đồng

Quỹ Khối lượng phát hành Năm phát hành

TP.Hồ Chí Minh 11.540 2003-2007, 2009

Hà Nội 1.593 2005-2006

Đồng Nai 243 2004-2005

Tổng số 13.367

Nguồn: Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính

Việc phát hành trái phiếu đã mở ra một kênh mới cho chính quyền các địa phương trong việc huy động thêm nguồn vốn để đầu tư và sớm hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng các dự án, đặc biệt là các dự án quan trọng, có tác động lớn đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương đã tạo điều kiện phát triển thị trường vốn trong nước, cung cấp thêm cơng cụ đầu tư an tồn trong danh mục đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

2.2.5 Hiệu quả tài chính của các Quỹ ĐTPT địa phương

Đồ thị 2.10: Hiệu quả tài chính của các Quỹ giai đoạn 1997-2011

Đơn vị: Tỷ đồng 0 200 400 600 800 1000 Tổng thu nhập 11.64 36.74 54.19 49.08 58.73 110.7 162.4 205.4 270.9 450.3 531.3 602.2 760.5 864.1 944.4 Tổng chi phí 2.05 4.39 15.88 17.14 12.56 43.8 68.29 87.27 120.1 279.8 247.7 253.4 245.9 246.2 268.4 Lợi nhuận 9.6 3.2 8.35 11.12 16.53 29.32 37.11 41.85 148.4 167.1 283.5 348.8 514.7 617.9 676 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Các Quỹ được thành lập nhằm mục tiêu vừa thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vừa thực hiên mục tiêu gia tăng giá trị vốn cho chủ sở hữu và giảm tính chất bao cấp trong hoạt động. Vì vậy hiệu quả tài chính của các Quỹ đạt không cao, tuy nhiên cũng đảm bảo hoạt động có hiệu quả tài chính, bảo tồn vốn góp phần gia tăng giá trị vốn qua quá trình hoạt động

Căn cứ đồ thị thể hiện hiệu quả tài chính của các Quỹ ĐTPT địa phương thấy về cơ bản tổng thu nhâp, chi phí và lợi nhuận tỷ lệ thuận với nhau và tăng mạnh trong các năm trở lại đây. Tổng thu nhập năm 1997 mới có 11,64 tỷ đồng và lợi nhuận 9,6 tỷ đồng, năm 2006 đạt 450,26 tỷ đồng thu nhập và 170,5 tỷ đồng lợi nhuận, tăng gần 18 lần so với năm 1997 và đến năm 2011, sau 5 năm kể từ khi Nghị định 138/2007/NĐ- CP ra đời, hiệu quả tài chính của các Quỹ ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, đạt doanh thu 944.4 tỷ đồng và lợi nhuận là 676 tỷ, gấp 4 lần so với năm 2006. Nếu so mức lợi nhuận trung bình/năm giai đoạn 1997-2006 đạt 76 tỷ đồng thì giai đoạn 2007 -2011, mức lợi nhuận tăng trên 5 lần, đạt 456 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những Quỹ hoạt động hiệu quả do có thời gian hoạt động lâu dài, có lợi thế về thị trường và khách hàng nên ít bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thối kinh tế trong và ngồi nước, một số Quỹ có quy mơ hoạt động nhỏ hoặc gặp nhiều khó khăn trong hoạt động như Đồng Tháp, ĐăkLăk, Hải Dương, Khánh Hồ, Ninh Bình, Hải Phịng lợi nhuận đều sụt giảm sút từ 10% đến gần 40%.

2.3 ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU, TỒN TẠI, HẠN CHẾ CỦA CÁC QUỸ ĐTPT ĐỊA PHƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG ĐTPT ĐỊA PHƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG

2.3.1 Kết quả đạt được

Từ thực tiễn triển khai hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương cho thấy đây là một chủ trương đúng; cho phép giải quyết đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Sự tồn tại và phát triển của hệ thống Quỹ ĐTPT địa phương đã đạt được một số kết quả sau

Thứ nhất, sự ra đời của các Quỹ ĐTPT đã tạo tiền đề cho việc chuyển hoá một

phần hoạt động đầu tư của Nhà nước sang cho toàn xã hội nhằm thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào các dự án, chương trình quan trọng, những dự án khơng có khả năng thu hồi vốn, hoặc những dự án phục vụ lợi ích cộng đồng. Đối với các dự án, chương trình gắn liền với kinh tế xã hội theo địa bàn và có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thì việc đầu tư sẽ được xã hội hố thơng qua các kênh khác nhau, trong đó có kênh Quỹ ĐTPT.

Thứ hai, là cơng cụ cho chính quyền địa phương để huy động các nguồn lực tài

chính phục vụ cho mục tiêu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã được Hội đồng Nhân dân phê chuẩn.

Thứ ba, vốn của Quỹ ĐTPT đã phát huy tác dụng là nguồn vốn mồi để huy động

các nguồn vốn khác từ mọi thành phần kinh tế trong xã hội, tạo nên động lực mới để thu hút các nguồn lực tài chính trên địa bàn cùng tham gia đầu tư. Góp phần phát triển hệt hống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp dân cư.

Thứ tư, việc kết hợp nhiều nguồn vốn khác nhau cho phép đảm bảo khả năng tài

chính, thúc đẩy tiến độ thực hiện các cơng trình, dự án. Hoạt động của Quỹ đã bổ trợ cho các kênh đầu tư khác hiện có và tạo nên một mạng lưới đầu tư hồn chỉnh trên địa bàn các tỉnh, thành phố.

Thứ năm, hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương đã từng bước tiếp cận với

coc hế thị trường, hình thành thêm một định chế trung gian tài chính mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước.

2.3.2 Những tồn tại hạn chế 2.3.2.1 Về cơ sở pháp lý: 2.3.2.1 Về cơ sở pháp lý:

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động của các Quỹ như Thông tư số

139/2007/TT-BTC ngày 29/11/2007 về cơ chế quản lý tài chính và thơng tư 49/2009/TT-BTC ngày 12/3/2009 hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng đối với Quỹ ĐTPT địa phương.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện theo quy định nêu trên cịn nhiều khó khăn, nhiều quy định cịn khơng cụ thể, rõ ràng và bó hẹp phạm vi hoạt động như các quy định về đối tượng cho vay, đầu tư trực tiếp; quy trình phê duyệt danh mục đầu tư hàng năm cũng như bổ sung trong năm; lãi suất; thẩm quyền quyết định đầu tư, cho vay; về mơ hình tổ chức, hoạt động; về cơ chế tiền lương, thưởng chưa phù hợp….

2.3.2.2 Về tổ chức bộ máy, mơ hình hoạt động, nguồn nhân lực

Theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 thì đến năm 2010, các Quỹ ĐTPT địa phương phải hồn thành việc chuyển đổi mơ hình hoạt động theo mơ hình độc lập nhưng vẫn cịn một số Quỹ hoạt động theo mơ hình kiêm nhiệm. Nguyên nhân chủ yếu là chất lượng nguồn nhân lực còn yếu, thiếu; kế hoạch, chiến lược tuyển dụng cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên quản cho Quỹ còn chưa rõ ràng, nguồn cung cấp nhân lực không đảm bảo theo yêu cầu do phải cạnh tranh gay gắt với các tổ chức, tín dụng, ngân hàng trên địa bàn trong việc thu hút các nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nghị định 138/2007/NĐ-CP quy định: Quỹ ĐTP địa phương là một tổ chức tài chính Nhà nước, tuy nhiên cơ chế hoạt động của mơ hình này chưa rõ ràng, chưa thống nhất loại hình hoạt động theo mơ hình đơn vị sự nghiệp có thu, đơn vị hành chính hay doanh nghiệp. Trong khi cơ chế tiền lương, thưởng thực hiện theo Luật Doanh nghiệp, các cơ chế khác như chế độ lao động, chế độ tuyển dụng lại theo quy định tuyển dụng cán bộ Nhà nước nên việc thu hút chất xám từ bên ngồi vào hoạt động cịn nhiều bất cập, còn vướng phải cơ chế xin, cho và phê duyệt, ảnh hưởng đến tính tự chủ và hiệu quả hoạt động của Quỹ.

2.3.2.3 Về vai trò, hoạt động, phối hợp của Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và của chính quyền địa phương với Quỹ

Hội đồng quản lý, Ban kiểm sốt các Quỹ đã phát huy vai trị tích cực trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch và giao kế hoạch thực hiện sát với thực hiện hoạt động của Quỹ; giám sát các hoạt động của Quỹ đảm bảo thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, trách nhiệm và tâm huyết của các thành viên Hội đồng quản lý, ban Kiểm sốt đối với Quỹ vẫn cịn hạn chế do chế độ hoạt động kiêm nhiệm, thời gian bố trí lắng nghe và đưa ra những chỉ đạo sát sườn đối với hoạt động của Quỹ chưa thực sự hiệu quả; một số Quỹ có sự can thiệp sâu của các ban, ngành trong tỉnh vào hoạt động chuyên môn của Quỹ, làm giảm tính chủ động và tích cực của Quỹ trong các quyết định huy động, đầu tư và cho vay vốn.

2.3.2.4 Về nguồn vốn hoạt động

Hầu hết nguồn vốn của các Quỹ vẫn còn nhỏ so với yêu cầu, nhiệm vụ do nguồn vốn điều lệ và vốn huy động thời gian qua còn rất hạn hẹp, huy động; phương thức huy động vốn của các Quỹ chưa đa dạng và phong phú.

Các nguồn huy động khác mà các Quỹ được phép huy động như phát hành trái phiếu, vay các tổ chức tài chính, tín dụng, các nguồn vốn nước ngoài… nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hoá đầu tư đã được đề ra trong Điều lệ hoạt động của các Quỹ ĐTPT hầu như không triển khai được vì Quỹ khơng thể cạnh tranh được với các kênh huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

Một số nguồn huy động được từ các mối quan hệ cá nhân, quen biết hoặc tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng từ Ngân sách, vốn bảo hành cơng trình, vốn khai thác ký quỹ, vốn khấu hao tài sản cố định …Tuy nhiên, các nguồn vốn này đều là vốn ngắn hạn, không ổn định và khối lượng nhỏ.

Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư, mặc dù các Quỹ ĐTPT đã có cố gắng sử dụng nguồn vốn của Quỹ là “vốn mồi” nhưng tỷ trọng vốn của Quỹ tham gia vào các dự án cịn khá cao. Do mức độ đa dạng hố các nguồn vốn đầu tư của các Quỹ thời gian qua thấp nên có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản của Quỹ trong thời gian tới.

Ngoài ra, các Quỹ chưa coi trọng việc quản lý nguồn vốn, sự dụng vốn đảm bảo có hiệu quả vì vậy hiệu quả đồng vốn huy động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư, cho vay.

2.3.2.5 Về hoạt động sử dụng vốn * Về hoạt động cho vay: * Về hoạt động cho vay:

Việc thực hiện cho vay phần lớn được thực hiện theo các mục tiêu chỉ định của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)