Về tổ chức bộ máy, mơ hình hoạt động, nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 56)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

2.3 ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU, TỒN TẠI, HẠN CHẾ CỦA CÁC QUỸ ĐTPT

2.3.2.2 Về tổ chức bộ máy, mơ hình hoạt động, nguồn nhân lực

Theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 thì đến năm 2010, các Quỹ ĐTPT địa phương phải hồn thành việc chuyển đổi mơ hình hoạt động theo mơ hình độc lập nhưng vẫn cịn một số Quỹ hoạt động theo mơ hình kiêm nhiệm. Nguyên nhân chủ yếu là chất lượng nguồn nhân lực còn yếu, thiếu; kế hoạch, chiến lược tuyển dụng cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên quản cho Quỹ còn chưa rõ ràng, nguồn cung cấp nhân lực không đảm bảo theo yêu cầu do phải cạnh tranh gay gắt với các tổ chức, tín dụng, ngân hàng trên địa bàn trong việc thu hút các nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nghị định 138/2007/NĐ-CP quy định: Quỹ ĐTP địa phương là một tổ chức tài chính Nhà nước, tuy nhiên cơ chế hoạt động của mơ hình này chưa rõ ràng, chưa thống nhất loại hình hoạt động theo mơ hình đơn vị sự nghiệp có thu, đơn vị hành chính hay doanh nghiệp. Trong khi cơ chế tiền lương, thưởng thực hiện theo Luật Doanh nghiệp, các cơ chế khác như chế độ lao động, chế độ tuyển dụng lại theo quy định tuyển dụng cán bộ Nhà nước nên việc thu hút chất xám từ bên ngồi vào hoạt động cịn nhiều bất cập, còn vướng phải cơ chế xin, cho và phê duyệt, ảnh hưởng đến tính tự chủ và hiệu quả hoạt động của Quỹ.

2.3.2.3 Về vai trò, hoạt động, phối hợp của Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và của chính quyền địa phương với Quỹ

Hội đồng quản lý, Ban kiểm sốt các Quỹ đã phát huy vai trị tích cực trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch và giao kế hoạch thực hiện sát với thực hiện hoạt động của Quỹ; giám sát các hoạt động của Quỹ đảm bảo thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, trách nhiệm và tâm huyết của các thành viên Hội đồng quản lý, ban Kiểm sốt đối với Quỹ vẫn cịn hạn chế do chế độ hoạt động kiêm nhiệm, thời gian bố trí lắng nghe và đưa ra những chỉ đạo sát sườn đối với hoạt động của Quỹ chưa thực sự hiệu quả; một số Quỹ có sự can thiệp sâu của các ban, ngành trong tỉnh vào hoạt động chuyên môn của Quỹ, làm giảm tính chủ động và tích cực của Quỹ trong các quyết định huy động, đầu tư và cho vay vốn.

2.3.2.4 Về nguồn vốn hoạt động

Hầu hết nguồn vốn của các Quỹ vẫn còn nhỏ so với yêu cầu, nhiệm vụ do nguồn vốn điều lệ và vốn huy động thời gian qua còn rất hạn hẹp, huy động; phương thức huy động vốn của các Quỹ chưa đa dạng và phong phú.

Các nguồn huy động khác mà các Quỹ được phép huy động như phát hành trái phiếu, vay các tổ chức tài chính, tín dụng, các nguồn vốn nước ngoài… nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hoá đầu tư đã được đề ra trong Điều lệ hoạt động của các Quỹ ĐTPT hầu như không triển khai được vì Quỹ khơng thể cạnh tranh được với các kênh huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

Một số nguồn huy động được từ các mối quan hệ cá nhân, quen biết hoặc tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng từ Ngân sách, vốn bảo hành cơng trình, vốn khai thác ký quỹ, vốn khấu hao tài sản cố định …Tuy nhiên, các nguồn vốn này đều là vốn ngắn hạn, không ổn định và khối lượng nhỏ.

Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư, mặc dù các Quỹ ĐTPT đã có cố gắng sử dụng nguồn vốn của Quỹ là “vốn mồi” nhưng tỷ trọng vốn của Quỹ tham gia vào các dự án cịn khá cao. Do mức độ đa dạng hố các nguồn vốn đầu tư của các Quỹ thời gian qua thấp nên có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản của Quỹ trong thời gian tới.

Ngoài ra, các Quỹ chưa coi trọng việc quản lý nguồn vốn, sự dụng vốn đảm bảo có hiệu quả vì vậy hiệu quả đồng vốn huy động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư, cho vay.

2.3.2.5 Về hoạt động sử dụng vốn * Về hoạt động cho vay: * Về hoạt động cho vay:

Việc thực hiện cho vay phần lớn được thực hiện theo các mục tiêu chỉ định của chính quyền các tỉnh, thành phố nhằm giải quyết các nhu cầu bức xúc trước mắt về vốn của nhiều dự án, cơng trình và chương trình phát triển làng, nghề tại địa phương, hỗ trợ xuất khẩu...

Hiện nay, hoạt động cho vay của các Quỹ là hoạt động chính, chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn vốn hoạt động nhưng phạm vi cịn hạn chế và chất lượng tín dụng của một số Quỹ chưa cao, tỷ lệ nợ quá hạn từ 10% – 40% trên tổng dư nợ, đối tượng cho vay không tập trung, dàn trải, nhiều dự án quy mơ vốn cho vay thấp, trung bình một dự án cho vay từ 2 đến 5 tỷ đồng, chưa thực sự tạo ra những bước đột phá theo yêu cầu, nhiệm vụ mà các địa phương mong muốn là đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa phương.

Liên quan đến lãi suất cho vay, về cơ bản các Quỹ cho vay theo quy định tại Nghị định 138/2007/NĐ-CP theo đó, lãi suất cho vay các dự án khơng thấp hơn lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành. Tuy nhiên, thực tế triển khai hoạt động, một số Quỹ cho vay với lãi suất thấp hơn quy định, thậm chí cịn những khoản vay với lãi suất 3% hay 0% như Quỹ Tiền Giang, Quỹ Khánh Hoà, Quỹ Đồng Tháp…

Đối với công tác quản lý rủi ro vốn vay: nhiều Quỹ cũng chưa thực sự quan tâm đến cơng tác quản lý rủi ro tín dụng từ khâu thẩm định dự án, hồ sơ vay vốn, áp dụng tài sản đảm bảo vốn vay, quy định cho vay, giải ngân và giám sát chủ đầu tư sử dụng vốn vay theo đúng quy chế, quy trình cho vay, vì vậy nợ quá hạn ngày càng tăng, đặc biệt có những Quỹ tỷ lệ nợ quá hạn tương đối cao như đã nêu ở trên như Quỹ Đồng

Nhiều dự án được giải ngân trước khi Nghị định 138/2007/NĐ-CP ra đời không được quản lý giám sát rủi ro chặt chẽ (dự án về phát triển làng nghề, dự án trồng cây công nghiệp, dự án cho vay hợp tác xã phát triển sản xuẩt nhỏ…) nên khó có khả năng thu hồi vốn do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan như: thời tiết khắc nghiệt, việc chăm sóc thiếu đồng bộ, chủ đầu tư khơng có đủ khả năng trả nợ do kinh doanh thua lỗ kéo dài…nên đã ảnh hưởng đến hoạt động chung của Quỹ.

* Về hoạt động đầu tư trực tiếp

So với giai đoạn trước 2007, hoạt động đầu tư trực tiếp kể từ khi Nghị định 138/2007/NĐ-CP ra đời đã có sự tăng trưởng cả về chất lượng và quy mô, tuy nhiên hoạt động này về cơ bản chưa được mở rộng do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Về chủ quan, các Quỹ ĐTPT còn nhiều lúng túng trong việc xác định phương thức và biện pháp triển khai, chưa xác định rõ bản chất hoạt động đầu tư trực tiếp do bộ máy hoạt động còn nhiều bất cập, tính linh hoạt trong sử dụng vốn chưa được cải thiện, khả năng thoát vốn, chuyển hố hoạt động cịn hạn chế, chưa được chuyên nghiệp trong từng lĩnh vực chuyên môn nên việc triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn.

Về khách quan, với tình hình kinh tế nhiều biến động hiện nay, việc đầu tư trực tiếp cũng còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, khả năng mất vốn cũng có thể xảy ra do khả năng quản trị của các doanh nghiệp cịn yếu; tính cơng khai, minh bạch về thơng tin còn hạn chế, khả năng cân đối nguồn vốn các dự án đầu tư trực tiếp gặp khó khăn do nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn và không ổn định.

* Các hoạt động khác

Hoạt động cho vay hợp vốn, chuyển nhượng thương quyền, uỷ thác phát hành trái phiếu cho chính quyền địa phương …chưa phát triển do nhiều nguyên nhân như về năng lực, trình độ của Quỹ cịn bất cập, quy mơ của Quỹ cịn nhỏ, chất lượng nguồn nhân lực và khả năng đảm bảo triển khai thực hiện khi tiến thành đầu còn hạn chế.

Hiệu quả tài chính của các Quỹ chưa đồng đều, trong khi các Quỹ ĐTPT phía Nam hoạt động tương đối hiệu quả, lợi nhuận tăng trưởng nhanh thì các Quỹ ĐTPT ở khu vực phía Bắc và một phần miền Trung hoạt động kém hiệu quả do hiệu quả hoạt động không cao, khả năng quay vịng vốn thấp, thậm chí rất nhiều hoạt động khơng thể triển khai được (chủ yếu là hoạt động cho vay)

Ngồi ra, các Quỹ cịn chậm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hình thành các cơng cụ tài chính hỗ trợ như các đơn vị trực thuộc, các Quỹ nhỏ trực thuộc như: Quỹ quản lý vốn uỷ thác, quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng, quỹ cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa… nhằm phân tán rủi ro, giúp các Quỹ ĐTPT mở rộng được phạm vi hoạt động, nâng cao được uy tín để từ đó có thể từng bước tham gia vào thị trường vốn và thị trường tài chính trong nước.

2.3.3 Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế

Các hạn chế, tồn tại trên xuất phát từ một số nguyên nhân chủ chốt sau:

Thứ nhất, quan điểm về mơ hình và chiến lược hoạt động của loại hình định chế

đa năng như các Quỹ hiện nay chưa rõ ràng do tính chất hoạt động đặc thù của Quỹ: vốn điều lệ 100% Ngân sách địa phương bố trí, vừa có hoạt đơng đầu tư trực tiếp, vừa có hoạt động đầu tư gián tiếp... , hoạt động được điều chỉnh theo nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, không tạo sự thông suốt, minh bạch và hiệu quả cho Quỹ, hoạt động vừa mang tính chất phục vụ mục tiêu chính sách của chính quyền địa phương, vừa mang tính thị trường với các hoạt động đa dạng, tìm kiếm lợi nhuận để bù đắp cho chính các hoạt động phi lợi nhuận

Thứ hai, một số chính quyền địa phương tuy đã thành lập Quỹ ĐTPT nhưng cũng

chưa nhận thức hết vai trò của Quỹ ĐTPT đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; còn nghiêng nhiều về quan điểm tạo công cụ để thực hiện hỗ trợ, chưa coi trọng đúng mức đến việc huy động nguồn lực và đa dạng hố các hình thức hoạt động để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

kinh tế - xã hội khó khăn; một số chính sách kinh tế, đầu tư cịn chồng chéo, thiếu nhất qn; tính cơng khai, minh bạch trong các hoạt động đầu tư chưa được quan tâm đúng mức nên các nhà đầu tư tư nhân chưa thực sự yên tâm bỏ vốn để cùng nhà nước triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng – cơ sở cho phát triển kinh tế tại địa phương; thị trường tài chính mới phát triển ở giai đoạn sơ khai cả về hình thức tổ chức và cơng cụ giao dịch trên thị trường; chưa tạo kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế. Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động của các Quỹ ĐTPT, nhất là khả năng huy động và thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi phục vụ cho mục tiêu đầu tư phát triển.

Thứ tư, khung pháp lý cho hoạt động của định chế trung gian tài chính nói chung

và các Quỹ ĐTPT địa phương nói riêng chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ. Các Bộ, ngành có liên quan cần tiếp tục thể chế hố và có các hướng dẫn cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương.

Thứ năm, sự liên kết, phối hợp trong hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương trên tồn quốc thời gian qua cịn nhiều hạn chế, việc chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau cũng ít được các Quỹ quan tâm; các Quỹ triển khai hoạt động theo mục tiêu riêng của mỗi tỉnh, thành phố nên hiệu ứng đồng bộ khơng cao.

Thứ sáu, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý Quỹ ĐTPT chưa đáp ứng

được yêu cầu đặt ra, đặc biệt là trong điều kiện hoạt động của Quỹ địi hỏi tính chun sâu trong nhiều lĩnh vực như đầu tư tài chính, thẩm định dự án, quản lý rủi ro, quản lý tính thanh khoản,…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở nền tảng lý luận của Chương 1, Chương 2 của luận văn đã đi vào phân tích thực trạng các mặt hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương từ khi Quỹ đầu tiên được thành lập vào năm 1997cho đến nay với 27 Quỹ đang hoạt động và phát triển Trên cơ sở số liệu thu thập được, luận văn đã khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng, tìm ra được những thành tựu và sự cần thiết phải duy trì và phát triển hoạt động của các

Quỹ, bên cạnh đó luận văn cũng đánh giá kết quả đạt được cũng như các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế để từu đó làm nền tảng đề xuất hệ thống các giải pháp đẩy mạnh hoạt động các Quỹ ở chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐTPT ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM

3.1 CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1 Xác định vị trí chiến lược của Quỹ ĐTPT địa phương: 3.1.1 Xác định vị trí chiến lược của Quỹ ĐTPT địa phương:

Việc xác định vị trí chiến lược, sự cần thiết phải tiếp tục phát triển Quỹ ĐTPT trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương là điều hết sức cần thiết nhằm xây dựng các mục tiêu, định hướng đúng đắn thúc đẩy hoạt động của Quỹ trong hiện tại và tương lai.

Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của của đất nước giai đoạn 2011-2020, Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Để đảm bảo mục tiêu trên, từ nay đến năm 2020, nền kinh tế cần một lượng vốn rất lớn cho đầu tư phát triển. Do đó, áp lực về cân đối vốn cho đầu tư phát triển trong thời gian tới là rất lớn.

Về mặt cơ chế, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để động viên mọi nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển. Định hướng phát triển tài chính Việt Nam đến năm 2020 là tái cơ cấu nền tài chính quốc gia trên cả ba mặt: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp và tài chính dân cư nhằm hỗ trợ cho q trình chuyển đổi của nền kinh tế đạt đến giai đoạn phát triển cao hơn.

Phân cấp quản lý ngân sách, phân cấp quản lý tài chính giữa chính quyền trung ương và địa phương ngày càng được đẩy mạnh hơn đã nâng cao tính chủ động trong quản lý ngân sách và sử dụng nguồn vốn của nhà nước cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Các quy định mới về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước cũng cho phép nâng cao sự tự chủ của địa phương trong việc quản lý các nguồn vốn của ngân sách đầu tư vào các doanh nghiệp.

Về cơ bản, cho đến nay, Nhà nước đã cho phép các địa phương nhiều quyền tự chủ và nhiều sự lựa chọn trong việc huy động và phân phối các nguồn lực tài chính, tạo hành lang cho việc đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá các nguồn vốn đầu tư tại các địa bàn phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế.

Trong tổng thể các kênh huy động vốn của chính quyền địa phương, Quỹ Đầu tư phát triển một mặt thể hiện vai trò quan trọng trong việc tập trung các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật của địa phương, mặt khác khẳng định Quỹ ĐTPT địa phương là một tổ chức giúp chính quyền địa phương sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)