Về nguồn vốn hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 57 - 59)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

2.3 ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU, TỒN TẠI, HẠN CHẾ CỦA CÁC QUỸ ĐTPT

2.3.2.4 Về nguồn vốn hoạt động

Hầu hết nguồn vốn của các Quỹ vẫn còn nhỏ so với yêu cầu, nhiệm vụ do nguồn vốn điều lệ và vốn huy động thời gian qua còn rất hạn hẹp, huy động; phương thức huy động vốn của các Quỹ chưa đa dạng và phong phú.

Các nguồn huy động khác mà các Quỹ được phép huy động như phát hành trái phiếu, vay các tổ chức tài chính, tín dụng, các nguồn vốn nước ngoài… nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hoá đầu tư đã được đề ra trong Điều lệ hoạt động của các Quỹ ĐTPT hầu như khơng triển khai được vì Quỹ khơng thể cạnh tranh được với các kênh huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

Một số nguồn huy động được từ các mối quan hệ cá nhân, quen biết hoặc tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng từ Ngân sách, vốn bảo hành cơng trình, vốn khai thác ký quỹ, vốn khấu hao tài sản cố định …Tuy nhiên, các nguồn vốn này đều là vốn ngắn hạn, không ổn định và khối lượng nhỏ.

Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư, mặc dù các Quỹ ĐTPT đã có cố gắng sử dụng nguồn vốn của Quỹ là “vốn mồi” nhưng tỷ trọng vốn của Quỹ tham gia vào các dự án còn khá cao. Do mức độ đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư của các Quỹ thời gian qua thấp nên có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản của Quỹ trong thời gian tới.

Ngoài ra, các Quỹ chưa coi trọng việc quản lý nguồn vốn, sự dụng vốn đảm bảo có hiệu quả vì vậy hiệu quả đồng vốn huy động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư, cho vay.

2.3.2.5 Về hoạt động sử dụng vốn * Về hoạt động cho vay: * Về hoạt động cho vay:

Việc thực hiện cho vay phần lớn được thực hiện theo các mục tiêu chỉ định của chính quyền các tỉnh, thành phố nhằm giải quyết các nhu cầu bức xúc trước mắt về vốn của nhiều dự án, cơng trình và chương trình phát triển làng, nghề tại địa phương, hỗ trợ xuất khẩu...

Hiện nay, hoạt động cho vay của các Quỹ là hoạt động chính, chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn vốn hoạt động nhưng phạm vi còn hạn chế và chất lượng tín dụng của một số Quỹ chưa cao, tỷ lệ nợ quá hạn từ 10% – 40% trên tổng dư nợ, đối tượng cho vay không tập trung, dàn trải, nhiều dự án quy mô vốn cho vay thấp, trung bình một dự án cho vay từ 2 đến 5 tỷ đồng, chưa thực sự tạo ra những bước đột phá theo yêu cầu, nhiệm vụ mà các địa phương mong muốn là đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa phương.

Liên quan đến lãi suất cho vay, về cơ bản các Quỹ cho vay theo quy định tại Nghị định 138/2007/NĐ-CP theo đó, lãi suất cho vay các dự án khơng thấp hơn lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành. Tuy nhiên, thực tế triển khai hoạt động, một số Quỹ cho vay với lãi suất thấp hơn quy định, thậm chí cịn những khoản vay với lãi suất 3% hay 0% như Quỹ Tiền Giang, Quỹ Khánh Hoà, Quỹ Đồng Tháp…

Đối với công tác quản lý rủi ro vốn vay: nhiều Quỹ cũng chưa thực sự quan tâm đến cơng tác quản lý rủi ro tín dụng từ khâu thẩm định dự án, hồ sơ vay vốn, áp dụng tài sản đảm bảo vốn vay, quy định cho vay, giải ngân và giám sát chủ đầu tư sử dụng vốn vay theo đúng quy chế, quy trình cho vay, vì vậy nợ quá hạn ngày càng tăng, đặc biệt có những Quỹ tỷ lệ nợ quá hạn tương đối cao như đã nêu ở trên như Quỹ Đồng

Nhiều dự án được giải ngân trước khi Nghị định 138/2007/NĐ-CP ra đời không được quản lý giám sát rủi ro chặt chẽ (dự án về phát triển làng nghề, dự án trồng cây công nghiệp, dự án cho vay hợp tác xã phát triển sản xuẩt nhỏ…) nên khó có khả năng thu hồi vốn do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan như: thời tiết khắc nghiệt, việc chăm sóc thiếu đồng bộ, chủ đầu tư khơng có đủ khả năng trả nợ do kinh doanh thua lỗ kéo dài…nên đã ảnh hưởng đến hoạt động chung của Quỹ.

* Về hoạt động đầu tư trực tiếp

So với giai đoạn trước 2007, hoạt động đầu tư trực tiếp kể từ khi Nghị định 138/2007/NĐ-CP ra đời đã có sự tăng trưởng cả về chất lượng và quy mô, tuy nhiên hoạt động này về cơ bản chưa được mở rộng do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Về chủ quan, các Quỹ ĐTPT còn nhiều lúng túng trong việc xác định phương thức và biện pháp triển khai, chưa xác định rõ bản chất hoạt động đầu tư trực tiếp do bộ máy hoạt động cịn nhiều bất cập, tính linh hoạt trong sử dụng vốn chưa được cải thiện, khả năng thoát vốn, chuyển hoá hoạt động còn hạn chế, chưa được chuyên nghiệp trong từng lĩnh vực chuyên môn nên việc triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn.

Về khách quan, với tình hình kinh tế nhiều biến động hiện nay, việc đầu tư trực tiếp cũng còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, khả năng mất vốn cũng có thể xảy ra do khả năng quản trị của các doanh nghiệp cịn yếu; tính cơng khai, minh bạch về thơng tin cịn hạn chế, khả năng cân đối nguồn vốn các dự án đầu tư trực tiếp gặp khó khăn do nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn và không ổn định.

* Các hoạt động khác

Hoạt động cho vay hợp vốn, chuyển nhượng thương quyền, uỷ thác phát hành trái phiếu cho chính quyền địa phương …chưa phát triển do nhiều nguyên nhân như về năng lực, trình độ của Quỹ cịn bất cập, quy mơ của Quỹ cịn nhỏ, chất lượng nguồn nhân lực và khả năng đảm bảo triển khai thực hiện khi tiến thành đầu còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)