Giải pháp Kiểm soát việc thành lập các Quỹ ĐTPT địa phương:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 77)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

3.2 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐTPT ĐỊA

3.2.2.2 Giải pháp Kiểm soát việc thành lập các Quỹ ĐTPT địa phương:

Việc thành lập các Quỹ ĐTPT địa phương là cần thiết thể hiện vai trò quan trọng trong việc tập trung các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế kỹ

thuật của địa phương, tuy nhiên nếu thành lập tràn lan tại các địa phương khi mà tai các địa phương này tiềm lực tài chính khơng đủ mạnh, khơng có các vùng kinh tế trọng điểm hay chưa cần thiết để tập trung vốn vào đầu tư kết cấu hạ tầng, thì việc quản lý cũng như phân bổ nguồn vốn trong tổng thẻ tài chính quốc gia khơng được hiệu quả, có thể tạo gánh nặng cho ngân sách địa phương.

Để tránh việc hình thành các Quỹ ĐTPT địa phương một cách tràn lan, không hiệu quả và khoa học. Chính phủ cần có cơ chế kiểm sốt việc thành lập các Quỹ ĐTPT địa phương. Nghị định 138/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 8 năm 2007 về tổ chức và hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương quy định các điều kiện cần thiết để thành lập Quỹ ĐTPT địa phương. Tuy nhiên, trên phương diện quản lý Nhà nước, có một số vần đề cần được xem xét như việc giao toàn bộ thẩm quyền quyết định thành lập Quỹ cho các chính quyền địa phương dẫn đến tình trạng có một số địa phương khi điều kiện cũng như tiêu chuẩn thành lập Quỹ chưa đạt nhất là tiêu chuẩn về vốn điều lệ vẫn được thành lập, thứ hai khi xét về tính chất và đặc điểm hoạt động, các Quỹ ĐTPT địa phương cần được quản lý tập trung, thống nhất bởi một cơ quan quản lý Nhà nước ở cấp trung ương.

Để khắc phục hạn chế tồn tại này đồng thời đáp ứng được yêu cầu quản lý của Nhà nước. Chính phủ cần xem xét áp dụng cơ chế chấp thuận hoặc cấp phép đối với việc thành lập Quỹ ĐTPT địa phương. Việc này không làm ảnh hưởng nhiều đến việc phân cấp quản lý tại các địa phương. Về mặt quản lý tài chính, nguồn vốn thành lập Quỹ có nguồn gốc từ Ngân sách nhà nước, đồng thời hoạt động của Quỹ mang tính chất một tổ chức đầu tư tài chính nên về chức năng quản lý Nhà nước, chủ yếu sẽ do Bộ Tài chính quản lý, bên cạnh đó trong hoạt động của Quỹ có thực hiện cả hoạt động cho vay, hoạt động này liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước của Ngân hàng nhà nước. Vì vậy một cơ chế toàn diện và hợp lý nhất đối với việc cho phép thành lập các Quỹ ĐTPT địa phương là do Bộ Tài chính chấp thuận hoặc cấp phép hoạt động sau khi có ý kiến thống nhất từ Ngân hàng nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)