3.1.1. Các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất:
3.1.1.3. Hợp đồng hoán đổi lãi suất (interest rate swaps)
Swaps phát triển nhanh chóng trong những năm 1980, điều này làm tăng sự chú ý về quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Giao dịch hoán đổi lãi suất được sửdụng như một là một kỹthuật đểbảo hiểm rủi ro lãi suất.
Hoán đổi lãi suất là một hợp đồng giữa hai bên để trao đổi sốlãi phải trả tính trên một số tiền nhất định trong một thời hạn nhất định, trong đó một bên trả lãi suất cố định trong khi bên kia trả lãi suất thả nổi theo thoả thuận trong suốt thời hạn hợp đồng.
Đây là một cách thức nhằm thay đổi trạng thái rủi ro lãi suất của một tổ
chức, hoạt động này giúp làm giảm chi phí vay vốn. Các bên tham gia hợp đồng hoán
đổi lãi suất có thểchuyển lãi suất cố định thành lãi suất thảnổi hay ngược lại. Giá trị của khoản gốc tín dụng khơng được trao đổi. Mỗi bên trong hợp đồng vẫn phải hồn trảtồn bộcác khoản nợ riêng của mình. Thực chất các bên chỉ tiến hành chuyển phần chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn.
Mục đích hốn đổi lãi suất là thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất nhằm phòng ngừa, hạn chếrủi ro do biến động của lãi suất thị trường.
Hợp đồng hoán đổi lãi suất giúp ngân hàng hỗ trợ nhau bằng cách trao
đổi những đặc điểm có lợi nhất trong hợp đồng vay vốn của mình, hoặc thường được
Ngồi ra, hợp đồng hoán đổi lãi suất cho phép các bên tham gia có thể chuyển lãi suất cố định sang lãi suất thảnổi hoặc ngược lại, từ lãi suất thảnổi sang lãi suất cố định và làm cho kỳhạn của tài sản có và tài sản nợ trở nên phù hợp hơn. Do đó,
để hạn chếrủi ro lãi suất, các ngân hàng sẽtrực tiếp tham gia vào các hợp đồng hốn
đổi lãi suất, đồng thời cũng có thể đứng ra làm trung gian để phục vụ cho các khách hàng tham gia hợp đồng đểthu phí dịch vụ.
Hợp đồng hoán đổi (Swaps) lãi suất là một thỏa thuận giữa người mua, theo thông lệlà người thanh tốn lãi suất cố định và người bán, theo thơng lệ là người thanh toán lãi suất thảnổi. Vào ngày giá trị giao dịch, nguời mua thanh toán lãi suất cố
định cho nguời bán và người bán thanh toán lãi suất thảnổi cho người mua.
Ngân hàng mua Swaps là ngân hàng thanh toán lãi suất cố định, ngân hàng có nguồn vốn huy động với lãi suất thả nổi nhưng nguồn thu từ tài sản có là lãi suất cố định. Thông qua giao dịch Swaps lãi suất, ngân hàng mua nhằm mục đích chuyển việc thanh tốn lãi cho vốn huy động từhình thức lãi suất thảnổi sang lãi suất cố định. Ngược lại, ngân hàng bán Swaps là ngân hàng thanh tốn lãi suất thảnổi, ngân hàng có nguồn vốn huy động với lãi suất cố định nhưng nguồn thu từ tài sản có là lãi suất thảnổi.
Thơng qua giao dịch Swaps lãi suất, ngân hàng bán nhằm mục đích chuyển việc thanh tốn lãi cho vốn huy động từhình thức lãi suất cố định sang lãi suất thảnổi để phù hợp với tính chất thảnổi của nguồn thu từtài sản có.
Ðểgiải thích vai trị của giao dịch Swaps trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất đối với ngân hàng, ta xét ví dụsau:
Giả sử có hai ngân hàng: Ngân hàng A là ngân hàng bán Swaps thanh toán lãi suất thả nổi. Ngân hàng A có đặc điểm là ngân hàng có nguồn vốn huy động với lãi suất cố định (trái phiếu kỳhạn 5 năm, lãi suất coupon cố định 10%/năm trả lãi
hàng năm). Tài sản có, có lãi suất thả nổi (những khoản tín dụng có lãi suất thay đổi 6 tháng 1 lần theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm 6 tháng cộng với biên độ 4%/năm).
Thời lượng của tài sản nợ lớn hơn thời lượng của tài sản có. Do tính chất của tài sản nợ, có lãi suất cố định và tài sản có, có lãi suất thảnổi, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất do sựkhông cân xứng vềthời lượng giữa tài sản có và tài sản nợ. Ngồi ra, Ngân hàng B là ngân hàng mua Swaps thanh toán lãi suất cố định. Ngân
hàng B có đặc điểm là ngân hàng có nguồn vốn huy động với lãi suất thảnổi (tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 6 tháng). Tài sản có có lãi suất cố định (những khoản tín dụng dài hạn có lãi suất cố định). Thời hạn của tài sản có lớn hơn thời hạn của tài sản nợ. Ngân
hàng B đối mặt với rủi ro lãi suất do sự không cân xứng vềthời lượng giữa tài sản nợ và tài sản có.
Tại thời điểm t, ngân hàng A và ngân hàng B ký một hợp đồng hoán đổi lãi suất trị giá 100 tỷ đồng. Ngân hàng A, ngân hàng bán Swaps thanh toán cho ngân hàng B ngân hàng mua Swaps, theo lãi suất thả nổi bằng lãi suất kỳ phiếu ngân hàng kỳhạn 6 tháng cộng với biên độ 4%/năm. Ngân hàng B (ngân hàng mua Swaps) thanh toán cho ngân hàng A theo lãi suất cố định 10%/năm. Vào những ngày giá trị của hợp
đồng ngân hàng A và ngân hàng B thực hiện thanh toán theo lãi suất đã thỏa thuận. Như vậy, thơng qua giao dịch hốn đổi lãi suất, ngân hàng A đã chuyển đổi được tài
sản nợ với lãi suất cố định sang lãi suất thảnổi và ngân hàng B đã chuyển đổi được tài sản nợvới lãi suất thảnổi sang lãi suất cố định phù hợp với lãi suất của tài sản có.
Hợp đồng hốn đổi lãi suất là cơng cụtài chính phái sinh rất khó và ít ngân hàng thực hiện được do tính phức tạp của nó, nhưng là cơng cụtài chính phái sinh giúp ngâ hàng phịng ngừa rủi ro trong kinh doanh, đặc biệt là rủi ro lãi suất nên khi thực hiện thì DAB cần chuẩn bị tốt vềsựhiểu biết trình độ chun mơn, kinh nghiệm và kỹ
năng, cần hiểu biết sâu sắc về thị trường cùng những biến động của thị trường, quy cách giao dịch, kỹthuật đánh giánhằm có cơng cụtốt đểhạn chếrủi ro lãi suất.