Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp quản trị nguồn vốn huy động tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 30)

6. Bố cục luận văn

1.3. Quản trị nguồn vốn huy động của Ngân hàng thương mại

1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn vốn huy động

1.3.5.1. Nhân tố chủ quan.

- Lãi suất huy động: để cạnh tranh thu hút tiền gửi của khách hàng, các Ngân hàng thường cung cấp các khoản tiền gửi có kỳ hạn với mức lãi suất hấp dẫn. Tuy nhiên , điều này có thể làm gia tăng chi phí và giảm thu nhập tiềm năng của Ngân hàng. Vì vậy, lãi suất huy động cần được kiểm soát chặt chẽ sao cho mức tăng chi phí khơng ảnh hưởng lớn đến thu nhập của Ngân hàng.

- Chất lượng dịch vụ Ngân hàng: khi đánh giá chất lượng dịch vụ của các Ngân hàng, khách hàng sẽ xem xét trên các mặt: sự đa dạng của các dịch vụ; đặc

điểm vật chất và đội ngũ nhân sự của Ngân hàng. Các Ngân hàng có dịch vụ tốt và đa dạng sẽ có lợi thế hơn các Ngân hàng có số lượng dịch vụ giới hạn. Ngoài

ra, một trụ sở kiên cố, bề thế và các phịng gửi tiền an tồn, tiện nghi cũng tạo

nên ưu thế cho Ngân hàng. Đội ngũ nhân sự có tầm quan trọng rất lớn trong việc

phát triển quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng. Với đội ngũ nhân viên được

sự hướng dẫn của họ, từ đó hình ảnh của Ngân hàng sẽ có sức sống lâu dài hơn trong lịng các khách hàng.

- Uy tín, thương hiệu của Ngân hàng: đây là một nhân tố quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người gửi tiền. Ngân hàng nào càng có uy tín thì

càng dễ huy động vốn mặc dù lãi suất có thấp hơn các đối thủ cạnh tranh khác.

1.3.5.2. Nhân tố khách quan.

Bao gồm các yếu tố như chính sách tiền tệ, chính sách tài chính của chính phủ; thu nhập và động cơ của người gửi tiền. Các nhân tố khách quan cũng đóng một vai trị quan trọng trong khả năng thu hút tiền gửi tại ngân hàng; giữ ổn định hệ thống tài chính tiền tệ và ngân hàng. Từ đó, thúc đẩy hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của hệ thống ngân hàng tiếp tục tăng trưởng.

Trên cơ sở phân tích các nhân tố này, ngân hàng lượng định quy mô các

khoản tiền gửi và biến dạng của chúng để đề ra các chính sách sử dụng vốn hợp lý.

1.4. Bài học kinh nghiệm quản trị nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại. thương mại.

1.4.1. Quản trị huy động vốn tại một số Ngân hàng thương mại.

- Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại HSBC.

Đối với HSBC, rủi ro thanh khoản được xem là vô cùng quan trọng.

Trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, ngoài việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, các qui định bắt buộc tại các thị trường nơi HSBC hoạt động, HSBC ln có chính sách của riêng mình. Có 2 điểm nổi bật trong chính sách quản lý thanh khoản của HSBC: Chính sách quản lý thanh khoản phải phù hợp với từng thị trường cụ thể; Các chi nhánh và văn phòng phải chủ động quản lý thanh

Theo báo cáo thường niên 2010 của HSBC cho thấy, việc chi trả các

khoản tiền gửi và tài trợ các khoản cho vay đã cam kết là hai nghĩa vụ lớn nhất trong tất cả các nghĩa vụ của HSBC xét về mặt qui mô vốn. Riêng về tiền gửi, các khoản tiền gửi khơng kì hạn và kì hạn ngắn 3-12 tháng lần lượt là 698,187 và 332,207 triệu USD, chiếm 40.15% và 54.7%. Đây là 2 nghĩa vụ được ưu tiên hàng đầu và luôn được xếp trước các nghĩa vụ khác trong thứ tự chi trả. Tiền gửi

khơng kì hạn của các ngân hàng khác tại HSBC chỉ chiếm một lượng nhỏ là 2.6% trong tổng số tài sản của HSBC. Đây là một tín hiệu tốt vì tiền gửi khơng kì hạn của các tổ chức tín dụng được xếp vào nguồn vốn dễ biến động và không được

vượt quá 7%. Tỉ lệ tiền cho vay/tiền gửi của tập đoàn ngân hàng HSBC nói

chung nhỏ hơn 1. Tỉ lệ này cho thấy tiền gửi của các khách hàng phổ thông tại HSBC luôn lớn hơn tổng số tiền cho vay. Tỉ lệ trên còn cho thấy các khoản vay của HSBC được tài trợ bởi một nguồn tiền gửi khá ổn định của các khách hàng phổ thông. Đây là một tỉ lệ an tồn vì tiền gửi ln dư thừa để tài trợ cho các khoản cho vay nên HSBC sẽ tránh được tình trạng thiếu thanh khoản trong ngắn hạn nếu có một dịng tiền ra đột ngột phải chi trả.

Nhìn chung, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của HSBC dù chưa đạt

đến mức là “hình mẫu lý tưởng” nhưng cũng rất đáng để các ngân hàng khác học

tập. Thực tế đã chứng minh tính hiệu quả và đúng đắn của mơ hình quản lý thanh khoản của HSBC - một trong những yếu tố hàng đầu giúp HSBC đạt được vị trí

như ngày nay.

- Quản trị nguồn vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam.

Mặc dù điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, các nguồn vốn huy động của các ngân hàng liên tục sụt giảm, đặc biệt là trên thị trường 1, NHTMCP Công Thương Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng huy động đạt 24,4%. Điều này

giúp cho Ngân hàng luôn ổn định về tính thanh khoản khơng bị rơi vào vịng

xoáy của cuộc đua lãi suất huy động trên thị trường 1, vay nợ trên thị trường 2.

lớn vào lớn nhuận của ngân hàng năm 2011. Mặc dù tăng trưởng tín dụng và đầu

tư ở mức cao nhưng nợ xấu của NHTMCP Công Thương Việt Nam vẫn được

kiểm soát tốt và ở mức thấp 0,74% so với bình quân của ngành là khoảng 3,6-

3,8% vào cuối năm 2011. Trong số 4 ngân hàng cổ phần lớn, NHTMCP Công

Thương Việt Nam là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất. Lợi nhuận năm 2011 vượt xa so với VCB và BIDV, là những ngân hàng có sự chênh lệch về vốn điều

lệ cũng như tổng tài sản không nhiều. Cụ thể là lợi nhuận của NHTMCP Công

Thương Việt Nam cao hơn VCB 42%, gấp gần 2 lần so với BIDV. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của NHTMCP Công Thương Việt Nam là ROA và

ROE luôn ở mức rất cao so với trung bình của ngành. Cụ thể là ROA và ROE

của NHTMCP Công Thương Việt Nam tương ứng là 1,96% và 25.4%, cao hơn

so với VCB là 1,3% và 17,5%. NHTMCP Công Thương Việt Nam luôn nâng cao chất lượng tài sản và đảm bảo tốt mức độ an tồn vốn thơng qua việc duy trì nợ xấu ở mức thấp và CAR ở mức cao.

Nhìn chung, NHTMCP Cơng Thương Việt Nam đang quản trị nguồn vốn một cách an toàn và hiệu quả. Điều này rất đáng để các ngân hàng khác học tập.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm.

Qua nghiên cứu việc quản trị nguồn vốn của hai ngân hàng trên, nhận thấy một số bài học kinh nghiệm mà BIDV cần rút ra như sau:

- Quán triệt nhiệm vụ rủi ro thanh khoản tới tất cả các chi nhánh: trước hết, ban quản trị ngân hàng phải có trách nhiệm nhấn mạnh hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tới các chi nhánh. HSBC đã làm điều này bằng cách đưa quản trị rủi ro thanh khoản thành nhiệm vụ mà cả trụ sở chính và các chi nhánh trên tồn cầu phải thực hiện và thường xuyên báo cáo.

và thấy tin tưởng hơn vào hoạt động của ngân hàng. Từ đó, gia tăng nguồn vốn

huy động và khắc phục được rủi ro thanh khoản của ngân hàng. HSBC đã làm điều này và việc quản lý thanh khoản của HSBC rất tốt.

- Tính tốn chính xác nhu cầu, khả năng thanh tốn: hội sở chính cần phải

thường xuyên xem xét và cân đối nguồn vốn, cập nhật số liệu báo cáo từ chi nhánh để tính tốn chính xác nhu cầu, khả năng thanh toán. Theo đó, hạn chế được rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

- Tăng cường trang bị các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác thu thập

và xử lý thông tin: việc trang bị các thiết bị hiện đại sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng theo dõi và quản lý sát sao được dịng tiền vào, ra của tồn hệ thống, giúp ngân hàng quản trị nguồn vốn tốt hơn.

- Phối hợp san sẽ thông tin, sử dụng các cơng cụ, tiêu chí xác định và đo

lường rủi ro một cách khoa học: nhờ việc đo lường rủi ro một cách khoa học mà NHTMCP Công Thương Việt Nam luôn ổn định về tính thanh khoản và đảm bảo được an toàn về vốn mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn . vì vậy, BIDV cần

phải học hỏi điều này, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các chi nhánh, sử dụng các công cụ một cách hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.

Tiền gửi là đầu vào sống còn trong hoạt động của Ngân hàng. Đây là

nguồn vốn tài chính cơ bản dùng để tài trợ cho các khoản cho vay, đầu tư tạo lợi nhuận để đảm bảo sự phát triển vững mạnh của Ngân hàng. Bên cạnh nguồn vốn

huy động tiền gửi cịn có nguồn vốn vay và nguồn vốn huy động khác. Vì vậy,

việc quản trị nguồn vốn huy động là vấn đề mà nhà quản trị Ngân hàng luôn phải tỉm cách giải quyết. Trong chương một chủ yếu đưa ra cơ sở lý thuyết về nguồn vốn huy động, khái niệm về quản trị nguồn vốn huy động, mục đích quản trị nguồn vốn huy động, các chỉ tiêu quản trị nguồn vốn huy động, các yêu cầu quản trị nguồn vốn huy động và bài học kinh nghiệm để từ đó làm tiền đề cho việc phân tích thực trạng quản trị nguồn vốn huy động tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong chương hai.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.

2.1. Khái quát về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Việt Nam.

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là một trong những Ngân hàng

thương mại quốc doanh lớn và lâu đời nhất Việt Nam, được thành lập ngày

26/04/1957 theo quyết định 177/TTg của thủ tướng chính phủ với tên gọi là Ngân hàng kiến thiết Việt Nam. Ngày 24/06/1981, Ngân hàng kiến thiết Việt Nam

được đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam theo quyết định số

259-CP của hội đồng chính phủ. Đến ngày 14/11/1990, theo quyết định số 401- CT của chủ tịch hội đồng bộ trưởng, Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

- Ngân hàng: là một Ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện đại và tiện ích.

- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.

- Chứng khốn: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu

tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên tồn

quốc.

- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trị chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như:

Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không, Công ty phát triển đường cao tốc, Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…

Nhân lực

- Hơn 15.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào

tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ

BIDV ln đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.

Mạng lưới

- Mạng lưới Ngân hàng: BIDV có 114 chi nhánh và trên 500 điểm mạng lưới, hàng nghìn ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

- Mạng lưới phi Ngân hàng: Gồm các Cơng ty Chứng khốn Đầu tư, Cơng ty Cho th tài chính I & II, Cơng ty Bảo hiểm Đầu tư với 20 chi nhánh trong cả

nước…

- Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc. - Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào), Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…

Công nghệ

- Luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị điều hành và phát triển dịch vụ Ngân hàng tiên tiến.

- Liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin) và nằm trong TOP 10 CIO (lãnh đạo Công nghệ Thông tin) tiêu biểu của Khu vực Đông Dương năm 2009 và Khu vực Đông Nam Á năm 2010.

Cam kết

- Với khách hàng: BIDV cung cấp những sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ

- Với các đối tác chiến lược: Sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”. - Với Cán bộ Công nhân viên: Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh

tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức.

Khách hàng

- Doanh nghiệp: có nền khách hàng doanh nghiệp lớn nhất trong hệ thống các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các tập đồn, tổng cơng ty lớn; các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Định chế tài chính: BIDV là sự lựa chọn tin cậy của các định chế lớn như

World Bank, ADB, JBIC, NIB…

- Cá nhân: Hàng triệu lượt khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ của BIDV.

Thương hiệu BIDV

- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính Ngân hàng.

- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong

những thương hiệu Ngân hàng lớn nhất Việt Nam.

- Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính Ngân hàng

trong 54 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước.

Hiện nay, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã hoàn thành đề án

chuyển đổi mơ hình tổ chức giai đoạn 2007-2010. Đề án chuyển đổi mơ hình tổ chức hệ thống theo hướng hình thành và phân định rõ theo năm khối chức năng: khối công ty, khối Ngân hàng, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh và khối

Mơ hình cơ cấu tổ chức của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

2.1.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về lãi suất giữa các Ngân hàng, nhận

thức được nhiệm vụ huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, Ngân hàng

đầu tư và phát triển Việt Nam đã đánh giá thực trạng huy động vốn, đồng thời đề

ra các giải pháp sáng tạo, thiết thực, phù hợp với tình hình hoạt động, xây dựng

cơ chế động lực khuyến khích đẩy mạnh cơng tác huy động vốn, duy trì ổn định

nền vốn của khách hàng.

Bảng 2.1: Huy động vốn của BIDV giai đoạn 2008-2011.

ĐVT: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

HĐV cuối kỳ 211.829 255.658 325.234 386.157 43.829 20,69 69.576 27,21 60.923 18,73

Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV năm 2011.

Huy động vốn cuối kỳ tăng qua giai đoạn 2008-2011. Cụ thể là năm 2009

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp quản trị nguồn vốn huy động tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)