Giải pháp đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp quản trị nguồn vốn huy động tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 83 - 88)

6. Bố cục luận văn

3.2. Giải pháp quản trị nguồn vốn

3.2.2. Giải pháp đối với Ngân hàng nhà nước

Để giúp các Ngân hàng nâng cao được hiệu quả quản trị nguồn vốn của

mình, Ngân hàng nhà nước cần phải:

lạm phát, hạn chế sử dụng các biện pháp can thiệp hành chính đối với thị trường

để tránh gây sốc hoặc làm gia tăng rủi ro đối với Ngân hàng.

- Đảm bảo nắm bắt, phân tích, đánh giá kịp thời diễn biến của thị trường tài chính. Trong đó, nắm bắt nhanh những diễn biến của các yếu tố thị trường như: lãi suất, tỷ giá, giá vàng, giá cổ phiếu.. từ đó dự báo diễn biến tình hình kinh tế có tác động liên quan đến các Ngân hàng nhằm phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý của Ngân hàng nhà nước. Tổ chức và triển khai kịp thời cơ chế

chính sách của Ngân hàng nhà nước theo chương trình cụ thể đối với Ngân hàng

trên địa bàn, đảm bảo thực hiện tốt cơ chế chính sách và hạn chế các rủi ro liên quan đến pháp luật phát sinh.

- Ngân hàng nhà nước cần hình thành cơ chế điều hành lãi suất, cùng với nghiệp vụ thị trường mở theo hướng khuyến khích các Ngân hàng vay mượn lẫn nhau trên thị trường trước khi tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng trung ương.

- Cần tiến hành những cuộc khảo sát về phản ứng của các thành viên thị trường trước những thay đổi chính sách của cơ quan quản lý nhà nước, nhất là

lĩnh vực tiền tệ, cơ sở quan trọng để nhận định về cơ chế tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường.

- Ngân hàng nhà nước ngồi việc kiểm sốt mức độ an tồn trong chi trả của Ngân hàng theo thơng tư số 03/2010/TT-NHNN và thông tư số 19/2010/TT- NHNN về việc qui định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Ngân

hàng cịn phải kiểm sốt thơng qua các chỉ tiêu khác như dự trữ bắt buộc hoặc khe hở kỳ hạn để bảo vệ các Ngân hàng tránh khỏi những rủi ro có thể làm đỗ vỡ hệ thống như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản..

- Cần phải có những chế tài xử phạt đối với các Ngân hàng không thực

hiện chuyển nợ quá hạn theo đúng qui định, đồng thời theo dõi tỷ lệ nợ quá hạn của các Ngân hàng để được phản ánh đầy đủ, chính xác chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

- Ngân hàng nhà nước tăng cường quan tâm chỉ đạo và hổ trợ cho công tác quản trị rủi ro của các Ngân hàng thông qua việc phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro của các Ngân hàng trong và ngoài nước, ban hành các văn bản

thống nhất về quản lý rủi ro. Hỗ trợ các Ngân hàng trong việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.

Từ những phân tích thực trạng quản trị nguồn vốn huy động tại Ngân hàng

đầu tư và phát triển Việt Nam, trong chương ba này đã trình bày các mục tiêu và định hướng của BIDV giai đoạn 2012-2015 và đề ra những giải pháp cơ bản về

quản trị nguồn vốn đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam như xác định

qui mô, cơ cấu nguồn vốn phù hợp, đa dạng hóa loại hình cho vay, ứng dụng phương pháp quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất, đổi mới công nghệ, phát triển mạng lưới và nguồn nhân lực. Ngồi ra, cịn đưa ra các giải pháp đối với Ngân hàng nhà nước nhằm góp phần khắc phục những hạn chế hiện tại trong việc quản trị nguồn

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, Ngân hàng với vị trí là trung gian tài chính của nền kinh tế, thông qua việc cung ứng nguồn vốn và các dịch vụ

tiện ích khác. Vì vậy việc quản trị nguồn vốn huy động là một vấn đề quan trọng trong công tác quản trị Ngân hàng. Việc quản trị nguồn vốn huy động nhằm giúp cho Ngân hàng luôn đủ nguồn vốn đáp ứng được các hoạt động kinh doanh với mức chi phí thấp và có thể đem lại thu nhập cao nhất cho Ngân hàng.

Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết, phân tích thực trạng quản trị nguồn

vốn huy động tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cộng với kinh nghiệm

thực tiễn công tác trong ngành Ngân hàng của tác giả, luận văn đã tổng hợp một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến nguồn vốn, quản trị nguồn vốn, thực

trạng hoạt động nguồn vốn và quản trị nguồn vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu là đảm bảo an toàn trong việc huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Luận văn được thực

hiện để xây dựng giải pháp nhằm đảm bảo an tồn trong cơng tác nguồn vốn, từ đó

nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV về vốn, phát triển BIDV ngày càng vững

mạnh. Tuy nhiên, luận văn chỉ mới tập trung đưa ra một số giải pháp cơ bản, phù hợp với đặc thù của hoạt động BIDV.

Mặc dù luận văn được hoàn thành với nhiều cố gắng, tuy nhiên cũng khơng thể tránh khỏi thiếu sót, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung để

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo Cáo thường niên Của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam qua

bốn năm 2008, 2009, 2010, 2011.

[2] Báo cáo tổng kết kết quả huy động vốn và điều hành vốn của Ngân Hàng

Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam qua bốn năm 2008, 2009, 2010, 2011.

[3] Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 – luật số 47/2010/QH12.

[4] Nguyễn Đăng Dờn (2009) – Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại – Nhà Xuất

Bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

[5] Peter S.Rose (2001) – Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại – Nhà Xuất Bản

Tài Chính.

[6] Phan Thị Cúc (2009) – Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại – Nhà Xuất Bản

Giao Thông Vận Tải.

[7] Phan Thị Thu Hà (2009) – Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại – Nhà Xuất

Bản Giao Thông Vận Tải.

[8] Trần Huy Hoàng (2010) – Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại – Nhà Xuất

Bản Lao Động Xã Hội.

[9] website Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam,

http://www.bidv.com.vn.

[10] website Khoa sau đại học Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM,

http://www.sdh.ueh.edu.vn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp quản trị nguồn vốn huy động tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 83 - 88)