Xác định qui mô, cơ cấu nguồn vốn phù hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp quản trị nguồn vốn huy động tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 77 - 79)

6. Bố cục luận văn

3.2. Giải pháp quản trị nguồn vốn

3.2.1.1. Xác định qui mô, cơ cấu nguồn vốn phù hợp

Do Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chưa có sự cân đối trong

việc huy động vốn, dẫn đến việc sử dụng vốn còn gặp phải rủi ro. Cụ thể là tận dụng nguồn vốn ngắn hạn dư thừa để bù đắp cho nhu cầu sử dụng vốn trung dài hạn. Vì vậy, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cần phải đa dạng hóa

nguồn vốn huy động để phân tán được rủi ro về nguồn vốn và tăng được nguồn vốn.

- Tăng cường các hoạt động về ủy thác, bảo lãnh, sử dụng hiệu quả hạn

mức vay được cấp bởi các tổ chức tín dụng khác có thể làm tăng nguồn vốn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Đẩy mạnh hoạt động nhận ủy thác đầu tư và ủy thác cho vay của các tổ

chức và cá nhân để cân đối giữa hai bên là đi vay và cho vay.

- Cần tăng cường công tác tiếp thị để đưa thông tin đến nhiều khách hàng có nhu cầu và giúp khách hàng hiểu được cơ chế chính sách của BIDV. Có chế

độ ưu đãi hợp lý nhằm thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng.

- Trong quá trình huy động vốn, cần chú ý tăng cường huy động vốn trung dài hạn để đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn trung dài hạn ngày càng gia tăng của BIDV.

- Đa dạng hóa nguồn vốn thơng qua việc đưa ra nhiều hình thức huy động

và qua nhiều kênh khác nhau.

- Tham gia vào thị trường mở để bổ sung nguồn vốn kịp thời.

- Điều hành huy động vốn gắn chặt nhu cầu sử dụng vốn, nâng cao hiệu

qủa sử dụng vốn, cơ cấu lại kỳ hạn nguồn vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản, phấn đấu đạt các chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng về quy mô và chất lượng huy

động vốn, tín dụng.

- Giao chỉ tiêu kế hoạch: giao chỉ tiêu huy động vốn, dư nợ cho vay hàng quý phải đảm bảo theo loại tiền để điều hành cân đối vốn khả thi, hiệu quả, tiết kiệm giảm chi phí đầu vào.

- Việc giao chỉ tiêu huy động vốn cần có chính sách điều chỉnh linh hoạt, khơng tạo áp lực huy động vốn bằng mọi giá.

- Bám sát diễn biến cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày, đánh giá thực hiện các chỉ tiêu chính huy động vốn, dư nợ, đầu tư so với kế hoạch cân

đối hàng tháng để có hướng xử lý dư thừa, thiếu hụt vốn tạm thời hàng tháng và điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn phù hợp với thực tế về kỳ hạn và

loại tiền.

- Các ban phối hợp chặt chẽ theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch; đề xuất các biện pháp, giải pháp kịp thời nhằm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn cuối kỳ và huy động vốn bình quân.

- Việc phát triển sản phẩm xuất phát từ yêu cầu thực tế của thị trường, của

khách hàng, đặc thù vùng miền, trình độ dân trí, khơng đặt theo mục tiêu gia tăng

theo số lượng mà khơng đảm bảo hiệu quả và chi phí triển khai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp quản trị nguồn vốn huy động tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)