nguyên tắc Basel:
Quan điểm của Ủy ban Basel là: sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù quốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó. Vì vậy, nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là điều mà Ủy ban Basel quan tâm. Ủy ban Basel khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi các nước thành viên mà mở rộng mối liên hệ với các chuyên gia trên toàn cầu. Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an tồn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng mơi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): trong nội dung này, Ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro…). Trên cơ sở này, Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hướng này và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư. Các ngân hàng cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình, đặc biệt là các sản phẩm mới phải có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Ủy ban của Hội đồng quản trị.
- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng…). Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân
tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia, đồng thời, cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên, đặc biệt, cần có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý đối với các khoản tín dụng cấp cho các khách hàng có quan hệ.
- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10 nguyên tắc): Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thơng tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay… theo quy mô và mức độ phức tạp của ngân hàng. Đồng thời, hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm sốt tình hình tài chính, sự tn thủ các giao kèo của khách hàng … để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính sách rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Trách nhiệm đối với các khoản tín dụng này có thể được giao cho bộ phận tiếp thị hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận này, tùy theo quy mơ và bản chất của mỗi khoản tín dụng. Ủy ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng phát triển và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng, giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm năng rủi ro của ngân hàng.
Như vậy, trong xây dựng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng, ngun tắc Basel có một số điểm cơ bản:
- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch rịi của các bộ phận tham gia.
- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua chương 1, cho chúng ta thấy được cái nhìn tổng quan về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Xác định các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng, thấy được các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, khẳng định tính cấp thiết của việc quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM cùng một số bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng của Hàn Quốc và Mỹ. Từ đó làm cơ sở để chúng ta tiếp tục đi sâu vào tìm hiểu về thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Cơng Thương – chi nhánh KCN Biên Hòa trong chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH
KHU CƠNG NGHIỆP BIÊN HỊA
2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
NH TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) là một trong bốn NHTM lớn nhất Việt Nam được biết đến rộng rãi trong cộng đồng tài chính trong nước và quốc tế, là ngân hàng hoạt động lâu đời và có uy tín trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ ngân hàng.
Ngày 01/7/1988 Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập trên cơ sở tách ra từ NHNN theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định số 402/HĐBT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Sau 3 lần đổi tên và thành lập lại, ngày 21/9/1996 Ngân hàng Cơng thương đã có tên gọi chính thức như hiện nay theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Vietinbank chính thức chuyển sang hoạt động theo mơ hình Ngân hàng TMCP từ ngày 03/7/2009.
Tháng 4 năm 2008, thương hiệu mới VietinBank đã được đưa vào sử dụng với slogan mới “Nâng giá trị cuộc sống”.
Từ một NHTM quốc doanh với tổng tài sản là 718 tỉ đồng lúc mới thành lập, sau 25 năm phát triển, tổng tài sản của ngân hàng đã vượt mức 503.000 tỉ đồng năm 2012, trở thành ngân hàng có số vốn lớn nhất trong toàn hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Bên cạnh mạng lưới rộng khắp tại thị trường trong nước với 160 chi nhánh, trên 1000 phòng giao dịch, VietinBank tiếp tục thực hiện chiến lược mở rộng hoạt động ra nước ngoài nhằm tăng cường sự hiện diện cũng như nhận thức của nhà đầu tư nước ngoài về thương hiệu Vietinbank.
Với mục tiêu tiếp tục xây dựng Vietinbank trở thành NHTM trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam và NHTM hiện đại trong khu vực, công tác quản trị ngân hàng được đặc biệt chú trọng với các hoạt động nổi bật: Hoàn thiện tổ chức hệ thống quản trị ngân hàng, quản lý rủi ro; Kiện toàn nhân sự lãnh đạo cao cấp; Tiếp
tục đẩy mạnh nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở vật chất và cơng tác chăm sóc phục vụ khách hàng,…
2.2 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam- chi nhánh Khu công nghiệp Biên Hịa
2.2.1 Q trình hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam- chi nhánh Khu cơng nghiệp Biên Hịa
NH TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh KCN Biên Hòa, tiền thân là Ngân hàng Nhà nước KCN Biên Hòa trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Đồng Nai được thành lập vào đầu năm 1984 theo Quyết định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chính thức khai trương đi vào hoạt động kể từ ngày 01/8/1984.
Từ ngày 01/7/1988 được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Cơng thương KCN Biên Hịa, là chi nhánh cấp II trực thuộc Ngân hàng Công thương Đồng Nai theo Quyết định số 33/NHCT-QĐ ngày 23/6/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Từ 01/5/1995 Chi nhánh chuyển lên chi nhánh cấp I, trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam theo Quyết định số 108/NHCT-QĐ ngày 20/4/1995 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Sau hơn 25 năm hoạt động với nhiều thăng trầm, chi nhánh vẫn cùng với NH TMCP Công Thương Việt Nam phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng. Luôn phấn đấu đạt các chỉ tiêu do Vietinbank đề ra, có uy tín trên thị trường và liên tục trong các năm qua là đơn vị vững mạnh trong các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.
2.2.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Nhân sự
Tính đến nay, tổng số lao động của chi nhánh là 104 người trong đó Ban giám đốc gồm 05 đồng chí, 06 phịng nghiệp vụ và 05 Phịng Giao dịch.
Về cơ cấu theo trình độ chun mơn nghiệp vụ: thạc sĩ chiếm 10%; Đại học 79%; Cao đẳng 1% và trung cấp là 4% (chủ yếu bộ phận văn thư và ngân quỹ) và
6% không qua đào tạo (chủ yếu là lực lượng bảo vệ và lái xe).
Về trình độ ngoại ngữ: Đại học chiếm 5%, Chứng chỉ C: 17%, Chứng chỉ B: 63%, cịn lại 15% khơng có chứng chỉ ngoại ngữ.
Về cơ cấu theo độ tuổi lao động: Dưới 30 chiếm 25%; từ 30- 45 tuổi chiếm 60%; trên 45 tuổi chiếm 15%.
Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức NH TMCP Cơng Thương KCN Biên Hòa
[Nguồn: Tác giả tổng hợp tại Vietinbank KCN Biên Hòa]
Chức năng của các phịng ban có liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh:
- Ban giám đốc: Là những người có nhiệm vụ điều hành quản lý các hoạt động của ngân hàng, chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, đánh giá các nhân viên cấp dưới thực hiện tốt từng nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó ban giám đốc cũng chính là người có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Trụ sở chính.
GIÁM ĐỐC PHĨ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 3 3 Khối quan hệ khách hàng Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng khách hàng Bán lẻ
Khối tác nghiệp Khối hỗ trợ
Phòng giao dịch Thống Nhất Phòng giao dịch Hố Nai Phòng giao dịch Tân Phong Phòng giao dịch Trảng Bom Phịng giao dịch An Bình Phịng kế tốn tài chính +tổ thẻ +tổ điện tốn Phịng tiền tệ kho quỹ Phịng tổ chức hành chính Phịng Tổng hợp + Tổ xử lý nợ Khối quan hệ khách hàng PHÓ GIÁM ĐỐC 4 4 PHÓ GIÁM ĐỐC 2 2 Khối quan hệ khách hàng
Kiểm soát nội bộ
- Khối quan hệ khách hàng gồm phòng Khách hàng doanh nghiệp, phòng bán lẻ và các phòng giao dịch: là các phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp phòng khách hàng doanh nghiệp) và khách hàng cá nhân (phịng bán lẻ, phịng giao dịch) để tìm kiếm khách hàng, khai thác nguồn vốn, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ, hướng dẫn hiện hành. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Phụ trách thẩm định hồ sơ vay vốn và cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho Trụ sở chính để tái thẩm định theo quy định của NH TMCP Công Thương Việt Nam.
- Phòng tổng hợp trước đây là phòng quản lý rủi ro): chịu trách nhiệm tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh của chi nhánh, tham mưu cho giám đốc các kế hoạch kinh doanh dự kiến, thực hiện các báo cáo hoạt động định kỳ, đột xuất của chi nhánh. Phụ trách tổ xử lý nợ có vấn đề: chịu trách nhiệm về quản lý và phối hợp với các phòng khách hàng xử lý các khoản nợ có vấn đề bao gồm các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu và nợ đã được xử lý rủi ro).
- Phịng kiểm sốt nội bộ (khơng trực thuộc chi nhánh mà thuộc ban kiểm sốt Trụ sở chính): có trách nhiệm theo dõi tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng (tín dụng, kế tốn, kho quỹ, hành chính), giám sát một cách chặt chẽ công tác quản lý trong các hoạt động của chi nhánh nhằm bảo đảm tính an tồn cao cho các hoạt động này và có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện ra sai sót để hạn chế đến thấp nhất mọi rủi ro có thể gây thiệt hại cho ngân hàng.
2.3 Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam- chi nhánh Khu cơng nghiệp Biên Hịa
2.3.1 Hoạt động tín dụng
Tín dụng là nghiệp vụ mang lại thu nhập chính cho ngân hàng, với tình hình kinh tế khó khăn trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng có những biến động. Nhưng nhìn chung, chi nhánh đã có sự mở rộng và tăng trưởng tín dụng khá hợp lý trên cơ sở cân đối nguồn vốn huy động.
Bảng 2.1: Tổng dư nợ của chi nhánh giai đoạn năm 2009-2013
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng dư nợ 1,088 1,844 1,775 2,200 2,524
[Nguồn: Báo cáo của Vietinbank KCN Biên Hòa năm 2009,2010,2011, 2012, 2013]
Xét về cơ cấu dư nợ, giai đoạn từ năm 2009-2013 có một số đặc điểm: Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ của chi nhánh giai đoạn năm 2009-2013
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng dư nợ 1,088 1,844 1,775 2,200 2,524
Theo loại tiền tệ
- VND 990 1,610 1,573 1,948 2,291
- Ngoại tệ qui đổi 98 234 202 252 233
Theo kỳ hạn nợ
- Ngắn hạn 849 1,235 1,110 1,528 1,754
- Trung dài hạn 239 609 665 672 769
Theo khách hàng
- Doanh nghiệp lớn 794 1,291 1,260 1,594 1,683
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ 212 379 355 452 559
- Khách hàng cá nhân 82 174 160 154 282
Theo mức độ bảo đảm
- Có tài sản đảm bảo 1,023 1,715 1,562 1,483 1,868
- Khơng có tài sản đảm bảo 65 129 213 717 656
[Nguồn: Báo cáo của Vietinbank KCN Biên Hòa năm 2009,2010,2011, 2012, 2013] - Theo kỳ hạn nợ:
Năm Chỉ tiêu
Năm Chỉ tiêu
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn ĐVT: tỷ đồng ĐVT: tỷ đồng 2009 2010 % tăng/giảm so với 2009 2011 % tăng/giảm so với 2010 2012 % tăng/giảm so với 2011 2013 % tăng/giảm so với 2012 Tổng dư nợ 1,088 1,844 69.5% 1,775 -3.7% 2,200 24% 2,524 15% Theo kỳ hạn nợ - Ngắn hạn 849 1,235 45.5% 1,110 -10.1% 1,528 38% 1,754 15% - Trung dài hạn 239 609 154.8% 665 9.2% 672 1% 769 14%
[Nguồn: Báo cáo của Vietinbank KCN Biên Hòa năm 2009,2010,2011, 2012, 2013] Dựa vào bảng cơ cấu dư nợ của chi nhánh theo kỳ hạn nợ trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2013 ta thấy nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ của chi nhánh. Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngắn hạn phục vụ cho lĩnh vực sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và giảm cho vay trung dài hạn để kiềm chế lạm phát theo chỉ đạo của NH Công Thương Việt Nam và tinh thần nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ Đây là chính sách tín dụng hợp lý trong tình hình lãi suất ln biến động thất thường mà chủ yếu là theo chiều tăng trong giai đoạn này.
- Theo loại khách hàng:
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo loại khách hàng
ĐVT: tỷ đồng 2009 2010