3.3 Các giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Công
3.3.2 Quản lý danh mục đầu tư
- Chấp hành nghiêm tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn theo quy định. Khơng để xảy ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.
- Hạn chế cho vay đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao như đầu cơ bất động sản, cho vay kinh doanh chứng khoán, giảm dư nợ đối với các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả.
- Kiểm soát chặt chẽ và thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với các khoản cho vay bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn của doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hóa dịch vụ: xác định thời hạn cho vay phù hợp với khoảng thời gian của một chu kỳ sản xuất – kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư.
- Tiếp tục đầu tư vào các ngành nghề phát triển ổn định, phù hợp với định hướng chính sách khuyến khích của chính phủ, có khả năng cạnh tranh cao và nhiều tiềm năng phát triển trên địa bàn mà chi nhánh đã có kinh nghiệm đầu tư như : ngành chế biến thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, hàng gia dụng …
- Đẩy mạnh đầu tư ngắn hạn vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân.
- Tiếp tục tập trung vào đối tượng khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI). Chi nhánh cũng đã có đầu tư vốn vào một số doanh nghiệp FDI nhưng chưa cao, chưa tương xứng với mức độ phát triển của nhóm khách hàng này bởi số lượng nhà đầu tư nước ngoải vào Việt Nam ngày một gia tăng, hơn nữa
Đồng nai là tỉnh công nghiệp lớn nên số lượng doanh nghiệp FDI tập trung rất nhiều. Thực tiễn đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp FDI của chi nhánh nói riêng và của hệ thống Vietinbank nói chung trong thời gian qua cho thấy đây là nhóm