Nhóm giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 74 - 75)

3.3 Các giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Công

3.3.7 Nhóm giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro

Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay

Việc sử dụng các công cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là rất quan trọng. Một số giải pháp cần thực hiện:

- Yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng dự án là cơng trình, bảo hiểm hàng hóa có nguy cơ cao…hạn chế tối đa tình trạng giải ngân cho khách hàng trước mới yêu cầu mua bảo hiểm sau.

- Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm của những cơng ty bảo hiểm lớn có uy tín như cơng ty bảo hiểm Bảo Ngân của Ngân hàng Cơng Thương, đồng thời phải cung cấp hóa đơn đã thanh tốn phí bảo hiểm tránh trường hợp khách hàng chỉ ký trước hợp đồng bảo hiểm để đối phó với ngân hàng nhưng khơng thanh tốn phí dẫn đến hợp đồng bảo hiểm bị vơ hiệu. Ngồi ra, phải kiểm tra kỹ nội dung hợp đồng bảo hiểm, chi nhánh phải là người thụ hưởng thứ nhất khi có rủi ro xảy ra.

- Đối với TSBĐ tiền vay, cần kiểm tra kỹ tinh pháp lý của tài sản để thuận lợi trong quá trình nhận làm đảm bảo cũng như xử lý khi có rủi ro, vì đây là nguồn thu nợ quan trọng thứ hai khi có tổn thất xảy ra. Qua thực tế tại chi nhánh cho thấy, do tính pháp lý của tài sản khơng rõ ràng như khơng có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (cơng trình, tài sản gắn liền với đất,…) nên việc nhận thế chấp để đi công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo gặp rất nhiều khó khăn. Chưa kể vì mục tiêu tăng trưởng dư nợ chi nhánh vẫn nhận thế chấp những loại tài sản này và khơng đơn đốc khách hàng hồn thiện các thủ tục về TSBĐ. Do đó khi rủi ro xảy ra, việc xử lý những tài sản này rất khó khăn, mất nhiều thời gian. Vì vậy, để giảm những rủi ro về pháp lý, cần thỏa thuận về việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản hình thành từ

vốn vay, tài sản thế chấp, như một điều kiện bắt buộc, đồng thời thực hiện cơng tác kiểm tra, liên tục rà sốt hồ sơ pháp lý và thực trạng của TSBĐ.

- Ngồi ra, chi phí xử lý tài sản thường cao nên việc phát mại TSBĐ là điều không mong muốn nhất của ngân hàng. Đôi khi phải phát mại tài sản bảo đảm lại không đủ bù đắp cho khoản vay do giá cả của tài sản thay đổi, hoặc khi phát mại khơng có người mua, hoặc do người vay chây ỳ không chịu giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng khi không trả được nợ… Do đó, trong trường hợp không phát mại được tài sản, chi nhánh có thể thực hiện một số giải pháp tạm thời như: dùng tài sản đó để cho thuê; làm vốn góp liên doanh; nếu TSBĐ là nhà ở có địa điểm thuận lợi chi nhánh có thể dùng nó làm địa điểm giao dịch hoặc mở thêm các chi nhánh… Như vậy, ngân hàng sẽ có thêm được một khoản thu và giảm được một số chi phí như chi phí bảo quản, chi phí quản lý TSBĐ.

Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phịng: tránh tình

trạng vì kết quả kinh doanh mà khơng tn thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phịng. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, kiên quyết chuyển nhóm nợ đối với các trường hợp vi phạm thời hạn trả nợ theo đúng quy định, xử lý nghiêm việc cố tình cho vay đảo nợ. Thực hiện trích lập dự phịng đầy đủ nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 74 - 75)