Tổng dư nợ của chi nhánh giai đoạn năm 2009-2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 38)

ĐVT: tỷ đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng dư nợ 1,088 1,844 1,775 2,200 2,524

[Nguồn: Báo cáo của Vietinbank KCN Biên Hòa năm 2009,2010,2011, 2012, 2013]

Xét về cơ cấu dư nợ, giai đoạn từ năm 2009-2013 có một số đặc điểm: Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ của chi nhánh giai đoạn năm 2009-2013

ĐVT: tỷ đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng dư nợ 1,088 1,844 1,775 2,200 2,524

Theo loại tiền tệ

- VND 990 1,610 1,573 1,948 2,291

- Ngoại tệ qui đổi 98 234 202 252 233

Theo kỳ hạn nợ

- Ngắn hạn 849 1,235 1,110 1,528 1,754

- Trung dài hạn 239 609 665 672 769

Theo khách hàng

- Doanh nghiệp lớn 794 1,291 1,260 1,594 1,683

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ 212 379 355 452 559

- Khách hàng cá nhân 82 174 160 154 282

Theo mức độ bảo đảm

- Có tài sản đảm bảo 1,023 1,715 1,562 1,483 1,868

- Khơng có tài sản đảm bảo 65 129 213 717 656

[Nguồn: Báo cáo của Vietinbank KCN Biên Hòa năm 2009,2010,2011, 2012, 2013] - Theo kỳ hạn nợ:

Năm Chỉ tiêu

Năm Chỉ tiêu

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn ĐVT: tỷ đồng ĐVT: tỷ đồng 2009 2010 % tăng/giảm so với 2009 2011 % tăng/giảm so với 2010 2012 % tăng/giảm so với 2011 2013 % tăng/giảm so với 2012 Tổng dư nợ 1,088 1,844 69.5% 1,775 -3.7% 2,200 24% 2,524 15% Theo kỳ hạn nợ - Ngắn hạn 849 1,235 45.5% 1,110 -10.1% 1,528 38% 1,754 15% - Trung dài hạn 239 609 154.8% 665 9.2% 672 1% 769 14%

[Nguồn: Báo cáo của Vietinbank KCN Biên Hòa năm 2009,2010,2011, 2012, 2013] Dựa vào bảng cơ cấu dư nợ của chi nhánh theo kỳ hạn nợ trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2013 ta thấy nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ của chi nhánh. Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngắn hạn phục vụ cho lĩnh vực sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và giảm cho vay trung dài hạn để kiềm chế lạm phát theo chỉ đạo của NH Công Thương Việt Nam và tinh thần nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ Đây là chính sách tín dụng hợp lý trong tình hình lãi suất ln biến động thất thường mà chủ yếu là theo chiều tăng trong giai đoạn này.

- Theo loại khách hàng:

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo loại khách hàng

ĐVT: tỷ đồng 2009 2010 % tăng/giảm so với 2009 2011 % tăng/giảm so với 2010 2012 % tăng/giảm so với 2011 2013 % tăng/giảm so với 2012 Tổng dư nợ 1,088 1,844 69.5% 1,775 -3.7% 2,200 24% 2,524 15% Theo khách hàng - Doanh nghiệp lớn 794 1,291 62.6% 1,260 -2.4% 1,594 27% 1,683 6%

- Doanh nghiệp vừa

và nhỏ 212 379 78.8% 355 -6.3% 452 27% 559 24% - Khách hàng cá nhân 82 174 112.2% 160 -8.0% 154 -4% 282 83% Năm Chỉ tiêu Năm Chỉ tiêu

Ta thấy khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh qua các năm (khoảng 90%). Do Đồng Nai nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích trải dài trên tuyến đường Bắc Nam, có 29 khu công nghiệp tập trung, và các cụm công nghiệp gắn với làng nghề truyền thống. Đồng Nai đang phấn đấu trở thành một tỉnh có nền cơng nghiệp phát triển hiện đại. Chính vì vậy tín dụng cho doanh nghiệp là mục tiêu phát triển hàng đầu và lâu dài của chi nhánh.

- Theo mức độ bảo đảm:

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo mức độ bảo đảm

ĐVT: tỷ đồng 2009 2010 % tăng/giảm so với 2009 2011 % tăng/giảm so với 2010 2012 % tăng/giảm so với 2011 2013 % tăng/giảm so với 2012 Tổng dư nợ 1,088 1,844 69.5% 1,775 -3.7% 2,200 24% 2,524 15% Theo mức độ bảo đảm - Có TSBĐ 1,023 1,715 67.6% 1,562 -8.9% 1,483 -5% 1,868 26% -Khơng có TSBĐ 65 129 98.5% 213 65.1% 717 237% 656 -9%

Tỷ lệ cho vay khơng có TSBĐ của chi nhánh ln ở mức thấp nhưng đang có xu hướng tăng dần, năm 2009 tỷ lệ dư nợ khơng có TSBĐ trên tổng dư nợ là 6%, năm 2010 là 7%, năm 2011 là 12%, năm 2012 là 33% đến năm 2013 là 26%. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, kinh tế trong nước vẫn cịn khó khăn cộng thêm sự cạnh tranh gây gắt giữa các ngân hàng, phần lớn các doanh nghiệp đều vay vốn ở nhiều ngân hàng nên tài sản đã thế chấp hết, để giữ chân khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng trưởng dư nợ, chi nhánh đã phải gia tăng tỷ lệ cho vay khơng có TSBĐ đối với các khách hàng tốt, uy tín, đáp ứng điều kiện cho vay khơng có TSBĐ của ngân hàng Công Thương. Tuy nhiên, điều này làm gia tăng nguy cơ rủi ro tín dụng.

Năm Chỉ tiêu

- Theo một số tiêu chí khác:

Theo loại tiền tệ: khoản vay bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh. Chi nhánh chỉ cho vay ngoại tệ đối với các khách hàng đáp ứng đủ yêu cầu vay vốn ngoại tệ của Ngân hàng nhà nước và NH TMCP Công Thương Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro về tỷ giá cũng như rủi ro khách hàng không đủ nguồn ngoại tệ trả nợ.

Theo ngành hàng và nhóm khách hàng: cơ cấu ngành hàng cho vay của chi nhánh khá đa đạng tuy nhiên vẫn còn tập trung dư nợ ở một số ngành hàng và nhóm khách hàng liên quan như: xây dựng, sắt thép, gỗ, thực phẩm và thức ăn gia súc và thường tập trung ở nhóm khách hàng liên quan là các cơng ty có mối quan hệ sở hữu, quan hệ gia đình…thường chiếm khoảng 40-45% tổng dư nợ của chi nhánh.

Bảng 2.6: Số liệu các ngành hàng có dư nợ lớn đến 31/12/2013 ĐVT: tỷ đồng ĐVT: tỷ đồng STT Tên ngành Dư nợ Tỷ trọng 1 Xây dựng 554 22% 2 Sắt thép 325 13% 3 Gỗ 135 5% 4 Thực phẩm, thức ăn gia súc 127 5% 1,141 45%

[Nguồn: Báo cáo của Vietinbank KCN Biên Hịa năm 2013]

Tóm lại, hoạt động tín dụng của NH TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh KCN Biên Hịa trong giai đoạn 2009-2013 có các đặc điểm sau:

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ chưa đồng đều và chưa cao.

- Tín dụng ngắn hạn và tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng luôn lớn.

- Vẫn còn tập trung dư nợ ở một số ít ngành hàng, nhóm khách hàng liên quan.

2.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh

Những năm gần đây là giai đoạn đầy khó khăn thách thức đối với ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và của chi nhánh nói riêng, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi chậm và khủng hoảng nợ cơng tiếp tục hồnh hành ở một số

các doanh nghiệp lớn, nợ xấu tăng, chi phí nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng mạnh, thị trường chứng khoán suy thối, bất động sản vẫn tiếp tục đóng băng... Tuy vậy, với thế mạnh là một ngân hàng lớn có uy tín trên địa bàn với nhiều sản phẩm dịch vụ về tiền gửi, tiền vay, thẻ tín dụng quốc tế đa dạng. Trong mọi nỗ lực nhằm tăng trưởng dư nợ, nguồn vốn huy động, các sản phẩm ngân hàng khác và lợi nhuận, kết quả chi nhánh đã đạt được trong thời gian qua như sau:

Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh giai đoạn năm 2009-2013

ĐVT: tỷ đồng 2009 2010 2011 So sánh 2012 So sánh 2013 So sánh Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Thu nhập 119 235 647 412 175% 609 -38 -6% 514 -95 -16% Chi phí 64 108 539 431 399% 536 -3 -1% 449 -87 -16% Lợi nhuận 55 127 108 -19 -15% 73 -35 -32% 65 -8 -11% -LN từ HĐKD 46 47 98 51 109% 69 -29 -30% 64 -5 -7% - LN từ thu hồi nợ xử lý rủi ro 9 80 10 -70 -88% 4 -6 -60% 1 -3 -75% Tỷ lệ chi phí/thu nhập 54% 46% 83% 88% 87%

[Nguồn: Báo cáo của Vietinbank KCN Biên Hòa năm 2009,2010,2011, 2012, 2013] Từ bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của chi nhánh tăng mạnh trong năm 2010 nhưng bắt đầu giảm dần từ năm 2011 đến 2013, với tốc độ giảm lần lượt là 15% năm 2011, 32% năm 2012 và 11% năm 2013. Tuy dư nợ có tăng trưởng nhưng lợi nhuận giảm, tỷ lệ chi phí/thu nhập tăng cao cho thấy hiệu quả hoạt động của chi nhánh chưa thật sự tốt, điều này một phần do ảnh hưởng từ tình hình khó khăn chung của nền kinh tế: các doanh nghiệp hoạt động yếu kém, thua lỗ, thu nhập giảm dẫn đến việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng giảm; một phần do sự cạnh tranh gây gắt giữa các ngân hàng nên chi nhánh phải chủ động giảm lãi suất cho vay, tăng lãi suất huy động để thu hút khách hàng. Ngoài ra, lợi nhuận của chi nhánh gồm 2 phần: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh và lợi nhuận từ thu hồi nợ

Năm Chỉ tiêu

xử lý rủi ro. Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động từ kinh doanh trên lợi nhuận chung luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng dần.

2.4 Rủi ro tín dụng và thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Cơng Thương Việt Nam- chi nhánh KCN Biên Hòa

2.4.1 Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng

Sự tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng ln đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Thực tiễn cho thấy, sự tăng trưởng nóng tín dụng một giai đoạn nào đó thường để lại hậu quả nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao trong những năm tiếp theo. NH TMCP Công Thương Việt Nam –chi nhánh KCN Biên Hịa cũng khơng thoát khỏi quy luật khắc nghiệt này của thị trường. Giai đoạn những năm 2003- 2005, tín dụng chi nhánh tăng trưởng rất mạnh dẫn đến nợ xấu phát sinh vào năm 2005-2006, đến năm 2009 vẫn còn tồn động hơn 84 tỷ đồng nợ xử lý rủi ro. Từ năm 2009 đến nay, chất lượng tín dụng của chi nhánh được cải thiện đáng kể với tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thường dưới 1%. Tuy vậy, nợ xấu, nợ quá hạn vẫn thường xuyên phát sinh.

2.4.1.1 Nợ quá hạn, nợ xấu

Nợ quá hạn, nợ xấu

Bảng 2.8: Nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh giai đoạn năm 2009-2013

ĐVT: triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng dư nợ 1,088,000 1,844,000 1,775,000 2,200,000 2,524,000 Nợ quá hạn 3,718 604 2,157 594 349 Nợ xấu 3,353 604 417 306 33 % nợ quá hạn/dư nợ 0.34% 0.03% 0.12% 0.03% 0.01% % nợ xấu/dư nợ 0.31% 0.03% 0.02% 0.01% 0.00%

[Nguồn: Báo cáo của Vietinbank KCN Biên Hòa năm 2009,2010,2011, 2012, 2013]

Năm Chỉ tiêu

Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy từ năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm so với năm 2009. Tuy nhiên trong năm 2011, nợ quá hạn tăng mạnh so với năm 2010 với tốc độ tăng 257% và tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ là 0,12%. Dư nợ năm 2010 tăng 69,5% so với năm 2009, đến năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh tăng, cho thấy tăng trưởng tín dụng nhanh nhưng lại làm gia tăng rủi ro tín dụng. Vì vậy một địi hỏi cấp bách là phải có biện pháp quản lý rủi ro thật sự hiệu quả để việc tăng trưởng tín dụng khơng đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro tín dụng.

Nguyên nhân nợ quá hạn của chi nhánh chủ yếu là do tình hình kinh doanh, tài chính của khách hàng gặp khó khăn dẫn đến khơng thể trả nợ đúng hẹn. Ngồi ra còn do nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng trong việc thẩm định năng lực khách hàng, xác định vòng quay vốn và định kỳ hạn nợ không chặt chẽ, phù hợp. Nợ quá hạn của chi nhánh trong giai đoạn này chủ yếu là nợ nhóm 2.

Số liệu ở bảng trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh được kiểm soát ở mức thấp và theo chiều hướng giảm dần.

Tóm lại, tuy tình hình nợ xấu, nợ q hạn của chi nhánh đang được kiểm soát nhưng điều này khơng có nghĩa là chất lượng tín dụng của chi nhánh hiện tại và trong tương lai được đảm bảo hoàn toàn. Do vậy, việc tổng hợp, nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong quá khứ và hiện tại để có biện pháp quản lý, phòng ngừa trong tương lai là cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của chi nhánh nói riêng và hệ thống Ngân hàng Cơng Thương nói chung.

2.4.1.2 Ngun nhân rủi ro tín dụng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, sau đây là một số nguyên nhân phổ biến tại chi nhánh:

Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Một là, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Có nhiều hình thức sử dụng

vốn sai mục đích:

Áp dụng phương thức cho vay hạn mức tín dụng khơng tương xứng với đặc điểm kinh doanh, chất lượng khách hàng nên không thường xuyên kiểm soát hoặc khơng kiểm sốt được việc sử dụng vốn của khách hàng.

Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn thực sự của khách hàng dẫn đến nguồn vốn dư thừa được sử dụng cho mục đích khác.

Thời gian vay vốn dài hơn vịng quay tiền của khách hàng (nhất là phương thức vay vốn lưu động), từ đó khách hàng sử dụng nguồn tiền thu được chưa đến hạn trả nợ vào mục đích khác.

Cho vay dự án đầu tư với thời gian vay ngắn hơn thời gian khấu hao của dự án làm khách hàng không đủ nguồn để trả nợ, dẫn đến việc lấy nguồn vay ngắn hạn khác để trả nợ trung dài hạn.

Cho vay từng lần với nhiều khoản vay khác nhau nên khó xác định được nguồn trả nợ, khách hàng có thể dùng nguồn thu từ phương án/dự án này để trả nợ cho phương án/dự án khác. Việc này diễn ra thường xuyên, liên tục sẽ dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh tốn khi có một phương án/dự án thất bại không mang lại doanh thu.

Khách hàng vay q nhiều tổ chức tín dụng hoặc có nhiều ngân hàng cùng đầu tư vào một phương án/dự án làm cho việc kiểm soát sử dụng vốn của khách hàng gặp khó khăn.

- Hai là, khách hàng kinh doanh thu lỗ, bị chiếm dụng vốn. Ví dụ một số

trường hợp tại chi nhánh như:

Ngành hàng khách hàng đầu tư không phù hợp với nhu cầu của thị trường, quá mới với truyền thống sản xuất của khách hàng, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ hoặc bị cạnh tranh bởi các sản phẩm ngoại nhập với giá thành rẻ hơn.

Khách hàng không quản lý được khoản phải thu gây thất thoát, bị lừa làm mất vốn.

Gặp khó khăn trong đầu tư dự án do các nguyên nhân khách quan mà khách hàng khơng kiểm sốt được (dự án bị ngừng triển khai do thủ tục hành chính, giải phịng mặt bằng, mơi trường… thường gặp ở khoản vay đầu tư bất động sản, kinh doanh hàng nhập khẩu).

Khách hàng hoặc người đại diện theo pháp luật của khách hàng bị chết, bị khởi tố gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.

Năng lực của khách hàng hoặc người quản lý, điều hành, người đứng đầu doanh nghiệp yếu kém hoặc mâu thuẫn nội bộ dẫn đến kinh doanh thua lỗ.

- Ba là, khách hàng cố tình lừa đảo chiếm dụng vốn vay. Một số trường hợp ở

chi nhánh :

Khách hàng là nhóm cơng ty có mối quan hệ sở hữu, thường sử dụng hình thức mua bán qua lại giữa các thành viên trong nhóm để vay vốn ngân hàng.

Cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi, chủ doanh nghiệp là người nước ngoài, việt kiều đầu tư nhập khẩu máy móc, dây chuyền sản xuất.

Khơng trung thực, cố tình che giấu tình hình tài chính thực bằng cách cung cấp báo cáo tài chính khơng có kiểm tốn, số liệu đã được chỉnh sửa.

Vay vốn nhiều tổ chức tín dụng với cùng một phương án/dự án. Một tài sản mang thế chấp ở nhiều tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 38)