3.3 Các giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Công
3.3.5 Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng đào tạo cán bộ
Con người chính là nhân tố quan trọng nhất trong việc thực hiện mục tiêu phát triển các sản phẩm ngân hàng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đào tạo, tuyển dụng cán bộ, chi nhánh cần chú trọng những nội dung sau:
- Cải tiến khâu tuyển dụng: đây là khâu quan trọng, cần phải xây dựng và công khai các tiêu chuẩn cơ bản để tuyển chọn cán bộ tín dụng, cán bộ làm cơng tác quản lý rủi ro, khơng chỉ có kiến thức về mặt chun mơn nghiệp vụ ngân hàng mà cịn có cả những kiến thức về mặt xã hội, kiến thức về luật pháp, sức khoẻ, khả năng giao tiếp… có như vậy thì mới có thể tuyển dụng được những nhân viên giỏi, có khả năng làm việc.
- Công tác đào tạo cán bộ phải được tổ chức thường xuyên với chương trình bao gồm kiến thức pháp luật và tín dụng kết hợp với tổ chức hội thảo để cán bộ có điều kiện rao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau, mời các chuyên gia giỏi về tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng về giảng dạy cho cán bộ, tích cực cho cán bộ đi tham gia các lớp đào tạo do Trụ sở chính tổ chức, cử cán bộ có kinh nghiệm theo học những khố đào tạo ở các ngân hàng nước ngồi…
- Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng cũng phải thường xuyên được thực hiện nhằm phòng tránh sự cấu kết giữa cán bộ tín dụng và khách hàng, gây hậu quả thiệt hại cho ngân hàng. Bên cạnh đó, cơng tác thưởng phạt đối với cán bộ cũng phải rõ ràng, gắn kết hiệu quả làm việc với
tiền lương. Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn; đối với cán bộ có sai phạm, tuỳ theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải xử lý kỷ luật. Có như vậy, mới nâng cao được tinh thần trách nhiệm của cán bộ đối với công việc và làm việc có hiệu quả hơn.
3.3.6 Các giải pháp nghiệp vụ phịng ngừa rủi ro tín dụng
Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng
- Khi tiến hành thẩm định, cần phải làm rõ các khía cạnh: tính khả thi của dự án/phương án; tính hiệu quả và khả năng tự trả nợ của chính phương án/dự án đó. Mặc dù quyết định cho vay dựa trên cơ sở xem xét nhiều khía cạnh, song kinh nghiệm thực tế cho thấy, bản thân dự án/phương án vay vốn có vai trị quyết định đến hiệu quả của khoản vay.
- Sàng lọc khách hàng, chú trọng khâu thu thập, phân tích thơng tin đầu vào về ngành hàng/khách hàng/dự án để có định hướng phù hợp ngay từ đầu.
- Đối với những dự án có quy mơ lớn, quy trình cơng nghệ phức tạp, khi thẩm định cần thuê công ty thẩm định độc lập để có ý kiến nhận định khách quan kết hợp với kết quả nhận định, phân tích từ cán bộ tín dụng để đề xuất và xác định giới hạn tín dụng hợp lý.
- Phải cập nhật tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng thường xuyên (ít nhất 6 tháng/lần), đặc biệt là khi phát sinh các đề xuất tín dụng, tránh trường hợp thông tin đưa vào báo cáo thẩm định/tờ trình tín dụng q cũ hoặc bị trùng lắp qua các lần đề xuất.
- Cần xem xét tính trung thực của các thơng tin do khách hàng cung cấp như Báo cáo tài chính có kiểm tốn sẽ có mức độ tin cậy cao hơn báo cáo thuế, báo cáo nội bộ của cơng ty có mức tin cậy thấp nhất. Vì vậy, đối với những cơng ty lớn hoặc nhu cầu vay lớn thì nên yêu cầu cung cấp báo cáo có kiểm tốn.
- Ngồi ra, cần rà sốt kỹ tính hợp lý, chặt chẽ của các Hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp,…để hạn chế rủi ro Hợp đồng bị vơ hiệu hóa, mâu thuẫn lẫn nhau.
Kiểm tra chặt chẽ quy trình sử dụng vốn trong và sau cho vay
- Kiểm sốt chặt chẽ ngay từ q trình giải ngân, tuân thủ theo đúng các quyết định cấp tín dụng, yêu cầu chứng từ chứng minh nhu cầu vốn cụ thể cho mỗi lần giải ngân hóa đơn giá trị gia tăng GTGT), hợp đồng kinh tế,…). Hạn chế tối đa việc giải ngân tiền mặt trừ những trường hợp đặc thù. Kiểm tra nội dung, thông tin người thụ hưởng phù hợp với các chứng từ liên quan. Ngoài ra, đối với các trường hợp thanh tốn trả trước tức là chỉ có hợp đồng kinh tế, chưa có hóa đơn GTGT, cần phải đọc kỹ từng điều khoản trên Hợp đồng, phương thức thanh toán, thời gian cấp hóa đơn…đóng dấu đã cho vay có tên của chi nhánh lên từng hóa đơn, hợp đồng gốc để tránh trường hợp khách hàng ký khống hợp đồng, sử dụng cùng hợp đồng, hóa đơn vay nhiều tổ chức tín dụng.
- Chi nhánh cần phải kiểm sốt chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, kể cả khách hàng tốt nhằm kịp thời phát hiện các biểu hiện khó khăn, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp nhằm hạn chế rủi ro phát sinh và đảm bảo an tồn hoạt động tín dụng.
- Tăng cường tần suất kiểm tra tình hình sử dụng vốn. Tiến hành kiểm tra tất cả các loại hình tín dụng theo định kỳ nhất định, đối với các khoản tín dụng nhỏ và vừa thực hiện kiểm tra hàng tháng, quý; đối với những khoản tín dụng lớn thì thường xuyên hơn; những khoản vay có vấn đề được kiểm tra theo tuần, ngày. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản rõ ràng và có chữ ký của các bên.
- Thường xuyên đôn đốc việc trả nợ của khách hàng. Hiện tại chi nhánh đã có phần mềm hỗ trợ thông báo nợ đến hạn trước 07 ngày làm việc, CBTD cần thường xuyên cập nhật chương trình để đơn đốc khách hàng trả nợ kịp thời.
Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tài sản bảo đảm
- Tuân thủ các quy định hướng dẫn về công tác thẩm định TSBĐ. Tốt nhất là nhờ bên thứ ba có chức năng thẩm định để định giá TSBĐ một cách khách quan và có độ tin cậy cao.
- Thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá lại giá trị TSĐB theo định kỳ hoặc đột xuất nếu có dấu hiệu rủi ro.
- Đặc biệt đối với những tài sản có tính chất ln chuyển thường xun như hàng tồn kho thì cần cử cán bộ hoặc thuê bên thứ ba trực tiếp trông giữ tại kho hàng, thường xuyên cập nhật tình hình nhập xuất hàng hóa để tránh việc mất mát, khơng kiểm sốt được số lượng cũng như giá trị thực tế hàng hóa tại kho.
3.3.7 Nhóm giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro
Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay
Việc sử dụng các công cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là rất quan trọng. Một số giải pháp cần thực hiện:
- Yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng dự án là cơng trình, bảo hiểm hàng hóa có nguy cơ cao…hạn chế tối đa tình trạng giải ngân cho khách hàng trước mới yêu cầu mua bảo hiểm sau.
- Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm của những cơng ty bảo hiểm lớn có uy tín như cơng ty bảo hiểm Bảo Ngân của Ngân hàng Công Thương, đồng thời phải cung cấp hóa đơn đã thanh tốn phí bảo hiểm tránh trường hợp khách hàng chỉ ký trước hợp đồng bảo hiểm để đối phó với ngân hàng nhưng khơng thanh tốn phí dẫn đến hợp đồng bảo hiểm bị vơ hiệu. Ngồi ra, phải kiểm tra kỹ nội dung hợp đồng bảo hiểm, chi nhánh phải là người thụ hưởng thứ nhất khi có rủi ro xảy ra.
- Đối với TSBĐ tiền vay, cần kiểm tra kỹ tinh pháp lý của tài sản để thuận lợi trong quá trình nhận làm đảm bảo cũng như xử lý khi có rủi ro, vì đây là nguồn thu nợ quan trọng thứ hai khi có tổn thất xảy ra. Qua thực tế tại chi nhánh cho thấy, do tính pháp lý của tài sản khơng rõ ràng như khơng có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (cơng trình, tài sản gắn liền với đất,…) nên việc nhận thế chấp để đi công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo gặp rất nhiều khó khăn. Chưa kể vì mục tiêu tăng trưởng dư nợ chi nhánh vẫn nhận thế chấp những loại tài sản này và không đôn đốc khách hàng hoàn thiện các thủ tục về TSBĐ. Do đó khi rủi ro xảy ra, việc xử lý những tài sản này rất khó khăn, mất nhiều thời gian. Vì vậy, để giảm những rủi ro về pháp lý, cần thỏa thuận về việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản hình thành từ
vốn vay, tài sản thế chấp, như một điều kiện bắt buộc, đồng thời thực hiện công tác kiểm tra, liên tục rà soát hồ sơ pháp lý và thực trạng của TSBĐ.
- Ngồi ra, chi phí xử lý tài sản thường cao nên việc phát mại TSBĐ là điều không mong muốn nhất của ngân hàng. Đôi khi phải phát mại tài sản bảo đảm lại không đủ bù đắp cho khoản vay do giá cả của tài sản thay đổi, hoặc khi phát mại khơng có người mua, hoặc do người vay chây ỳ không chịu giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng khi không trả được nợ… Do đó, trong trường hợp khơng phát mại được tài sản, chi nhánh có thể thực hiện một số giải pháp tạm thời như: dùng tài sản đó để cho thuê; làm vốn góp liên doanh; nếu TSBĐ là nhà ở có địa điểm thuận lợi chi nhánh có thể dùng nó làm địa điểm giao dịch hoặc mở thêm các chi nhánh… Như vậy, ngân hàng sẽ có thêm được một khoản thu và giảm được một số chi phí như chi phí bảo quản, chi phí quản lý TSBĐ.
Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phịng: tránh tình
trạng vì kết quả kinh doanh mà khơng tn thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phịng. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, kiên quyết chuyển nhóm nợ đối với các trường hợp vi phạm thời hạn trả nợ theo đúng quy định, xử lý nghiêm việc cố tình cho vay đảo nợ. Thực hiện trích lập dự phịng đầy đủ nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.
3.4 Các kiến nghị khác
3.4.1 Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh của nói chung và cho hoạt động tín dụng nói riêng tại chi nhánh, tác giả có một số kiến nghị với ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam như sau:
- Thành lập thêm một bộ phận hỗ trợ cho Phòng Đánh giá xếp hạng tại TP.HCM ở địa bàn mỗi chi nhánh để hỗ trợ cơng tác thẩm định cho phịng Đánh giá xếp hạng. Khi có phát sinh nhu cầu cấp tín dụng bộ phận này sẽ cùng chi nhánh đi khảo sát, tiếp xúc, thu thập hồ sơ trực tiếp từ khách hàng cùng lúc với CBTD. Khi đó, CBTD chỉ tập trung vào khâu thẩm định, phần scan chuyển hồ sơ và cung cấp hồ sơ khác liên quan khi Phòng Đánh giá xếp hạng yêu cầu sẽ do bộ phận hỗ trợ
thực hiện. Điều này giúp rút ngắn được nhiều thời gian cho CBTD cũng như chất lượng thông tin do bộ phận hỗ trợ cung cấp hơn sẽ được tin tưởng hơn.
- Ngày càng hoàn thiện và nâng cao hơn nữa về quy trình thẩm định tín dụng, cần đơn giản hóa về quy trình, càng dể đọc, dễ hiểu càng tốt, giảm bớt các thủ tục giấy tờ không cần thiết giữa các bộ phận tham gia q trình cấp tín dụng (ví dụ như việc lưu trữ hồ sơ giấy tại bộ phận kiểm tra kiểm sốt nội bộ có thể bỏ bớt bởi tồn bộ hồ sơ đều được scan lên hệ thống) nhưng vẫn đảm bảo được tính hiệu quả của thẩm định để đưa ra quyết định cho vay hợp lý hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.
- Tin học hóa trong hoạt động tín dụng đặc biệt là trong cơng tác thẩm định tín dụng ngày càng khoa học và hiệu quả hơn. Chẳng hạn như cần tìm hiểu và cung cấp cho chi nhánh một số phần mềm hiện đại phục vụ cho q trình giao dịch tín dụng nhanh chóng gọn nhẹ, giảm bớt việc nhập thủ cơng thơng tin của khách hàng nhiều lần. Ví dụ như thiết kế phần mềm có thể chiết xuất báo cáo tài chính từ hệ thống chấm điểm sang hệ thống Incas để không mất thời gian nhập thông tin khách hàng hai lần hoặc nhanh chóng triển khai hệ thống LOS giúp quản lý hồ sơ tín dụng chặt chẽ, xuyên suốt quá trình vay của khách hàng cũng như dễ dàng chiết xuất, kiểm tra khi có yêu cầu.
- Kiểm sốt quy mơ, cơ cấu tín dụng phù hợp với khả năng, kỳ hạn và cơ cấu vốn huy động của từng chi nhánh.
- Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng để đảm bảo an toàn thanh khoản và chất lượng tín dụng.
- Hồn thiện chiến lược chính sách quản trị rủi ro đúng đắn.
- Thường xuyên ban hành các văn bản cảnh báo rủi ro tín dụng, đưa ra những trường hợp rủi ro ở chi nhánh khác hoặc ở ngân hàng khác để các chi nhánh học tập, rút kinh nghiệm.
- Nên thường xuyên cử chuyên viên cấp cao trực tiếp xuống làm việc với chi nhánh để hiểu rõ hơn thực trạng cũng như nguyện vọng, nhu cầu của chi nhánh để có những động thái hỗ trợ thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển của chi nhánh.
- Hồn thiện và nhanh chóng triển khai quy trình xếp hạng KPI tuân thủ với việc ghi nhận đầy đủ lỗi tuân thủ của các chi nhánh trong hệ thống với mục đích nâng cao nhận thức và nâng lực quản lý rủi ro và phát hiện sớm các dấu hiệu để phòng tránh sự kiện rủi ro hoạt động xảy ra tại chi nhánh cũng như trong toàn hệ thống.
- Cần đẩy mạnh triển khai hoạt động mua bán nợ nhằm mục đích góp phần tích cực trong việc xử lý nợ xấu và phục vụ công tác quản trị rủi ro cho toàn hệ thống; giúp các chi nhánh thu hồi vốn nhanh chóng nhằm đáp ứng cho các nhu cầu vay mới. Mặc dù gọi chung là hoạt động mua bán nợ, nhưng với Vietinbank mới chỉ có mảng bán nợ là chủ yếu nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, Hội sở cần xác định định hướng – tầm nhìn lâu dài cho giai đoạn kế tiếp.
- Ngồi ra, tuy Vietinbank đã có các cơng ty thành viên như Cơng ty bảo hiểm Vietinbank (Bảo Ngân), công ty Thẩm Định giá Vietinbank AMC,… với mục đích cung cấp tồn bộ sản phẩm dịch vụ liên quan trong quá trình giao dịch của khách hàng nhằm mang lại lợi ích và hiệu quả tối đa cho tồn hệ thống. Nhưng hiệu quả phục vụ cho các công ty này mang lại thực sự chưa cao, chưa chuyên nghiệp, cịn nặng về tính hình thức, thủ tục giấy tờ đối khi cịn gây khó khăn trở ngại trong cơng tác thẩm định tín dụng của chi nhánh. Do vậy, cần có sự đầu tư, nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty thành viên này để thực sự là công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến khách hàng.
- Đối với nguồn nhân lực, cần có những chính sách rõ ràng, kiên quyết về đạo đức nghề nghiệp, có mức phạt, mức kỷ luật cụ thể đối với từng trường hợp vi phạm hoặc cố tình vi phạm nhiều lần liên quan đến hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt