Kiểm định mơ hình tác động cố định FEM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 59)

3. Phương pháp nghiên cứu

4.5Kiểm định mơ hình tác động cố định FEM

4.5.1 Kiểm định phương sai thay đổi trong mơ hình FEM

Tác giả tiến hành kiểm định phương sai thay đổi trong mơ hình tác động cố định FEM với kiểm định Wald cho ra kết quả ở bảng 4.9.

Bảng 4. 9: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi – Wald Test

Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed Effects regression model

H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i chi2 (247) = 4527.56

Prob>chi2 = 0.0000

Nguồn: Tác giả tính tốn

Kết quả kiểm định ở bảng 4.9 cho thấy Prob (chi2) = 0.0000, do đó với mức ý nghĩa 5% chúng ta có cơ sởbác bỏ H0: khơng có phương sai thay đổi. Như vậy mơ hình các tác động cố định xảy ra hiện tượng phươngsai thay đổi.

4.5.2 Kiểm định tự tương quan trong mơ hình FEM

Tác giả tiếp tục tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mơ hình tác động cố định FEM với kiểm định Wooldridge cho ra kết quả ở bảng 4.10. Kết quả kiểm định ở bảng 4.10 cho thấy Prob (F) = 0.0000, do đó với mức ý nghĩa 5% chúng ta có cơ sở bác bỏ H0. Như vậy mơ hình các tác động cố định xảy ra hiện tượng tự tương quan.

Bảng 4. 10: Kết quả kiểm định tự tương quan - Wooldridge test

Wooldridge test for autocorrelation in panel data H0: no first-order autocorrelation

F( 1, 246) = 85.862 Prob > F = 0.0000

Nguồn: Tác giả tính tốn

4.5.3 Khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tự tương quan bằng phương pháp Bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) phương pháp Bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS)

Khác với kết quả mơ hình Pooled OLS bảng 4.4, mơ hình FEM ở bảng 4.5 và mơ hình REM ở bảng 4.6, kết quả mơ hình FGLS tại bảng trên cho thấy các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% hoặc 10%.

Theo kết quả hồi qui bảng 4.11, mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa ở mức 1% giữa biến động giá cổ phiếu và tỷ suất cổ tức (0.5983626) vẫn được duy trì. Mối quan hệ cùng chiều giữa biến động giá cổ phiếu và tỷ lệ chi trả cổ tức (0.0081458) vẫn được duy trì, nếu xét mức ý nghĩa 10% thì mối quan hệ này là có ý nghĩa vì p- value = 0.07. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai đại diện của chính sách cổ tức đều tác động cùng chiều đến biến động giá cổ phiếu. Kết quả này khác với kỳ vọng và các nghiên cứu trước đây như Baskin (1989), Nazir và cộng sự (2010), Husainey và cộng sự (2011). Sự khác biệt này có thể là do giai đoạn nghiên cứu 2008-2013, giai đoạn khủng hoảng kinh tế tồn cầu và sự khó khăn của nền kinh tế Việt Nam. Yếu tố tâm lý của nhà đầu tư cũng góp phần tạo ra sự khác biệt của kết quả nghiên cứu vì họ cho rằng doanh nghiệp sẽ khơng đủ thu nhập để duy trì chi trả cổ tức cao trong điều kiện kinh tế khủng hoảng. Chính vì sự e ngại của thị trường nên khi doanh nghiệp chi trả cổ tức cao cũng sẽ làm cho biến động giá cổ phiếu tăng lên.

Bảng 4. 11: Kết quả MH hồi quy Bình phương tổi thiểu tổng quát khả thi (FGLS)

Cross-sectional time-series FGLS regression Coefficients: generalized least squares Panels: heteroskedastic

Correlation: common AR(1) coefficient for all panels (0.3359)

Estimated covariances = 247 Number of obs = 1482

Estimated autocorrelations = 1 Number of groups = 247

Estimated coefficients = 7 Obs per group: min = 6

Wald chi2(6) = 152.98

Prob > chi2 = 0.0000

PY Coef. Std. Err. z P>z [95% Conf. Interval]

DY 0.5983626 0.0909109 6.58 0.000*** 0.4201804 0.77654 POR 0.0081458 0.0044959 1.81 0.070* -0.0006661 0.01696 SIZE -0.030616 0.0055722 -5.49 0.000*** -0.0415368 -0.01969 EV 0.4925251 0.1780501 2.77 0.0060*** 0.1435532 0.8415 LVRG 0.1471666 0.0571022 2.58 0.010*** 0.0352483 0.25908 AG 0.1423882 0.022074 6.45 0.000*** 0.099124 0.18565 _cons 1.531532 0.1447862 10.58 0.000*** 1.247756 1.81531 * có ý nghĩa ở mức 10%, *** có ý nghĩa ở mức 1%

Ngồi ra bảng 4.11 cịn cho thấy mối quan hệ ngược chiều (-0.030616) có ý nghĩa giữa biến động giá cổ phiếu và qui mô cơng ty, cho thấy các cơng ty lớn thì giá cổ phiếu ít biến động hơn. Hơn nữa cũng phù hợp với mong đợi về biến động giá cổ phiếu và biến động thu nhập có mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa (0.4925251) ngụ ý là các cơng ty biến động nhiều trong thu nhập thì giá cổ phiếu của cơng ty sẽ biến động nhiều hơn bởi vì biến động thu nhập cao cho thấy rủi ro cao.

Thêm nữa mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa giữa biến động giá cổ phiếu và tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản cũng phù hợp với kỳ vọng (0.1471666), cho thấy công ty có nhiều nợ, rủi ro sẽ cao hơn, giá cổ phiếu biến động nhiều hơn. Kết quả này phù hợp với Hussainey và cộng sự (2011), Mohammad Hashemijoo và cộng sự (2012) nhưng trái ngược với kết quả của Nazir và cộng sự (2010). Giữa biến động giá cổ phiếu và tăng trưởng tài sản có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê (0.1423882). Điều này có nghĩa là khi tăng trưởng tài sản tăng lên 1%, các yếu tố khác khơng đổi thì biến động giá chứng khốn trung bình tăng lên 0.14%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 59)