Phân tích mối tương quan giữa các biến:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 48)

3. Phương pháp nghiên cứu

4.2.Phân tích mối tương quan giữa các biến:

Bảng 4.2 trình bày kết quả ma trận tương quan giữa các biến. Kết quả cho thấy giá trị tuyệt đối của các hệ số tương quan đều nhỏ hơn 0.7, điều này phản ánh rằng có thể khơng có hiện tượng đa cộng tuyến. Đa cộng tuyến tồn tại khi sự tương quan giữa hai biến độc lập là bằng hoặc lớn hơn 70% (Drury, 2008).

Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng nhân tố phóng đại phương sai (variance inflation factor), viết tắt là VIF để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả bảng 4.3 cho thấy các giá trị VIF của các biến độc lập đều khá tốt (nhỏ và bé hơn 10), và khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình.

Bảng 4. 2: Ma trận tương quan giữa các biến trong nghiên cứu

PV: biến động giá cổ phiếu; DY: tỷ suất cổ tức; POR: tỷ lệ chi trả cổ tức; SIZE: quy mô công ty; EV: biến động thu nhập; LVRG: tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản; AG: Tăng trưởng tài sản. ( obs=1482 )

PY DY POR SIZE EV LVRG AG PY 1.0000 DY 0.0679 1.0000 0.0089 POR 0.0512 0.2398 1.0000 0.0489 0.0000 SIZE -0.1128 -0.2071 -0.0505 1.0000 0.0000 0.0000 0.0519 EV 0.0477 -0.0343 -0.0246 -0.0484 1.0000 0.0664 0.1867 0.3434 0.0623 LVRG 0.0567 -0.0708 -0.0571 0.1688 -0.1347 1.0000 0.0292 0.0064 0.0280 0.0000 0.0000 AG 0.1363 -0.0577 -0.0367 0.2009 -0.0735 0.1360 1.0000 0.0000 0.0265 0.1575 0.0000 0.0047 0.0000

Nguồn: Tác giả tính tốn

Bảng 4.2 cho thấy biến động giá cổ phiếu (PY) và tỷ suất cổ tức (DY) có mối tương quan cùng chiều với hệ số tương quan (0.0679) và mức ý nghĩa 1%, kết quả này phù hợp nghiên cứu của với Allen và Rachim (1996) với mối tương quan cùng chiều (0.006), nhưng trái ngược với nghiên cứu của Baskin (1989) là (-0.643). Ngoài ra, mối tương quan giữa biến động giá cổ phiếu và tỷ lệ chi trả cổ tức (POR) là cùng chiều (0.0512) với mức ý nghĩa 5% không như mong đợi, trái ngược với Baskin (1989) là (-0.542), Allen và Rachim (1996) là (-0.21), và Nazir và các cộng sự (2010) là (-0.138).

Bảng 4. 3: Kết quả kiểm tra hiện tương đa cộng tuyến

Variable VIF 1/VIF

DY 1.11 0.901875 SIZE 1.11 0.90354 POR 1.06 0.939933 LVRG 1.06 0.942874 AG 1.06 0.945682 EV 1.03 0.97536 Mean VIF 1.07 Nguồn: Tác giả tính tốn

Bảng 4.2 cũng cho thấy mối tương quan của tỷ suất cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức là cao nhất so với các biến khác (0.2398), nhỏ hơn là mối tương quan giữa tăng trưởng tài sản (AG) và qui mô công ty (SIZE) (0.2009), và các mối tương quan này có ý nghĩa thống kê (p-value = 0).

Bảng ma trận tương quan cịn cho thấy PV và SIZE có mối tương quan ngược chiều (-0.1128) với mức ý nghĩa 1% phù hợp với sự mong đợi của chúng ta. Bởi vì cơng ty có qui mơ lớn thì đa dạng hóa hơn và cơng ty qui mơ nhỏ có ít thơng tin công bố hơn, công ty lớn hơn được mong đợi là ít rủi ro hơn nên giá cổ phiếu sẽ ít biến động hơn. Từ bảng 4.2, chúng ta cũng thấy là qui mơ cơng ty SIZE có tương quan ngược chiều có ý nghĩa thống kê với DY (-0.2071, p-value = 0.0000) hoặc POR (-0.0505, p-value = 0.0519). Điều này phù hợp với Nazir và cộng sự (2010).

Biến động giá cổ phiếu và biến động thu nhập có mối tương quan cùng chiều (0.0477) với mức ý nghĩa 10%, kết quả này cũng phù hợp với kỳ vọng. EV và SIZE

động thu nhập thấp hơn, điều này phù hợp với thực tế vì thường thì các cơng ty có qui mơ lớn sẽ có thu nhập ổn định hơn. Vì vậy mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.

Mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ suất cổ tức (DY) và tỷ lệ chi trả cổ tức (POR) với tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LVRG) là ngược chiều (-0.0708, p- value = 0.0064) và (-0.0571, p-value = 0.0280), cho thấy các cơng ty có nhiều nợ thường ít chi trả cổ tức.

Mối tương quan giữa tăng trưởng tài sản (AG) với DY và POR là cùng đều là ngược chiều, lần lượt là (-0.0577) và (-0.0367), điều này phù hợp với mong đợi vì các cơng ty tăng trưởng thường ít chi trả cổ tức, tuy nhiên mối quan hệ giữa DY và AG có mức ý nghĩa 5%, cịn mối quan hệ giữa POR và AG thì khơng có ý nghĩa thống kê. Ngồi ra, AG có mối quan hệ cùng chiều với biến động giá cổ phiếu PY với mức ý nghĩa 1% và hệ số tương quan là (0.1363). Điều này cũng phù hợp với kỳ vọng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 48)