Định nghĩa biến trong mơ hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 45)

3. Phương pháp nghiên cứu

3.4Định nghĩa biến trong mơ hình

Biến động giá chứng khoán (PV): Đây là biến phụ thuộc. Trước hết ta tính hiệu của giá cao nhất trừ giá thấp nhất trong năm, sau đó chia hiệu này cho trung bình cộng của giá cao nhất và thấp nhất của năm, rồi bình phương phân số trên. Sau đó lấy căn bậc hai để có được biến PV. Cơng thức tính tốn như sau:

Trong đó:

PVit: biến động giá cổ phiếu cơng ty i trong năm t HPit: Giá cao nhất của công ty i trong năm t

LPit: Giá thấp nhất của công ty i trong năm t

Tỷ suất cổ tức (DY):là tỷ lệ phần trăm cổ tức tiền mặt trên giá cổ phiếu (giá đóng

Trong đó:

DYit: tỷ suất cổ tức công ty i trong năm t

CDSit: tổng cổ tức tiền mặt trên mỗi cổ phiếu của công ty i trong năm t đã chi trả cho cổ đơng phổ thơng.

MVit: giá đóng cửa của cổ phiếucơng ty i tại ngày kết thức năm t.

Tỷ suất cổ tức là tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư chỉ tính riêng cho thu nhập từ cổ tức khi nhà đầu tư mua cổ phần tại một mức giá thị trường nào đó, nghĩa là tỷ suất cổ tức phản ánh nhà đầu tư sẽ nhận được bao nhiêu đồng cổ tức từ một đồng đầu tư vào cổ phiếu tại mức giá thị trường. Tỷ suất cổ tức càng cao thể hiện rằng nhà đầu tư có tỷ suất sinh lợi từ cổ tức càng cao, còn tỷ suất cổ tức thấp thì điều đó chưa hẳn đã xấu bởi vì nhà đầu tư có thể trơng chờ vào tỷ suất sinh lợi từ lãi vốn của giá cổ phiếu trên thị trường.

Một tỷ suất cổ tức ở mức cao (hay thấp) chưa chắc đã phản ánh được cơng ty đó chi trả cổ tức cao (hay thấp) khơng, vì tỷ suất cổ tức cịn phụ thuộc vào giá cổ phiếu trên thị trường. Do vậy, mà chỉ tiêu này chỉ dùng để so sánh chính sách cổ tức của những cơng ty khác nhau nhưng có những đặc điểm giống nhau về quy mơ, ngành nghề kinh doanh và có mức giá cổ phiếu là tương đương nhau.

Tỷ lệ chi trả cổ tức (POR): Đây là tỷ số của cổ tức trên mỗi cổ phần chia cho thu nhập trên mỗi cổ phần của tứng năm. Để tránh tình trạng tăng giảm vốn trong năm ảnh hưởng đến thu nhập trên mỗi cổ phần, chúng ta sẽ lấy tổng cổ tức chi trả cho cổ đông chia cho tổng lợi nhuận sau thuế. Cơng thức tính tốn như sau:

Trong đó:

PORit: tỷ lệ chi trả cổ tức công ty i trong năm t

CDSit: tổng cổ tức tiền mặt trên mỗi cổ phiếu của công ty i trong năm t đã chi trả cho cổ đông phổ thông.

nit: số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành của công ty i tại ngày kết thúc năm t NIit: lợi nhuận sau thuế của công ty i năm t

Tỷ lệ chi trả cổ tức cũng cho biết công ty dành ra bao nhiêu phần trăm từ thu nhập một cổ phần thường để tái đầu tư. Tỷ lệ chi trả cổ tức càng cao phản ánh công ty đã sử dụng đại bộ phận lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức cho các cổ đơng, đồng thời chỉ có một phần nhỏ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.Và ngược lại với tỷ lệ chi trả cổ tức thấp.

Những nhà đầu tư nào muốn tìm kiếm thu nhập cho những nhu cầu tiêu dùng trong hiện tại sẽ thích một cơng ty có tỷ lệ chi trả cổ tức cao. Ngược lại, những nhà đầu tư khơng có nhu cầu nhập thu nhập từ cổ tức ngay trong hiện tại mà mong chờ một sự gia tăng giá trị cổ phần thường trong tương lai, họ lại thích các cơng ty có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp và giữ lại lợi nhuận nhiều hơn để tái đầu tư.

Quy mơ cơng ty (SZ):Được tính bằng cách lấy giá cổ phiếu (giá đóng cửa tại ngày

kết thúc năm) nhân với số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành tại ngày kết thúc năm. Cuối cùng lấy logarit cơ số e của kết quả trên để có được biến mà phản ánh thứ tự của độ lớn. Cơng thức tính tốn như sau:

Trong đó :

SZit : quy mô công ty i năm t

nit: số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành của công ty i tại ngày kết thúc năm t

Biến động thu nhập (EV): Đó là độ lệch chuẩn của tỷ lệ thu nhập trước thuế và lãi

vay (EBIT) trên tổng tài sản. Cơng thức tính tốn như sau:

với

Trong đó :

EVit : biến động thu nhập cổ phiếu công ty i năm t

EBITit : thu nhập trước thuế và lãi vay công ty i năm t ASSETit : tổng tài sản công ty i cuối năm t

Đo lường biến động thu nhập bằng tỷ số thu nhập trên tổng tài sản là vì khi so sánh các công ty khác nhau chúng ta không chỉ quan tâm đến thu nhập đơn thuần mà phải xét xem một đồng tài sản công ty có thể tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập.

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LVRG):biến này là một trong những biến kiểm

sốt của nghiên cứu này. LVRG được tính bằng tỷ lệ nợ dài hạn chia cho tổng tài sản. Tỷ lệ này thể hiện một đồng tài sản được tài trợ bao nhiêu đồng nợ dài hạn. Cơng thức tính tốn như sau:

Trong đó :

LVRGit: tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản công ty i năm t

LDit : nợ dài hạn của công ty i năm t ASSETit : tổng tài sản công ty i cuối năm t

Tăng trưởng tài sản (AG): biến kiểm sốt này được tính bằng cách lấy tỷ lệ của sự

thay đổi trong tổng tài sản vào cuối năm với tổng tài sản vào đầu năm. Cơng thức tính tốn như sau:

Trong đó :

AGit : tăng trưởng tài sản công ty i năm t

∆ASSETit : sự thay đổi của tổng tài sản công ty i trong năm t ASSETi(t-1): tổng tài sản của công ty i đầu năm t

3.5 Phương pháp phân tích

Tác giả ước lượng mơ hình nghiên cứu dựa trên dữ liệu bảng trong khoảng thời gian 6 năm từ 2008 đến 2013 với 247 công ty niêm yết trên HOSE và HXN được lựa chọn để đo lường ảnh hưởng của chính sách cổ tức lên biến động giá cổ phiếu. Dữ liệu bảng giúp tác giả hạn chế được hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến quan sát trong chuỗi thời gian và cho ra các kết quả ước lượng của tham số trong mơ hình đáng tin cậy hơn. Ngoài ra, dữ liệu bảng cho phép chúng ta xác định và đo lường tác động mà những tác động này không thể được xác định và đo lường khi sử dụng sử dụng chéo hoặc dữ liệu thời gian.

Mơ hình pooled OLS, mơ hình các tác động cố định FEM (Fixed Effects Regression Model), mơ hình các tác động ngẫu nhiên REM (Random Effects model) được sử dụng để phân tích hồi quy và việc phân tích sẽ tiến hành lần lượt như sau:

Thứ nhất, tác giả tiến hành phân tích thống kê mô tả từng biến theo giá trị trung

bình, trung vị, sai số chuẩn, và độ lệch chuẩn, đây là những thông tin cơ bản để đánh giá về các biến.

Thứ hai, thực hiện phân tích mối tương quan giữa các biến nghiên cứu.

Thứ ba, thực hiện hồi quy lần lượt trên dữ liệu bảng theo 3 mơ hình Pooled OLS,

FEM, REM.

Mơ hình hồi quy bình phương bé nhất dạng gộp Pooled OLS: thực chất là dùng OLS trên dữ liệu bảng và tất cả các hệ số không đổi theo thời gian và giữa các cơng ty. Mơ hình Pooled OLS có dạng:

PVit = β1 + β2DYit + β3PORit +β4SZit + β5EVit+ β6LVRGit + β7AGit + uit

Mơ hình các tác động cố định FEM: Với giả định mỗi công ty đều có những đặc điểm khác biệt có thể ảnh hưởng đến biến độc lập, mơ hình FEM phân tích mối tương quan này giữa các đặc điểm riêng biệt là các yếu tố không quan sát được của mỗi công ty với các biến độc lập; qua đó kiểm sốt và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi biến độc lập để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực (net Effects ) của biến độc lập lên biến phụ thuộc. Mơ hình ước lượng FEM có dạng:

PVit = β2DYit + β3PORit +β4SZit + β5EVit+ β6LVRGit + β7AGit+αi +uit

Trong đó, αi là sai số của từng công ty và không thay đổi theo thời gian. uit sai số - đại diện cho các yếu tố không quan sát được, khác nhau giữa các đối tượng công ty và thay đổi theo thời gian.

Khi xét tác động của các yếu tố không quan sát được lên PY của công ty i (không thay đổi theo thời gian), sai số không quan sát được αi sẽ được thay thế bằng một tập hợp các tham số cố định, α1 + α2 +…+α247, mỗi tham số ứng với mỗi cơng ty vì αi của mỗi công ty là khác nhau. Sự khác biện này có thể do đặc điểm khác nhau của

từng cơng ty, hoặc do sự khác nhau trong chính sách quản lý và hoạt động.

Với cỡ mẫu là 247 công ty được khảo sát trong thời gian 6 năm, vì vậy ta có 1482 quan sát. Mơ hình tác động cố định này sẽ có bậc tự do là 1129 (1482 – 247 – 6).

Mơ hình các tác động ngẫu nhiên REM

PVit = β1 + β2DYit + β3PORit4SZit + β5EVit+ β6LVRGit + β7AGiti +uit

Trong đó:

Sai số tổng hợp wit = εi + uit εi là sai số chéo hay theo công ty

uit là sai số chéo và chuỗi thời gian kết hợp REM đưa ra các giả định thông thường sau đây

; ; ; (i≠j)

(i ≠j; t≠ s )

Nghĩa là các thành phần sai số đơn lẻ không tương quan với nhau và không tự tương quan giữa các đơn vị chéo lẫn chuỗi thời gian.

Trong FEM, mỗi đơn vị chéo có giá trị tung độ góc cố định riêng của nó, cả thảy có 247 giá trị như thế cho 247 cơng ty. Trái lại, trong REM, tung độ gốc β1 là giá trị trung bình của tất cả tung độ gốc (chéo) và sai số biểu diễn độ lệch (ngẫu nhiên) của từng tung độ gốc khỏi giá trị trung bình này. Tuy nhiên, hãy ln ghi nhớ rằng không thể quan sát được một cách trực tiếp, nó là biến khơng thể quan sát hay tiềm ẩn.

Thứ tư, lựa chọn mơ hình hồi quy phù hợp bằng các kiểm định Breusch – Pagan test, F test, Hausman test

Thứ năm, để đảm bảo sự phù hợp của mơ hình hồi quy, tác giả tiến hành kiểm định

Wald (phát hiện phương sai sai số thay đổi) và kiểm định Wooldridge (phát hiện tự tương quan). Bên cạnh đó, phương pháp FGLS cũng được sử dụng bởi nó có thể

kiểm sốt được hiện tượng phương sai số thay đổi và tự tương quan (Judge, Hill et al, 1988).

Quy trình nghiên cứu có thể được mơ phỏng theo biểu đồ 3.1 Biểu đồ 3. 1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp Vấn đề nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu Giới thiệu Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết

Mơ hình nghiên cứu

Phân tích và kiểm định lựa chọn

mơ hình hồi quy

FEM Pooled OLS REM

Breusch – Pagan test Hausman test

F - test

Kết luận, hạn chế và kiến nghị Kiểm định và khắc phục

mơ hình hồi quy

Wooldridge test Wald test

4. Kết quả nghiên cứu

4.1 Mô tả thống kê các biến

Dữ liệu bảng hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các cơng trình nghiên cứu vì nó rất phong phú về thơng tin với mức độ thấp hiện tượng đa cộng tuyến giữa các đơn vị được quan sát theo thời gian. Trong bài nghiên cứu này, tác giả cũng sử dụng dữ liệu bảng nhằm giúp cho việc đo lường kết quả nghiên cứu ý nghĩa hơn. Với khoảng thời gian nghiên cứu là 6 năm từ 2008 đến 2013 và 247 công ty được lựa chọn trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX thì tổng số quan sát của nghiên cứu là 1482 quan sát.

Bảng 4. 1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu

PV: biến động giá cổ phiếu; DY: tỷ suất cổ tức; POR: tỷ lệ chi trả cổ tức; SIZE: quy mô công ty; EV: biến động thu nhập; LVRG: tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản; AG: Tăng trưởng tài sản.

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

PV 1482 0.8603303 0.342684 0.101695 1.775811 DY 1482 0.0775922 0.0758772 0 0.555556 POR 1482 0.6141475 1.573384 -11.0699 22.80899 SIZE 1482 25.84395 1.662351 21.71652 32.36943 EV 1482 0.036172 0.0420625 0.000015 0.585172 LVRG 1482 0.1111343 0.1474763 0 0.718047 AG 1482 0.1654422 0.3132203 -0.724053 2.776917

Bảng 4.1 trình bày tóm tắt thống kê mơ tả về các biến độc lập và phụ thuộc được sử dụng trong nghiên cứu. Bảng này thống kê về giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất.

Bảng 4.1 cho thấy, quy mơ (SIZE) có giá trị trung bình cao nhất trong số các biến với giá trị 25.84395 và Tỷ suất cổ tức (DY) có giá trị trung bình thấp nhất trong số các biến có giá trị 0.0775922. Biến quy mơ cũng có độ lệch chuẩn cao nhất trong số các biến, có giá trị là 1.662351 và biến động thu nhập (EV) có độ lệch chuẩn thấp nhất với giá trị 0.0420625. Biến tỷ lệ chi trả cổ tức (POR) có khoảng cách giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất (-11.0699-22.80899) là cao nhất, trong khi khoảng cách này của tỷ suất cổ tức là thấp nhất (0-0.555556). Tăng trưởng tài sản (AG) thể hiện trong Bảng 4.1 có giá trị âm phần nào cũng phản ánh được sự khó khăn của nền kinh tế Việt Nam trong 5 năm qua kể từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 45)