Dữ liệu khách hàng phàn nàn theo phân xưởng sản xuất năm 2012

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001,2008 tại công ty TNHH fiber opitics vietnam (Trang 69 - 74)

Phân xưởng sản xuất 1 Phân xưởng sản xuất 2 Phân xưởng sản xuất 3 Số lượng khách hàng phàn nàn 6 4 0

Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty năm 2012.

2.3.5.4 Cải tiến

Theo kết quả khảo sát (bảng 2.16), mức độ thực hiện cải tiến liên tục của hệ thống

quản lý chất lượng trong công ty đạt ở mức 4,16.

Công ty ban hành thủ tục cải tiến, thủ tục này khuyến khích cơng nhân đưa ra ý tưởng cải tiến và thực thi những ý tưởng này nhằm nâng cao tính hiệu quả cho hệ thống quản lý chất lượng. Tất cả các ý tưởng từ công nhân ở các bộ phận phù hợp với quy định trong thủ tục cải tiến sẽ được viết ra và chuyển thông tin tới cho thư ký của bộ phận đào tạo xem xét đánh giá, những cải tiến không phù hợp theo yêu cầu trong thủ tục là những ý tưởng đơn giản hoặc những ý tưởng liên quan tới chức năng của bộ phận sẽ không được chấp nhận. Thư ký của bộ phận đào tạo sẽ kiểm tra ý tưởng trùng lắp với ý tưởng khác hay những ý tưởng trước đó. Nếu là ý tưởng mới thư ký của bộ phận đào tạo sẽ chuyển thông tin tới cho kỹ sư liên quan. Kỹ sư sẽ kiểm tra cải tiến có thực hiện được hay khơng. Nếu thực hiện được sẽ chuyển thông tin tới cho trưởng bộ phận liên quan để đánh giá lần 1. Sau 1 tháng thực hiện cải tiến sẽ tiến hành đánh giá lần 2 để xem xét tính hiệu quả của cải tiến. Những cải tiến nào đạt hiệu quả cao sẽ được xét duyệt bởi các trưởng bộ phận để phân loại cải tiến thành 3 loại A, B, C để tiến hành trao thưởng tương ứng cho từng loại cải tiến. Hiệu quả của cải tiến sẽ dựa vào chi phí tiết kiệm được của cải tiến đó. Loại A tương ứng với chi phí tiết kiệm được trong 1 tháng là 20 triệu VND, loại B tương ứng với chi phí tiết kiệm trong 1 tháng là 15 triệu VND, Loại C tương ứng với chi phí tiết kiệm trong 1 tháng là 10 triệu VND. Ngồi ra, cơng ty có đưa thêm giải cá nhân cho trường hợp viết cải tiến với số lượng nhiều nhất trên 1 tháng nhằm khuyến khích sự sáng tạo của cơng nhân giúp hệ thống quản lý chất lượng của công ty được hoàn thiện.

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY TNHH FIBER OPTIC VIETNAM

Với quyết tâm xây dựng, duy trì và cải tiến thường xuyên hệ thống quản lý chất

lượng của công ty TNHH Fiber Optics VietNam, Ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên công ty đã thực hiện được những cam kết chất lượng và đạt được những kết quả sau:

- Thiết lập đầy đủ các thủ tục bằng văn bản các quá trình theo yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 9001:2008, việc thiết lập đầy đủ thủ tục giúp nhân viên có định hướng rõ ràng và thực hiện đúng theo yêu cầu.

- Thực hiện được cam kết của lãnh đạo trong việc xây dựng và cải tiến liên tục của hệ thống quản lý chất lượng của công ty, tiếp nhận thông tin từ khách hàng, các yêu cầu của pháp luật.

- Thực hiện việc hoạch định thiết lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của công ty, định kỳ xem xét và điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. - Thực hiện việc đào tạo cho công nhân để đảm bảo đủ năng lực thực hiện các công việc ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm, duy trì được hồ sơ đào tạo để thuận tiện trong việc xem xét khi có vấn đề phát sinh.

- Mơi trường làm việc của cơng ty ln đảm trong tình trạng tốt để đảm bảo an toàn cho nhân viên và cho sản phẩm.

- Thực hiện tốt việc triển khai q trình sản xuất sản phẩm mới, ln lắng nghe các yêu cầu, phản hồi của khách hàng nhằm đảm bảo sự thỏa mãn khách hàng về chất lượng sản phẩm, hoạt động giao hàng và sau giao hàng.

- Thực hiện tốt việc đánh giá hệ thống nội bộ nhằm phát hiện sớm các điểm không phù hợp của hệ thống từ đó đề ra những hành động khắc phục và ngăn ngừa điểm không phù hợp phát sinh.

- Khuyến khích được nhân viên tham gia đóng góp ý kiến nhằm thực hiện cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, vẫn còn một số hạn chế:

- Về hệ thống tài liệu của công ty: Việc thực hiện phê duyệt tài liệu và ban hành; việc nhận biết và ngăn ngừa tài liệu lỗi thời; việc đảm bảo các phiên bản của tài liệu thích hợp sẵn có ở nơi sử dụng còn bị động. Nguyên nhân là việc ban hành tài liệu chưa được phân bổ hợp lý, thông tin mail quá nhiều nhưng các bộ phận liên quan chỉ chiếm có 15% dẫn tới làm giảm tính hiệu quả của việc thông tin dẫn tới việc sử dụng tài liệu lỗi thời, nội dung thông tin khi ban hành không thể hiện rõ nội dung gây khó khăn cho các bộ phận.

- Về trách nhiệm của lãnh đạo: Việc thấu hiểu và triển khai các cam kết trong chính sách chất lượng cho nhân viên chưa thực hiện tốt. Nguyên nhân là do thời gian đào tạo chỉ thực hiện khi nhân viên mới vào công ty, không tổ chức kiểm tra mức độ thấu hiểu của nhân viên về chính sách chất lượng, không biên soạn tài liệu đào tạo để đảm bảo thơng tin đào tạo được chuẩn hóa. Ngồi ra, chất lượng của phân xưởng 1 và 2 đang đi xuống, nguyên nhân là do phân xưởng 1 và 2 tập trung vào sản lượng nhiều hơn trong năm 2012.

- Về quản lý nguồn nhân lực của công ty: Việc khảo sát nhu cầu và đào tạo bên ngồi cho nhân viên văn phịng thực hiện bị động. Nguyên nhân là do nhu cầu đào tạo bên ngồi của nhân viên văn phịng chưa được khảo sát thực tế, do đó việc tham gia các khóa học của nhân viên không đúng theo yêu cầu của bộ phận chức năng gây lãng phí thời gian của công ty.

- Về quản lý q trình tạo sản phẩm của cơng ty: Bộ phận phát triển vật tư không thực hiện đúng theo yêu cầu trong thủ tục như khơng đánh giá quy trình sản xuất và thời gian giao hàng của nhà cung cấp; duy trì hồ sơ đánh giá kết quả thực hiện của nhà cung cấp còn bị động. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, việc thực hiện theo dõi các yêu cầu đối với nhà cung cấp khơng được duy trì tốt, làm cho chất lượng của vật tư không được đảm bảo và duy trì, tài liệu của vật tư khơng lưu trên hệ thống của công ty dẫn thiếu thông tin, sử dụng sai phiên bản củ, khơng làm tốt hồ sơ kiểm sốt ban đầu của vật tư.

Còn đối với mức độ thực hiện hoạch định kiểm soát máy móc thiết bị, nhận diện máy móc thiết bị cịn hoạt động tốt hay khơng đang trong tình trạng bị động. Ngun nhân do chưa có kế hoạch kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng, máy móc thiết bị trên chuyền khơng có dấu hiệu nhận dạng tình trạng của máy nên khơng biết được khi nào máy cần bảo trì

- Về cơng tác đo lường, phân tích và cải tiến của công ty: việc thực thi những hành động khắc phục điểm không phù hợp của hệ thống không được theo dõi. Nguyên nhân là do khi thực thi các hành động khắc phục khơng ban hành bằng văn bản chính thức mà chỉ thơng tin miệng, dẫn tới việc thực thi theo thời gian của hành động đó khơng được duy trì, khi quy trình thay đổi thì khơng xem xét lại những hành động đó có cịn phù hợp hay không, việc theo dõi đánh giá hành đông khắc phục chỉ diễn ra 1 lần sau 2 tháng, sau đợt đánh giá này sẽ khơng cịn đợt kiểm tra nào nữa nên sẽ không phát hiện được trường hợp hành động khắc phục khơng cịn phù hợp hoặc khơng cịn triển khai nữa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 tại công ty TNHH Fiber Optics VietNam. Trên cơ sở các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, tác giả tiến hành đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của công ty Fiber Optics VietNam dựa theo các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng trong tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 như hệ thống tài liệu (điều khoản 4), trách nhiệm lãnh đạo (điều khoản 5), quản lý nguồn lực (điều khoản 6), hoạt động sản xuất (điều khoản 7), cải tiến (điều khoản 8).

Việc đánh giá tình hình hệ thống quản lý chất lượng tại công ty nhằm xác định những điểm hạn chế trong hệ thống quản lý chất lượng của công ty và những nguyên nhân cụ thể. Đây là cơ sở cho các giải pháp được đề xuất ở chương 3.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001:2008

TẠI CÔNG TY TNHH FIBER OPTICS VIETNAM

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY FIBER OPTICS VIET NAM TỚI NĂM 2015 CỦA CÔNG TY FIBER OPTICS VIET NAM TỚI NĂM 2015

Trên cơ sở kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng trong giai đoạn từ năm 2010-

2012 cùng với việc xem xét của ban lãnh đạo công ty về việc vươn tới nhà máy sản xuất tốt nhất trong tập đoàn. Ban lãnh đạo xác định các mục tiêu cơ bản trong giai đoạn 2013-2015.

Mục tiêu:

- Khơng có khách hàng phàn nàn về sản phẩm lỗi. - Đảm bảo việc giao hàng đúng hạn 100%.

- Giảm tỉ lệ sản phẩm lỗi sửa chữa xuống còn 500 ppm/tháng (phần triệu/tháng). - Đạt được số lượng cải tiến 2 trường hợp/ tháng cho mỗi công nhân.

- Áp dụng 6 sigma cho q trình sản xuất của cơng ty.

Trước khi thực hiện những mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2013-2015, cơng ty cần hồn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, từ đó làm cơ sở vững chắc để thực hiện mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2013-2015.

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY FIBER OPTICS VIET NAM CÔNG TY FIBER OPTICS VIET NAM

Trên cơ sở phân tích tình hình áp dụng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng

theo tiêu chuẩn TCVN 9001:2008 tại công ty TNHH Fiber Optics Vietnam trong năm 2012, tác giả đề nghị một số giải pháp để khắc phục những hạn chế của hệ thống quản lý chất lượng tại cơng ty như sau:

3.2.1 Hồn thiện hệ thống tài liệu quản lý chất lượng của công ty

Hệ thống tài liệu là tiền đề để cho tất cả các nhân viên thực hiện theo, đảm bảo nhân viên hiểu giống nhau và thực hiện đồng nhất với nhau. Hệ thống tài liệu được xây dựng trên cơ sở viết ra những gì cần làm, dựa trên những yêu cầu thể hiện bằng văn bản, nhân viên sẽ dựa vào đấy mà tuân thủ những gì đã viết ra, là căn cứ cho các đợt đánh giá hệ thống của công ty và đề xuất cải tiến.

Tuy nhiên, mức độ thực hiện của hệ thống tài liệu công ty đang ở mức tiếp cận bị động và trong đợt đánh giá năm 2012 đã phát hiện tới 56 điểm không phù hợp của hệ thống tài liệu. Để hoàn thiện hệ thống tài liệu, công ty cần thực cải tiến những điểm sau:

3.2.1.1 Mã hóa tên tài liệu từ chữ viết tắt tên bộ phận sang số

Tên của tài liệu có thể hiện chữ viết tắt tên bộ phận chức năng, với cách đặt tên này đã gây khó khăn cho hệ thống tài liệu của cơng ty, vì khi đổi tên bộ phận thì sẽ ảnh hưởng ngay tới toàn bộ tài liệu của bộ phận chức năng bị đổi tên, do đó để hạn chế việc ảnh hưởng này, nội dung tên tài liệu sẽ được thay đổi từ mã bộ phận sang mã số. Việc cải tiến này giúp cho hệ thống tài liệu của công ty không phụ thuộc vào tên của bộ phận chức năng, do đó khi điều chỉnh tên bộ phận chức năng không làm ảnh hưởng tới hệ thống tài liệu của công ty, giảm bớt được thời gian chỉnh sửa tài liệu và hạn chế được những sai sót (bảng 3.1).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001,2008 tại công ty TNHH fiber opitics vietnam (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)