Giới thiệu về Ngân hàn gÁ Châu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện quản trị thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 46 - 51)

2.1.1 Lịch sử thành lập

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu (ACB) đƣợc thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, Ngân hàng Á Châu chính thức đi vào hoạt động.

Ngân hàng Á Châu niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội) theo Quyết định số 21/QĐ- TTGDHN ngày 31/10/2006. Cổ phiếu Ngân hàng Á Châu bắt đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006.

Đến 31/12/2013, Ngân hàng Á Châu có 346 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnh thành trong cả nƣớc. Tính theo số lƣợng chi nhánh và phịng giao dịch và tỷ trọng đóng góp của mỗi khu vực vào tổng lợi nhuận Ngân hàng, thì Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đơng Nam bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng là các thị trƣờng trọng yếu của Ngân hàng.

2.1.2 Các giai đoạn phát triển

Giai đoạn 1993-1995: Đây là giai đoạn hình thành Ngân hàng Á Châu.

Những ngƣời sáng lập Ngân hàng Á Châu có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thƣơng trƣờng, cùng chia sẻ một nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả.” Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, Ngân hàng Á Châu hƣớng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tƣ nhân, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng và cung ứng sản phẩm dịch vụ mới mà thị trƣờng chƣa có.

Giai đoạn 1996 - 2000: Ngân hàng Á Châu là ngân hàng thƣơng mại cổ

phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa với sự tài trợ của IFC (một công ty con của World Bank). Năm 1997, Ngân hàng Á Châu bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại thông qua một chƣơng trình đào tạo tồn diện k o dài hai năm, do các giảng viên ngồi thực hiện; từ đó Ngân hàng Á Châu đã nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Năm 1999, Ngân hàng Á Châu khởi động chƣơng trình hiện đại hóa cơng nghệ thông tin ngân hàng; và cuối năm 2001, Ngân hàng Á Châu chính thức vận hành hệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), chuyển từ mạng cục bộ sang mạng diện rộng. Năm 2000, Ngân hàng Á Châu đã thực hiện tái cấu trúc hoạt động tại Hội sở theo định hƣớng kinh doanh và hỗ trợ. Tháng 6/2000, khi thị trƣờng chứng khốn Việt Nam hình thành, Ngân hàng Á Châu thành lập Cơng ty TNHH Chứng khốn Ngân hàng Á Châu (ACBS), bắt đầu chiến lƣợc đa dạng hóa hoạt động.

Giai đoạn 2001 - 2005: Năm 2003, Ngân hàng Á Châu xây dựng hệ

thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2004, Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA) đƣợc thành lập. Năm 2005, Ngân hàng Á Châu và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lƣợc của Ngân hàng Á Châu. Ngân hàng Á Châu triển khai giai đoạn hai của chƣơng trình hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền cơng nghệ lõi hiện có, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.

Giai đoạn 2006 - 2009: Ngân hàng Á Châu niêm yết tại Trung tâm Giao

Châu tiếp tục chiến lƣợc đa dạng hóa hoạt động, thành lập Cơng ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL); cũng nhƣ tăng cƣờng hợp tác với các đối tác nhƣ Công ty Open Solutions (OSI), Microsoft, Ngân hàng Standard Chartered; và trong năm 2008, với Tổ chức American Express và Tổ chức JCB. Năm 2009, Ngân hàng Á Châu hồn thành cơ bản chƣơng trình tái cấu trúc nguồn nhân lực. Trong giai đoạn này, Ngân hàng Á Châu đẩy nhanh việc mở rộng mạng lƣới hoạt động, đã thành lập mới và đƣa vào hoạt động 223 chi nhánh và phòng giao dịch; và Ngân hàng Á Châu đƣợc Nhà nƣớc Việt Nam tặng hai huân chƣơng lao động và đƣợc nhiều tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

Giai đoạn 2010 - 2013, “Định hƣớng Chiến lƣợc phát triển của Ngân hàng Á Châu giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020” đƣợc ban hành vào đầu năm 2011. Trong đó nhấn mạnh đến chƣơng trình chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hƣớng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất.

Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn 2010 – 2013

Bảng 2-1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn 2010 – 2013

CHỈ TIÊU ĐVT 2013 2012 2011 2010

I. Tổng tài sản có Tỷ đồng 166.599 176.308 281.019 205.103

II. Vốn và các quỹ Tỷ đồng 12.504 12.624 11.959 11.377

Trong đó: Vốn điều lệ Tỷ đồng 9.377 9.377 9.377 9.377

III. Vốn huy động Tỷ đồng 141.611 145.435 192.927 145.171

* Huy động từ nguồn tiền gửi khách hàng (bao gồm chứng chỉ tiền gửi)

Tỷ đồng 138.111 125.234 142.218 106.937 IV. Dƣ nợ cho vay khách hàng Tỷ đồng 105.642 101.313 101.823 86.478

V. Tiền mặt +tiền gửi thánh tốn tại NHNN + tiền gửi khơng kỳ hạn tại các TCTD

Tỷ đồng 6.234 16.717 30.043 20.592

VI. Tỷ lệ an toàn vốn % 14,66 13,5 9,25 10,6

VII. Lợi nhuận trƣớc thuế Tỷ đồng 1.035 1.043 4.203 3.102

VIII. Số chi nhánh và phòng giao dịch

Đơn vị 346 342 326 281

IX. Nhân sự Ngƣời 9,131 10,276 8,614 7,324

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh - Báo cáo tài chính ngân hàng Á Châu năm 2010 - 2013)

- Quy mô hoạt động: Đến ngày 31/12/2010, tổng tài sản của ngân hàng Á Châu

khoảng 205.103 tỷ đồng. Năm 2011, ngân hàng Á Châu tăng mức tổng tài sản có lên 281.019 tỷ đồng. Tuy nhiên, hai năm sau liên tiếp giảm xuống mức 176.308 năm 2012 và 166.599 năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu do ngân hàng Á Châu chủ động thu hẹp hoạt động liên ngân hàng để phù hợp với khẩu vị rủi ro.

- Hoạt động huy động vốn: Trong giai đoạn 2010 - 2013, ngân hàng Á Châu điều hành hoạt động huy động vốn theo hƣớng ƣu tiên cho an toàn thanh khoản và tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn; chủ động điều chỉnh tốc độ tăng trƣởng huy động cho phù hợp với khả năng sử dụng vốn; đa dạng hóa sản phẩm huy động nhằm cải thiện cơ cấu kỳ hạn bình quân của nguồn vốn và tăng tỷ trọng nguồn huy động khơng kỳ hạn để giảm chi phí vốn.

- Hoạt động cấp tín dụng: Trong tình hình nhu cầu và khả năng vay vốn đầu tƣ kinh doanh hoặc tiêu dùng của doanh nghiệp và dân cƣ bị hạn chế, việc tăng trƣởng dƣ nợ của các ngân hàng nói chung và ngân hàng Á Châu nói riêng gặp nhiều khó khăn; nhƣng ngân hàng Á Châu đã thực thi nhiều giải pháp nhằm củng cố và phát triển hoạt động cấp tín dụng.

Đánh giá chung, hoạt động cấp tín dụng giai đoạn 2010 - 2013 của ngân hàng Á Châu có cải thiện theo thời gian và tăng trƣởng khả quan so với mức bình qn

của tồn ngành; cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hƣớng tích cực; các quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc trong lĩnh vực quản lý tín dụng đƣợc tuân thủ.

- Hoạt động tiền gửi liên ngân hàng và đầu tƣ chứng khốn: Trƣớc tình hình

nguồn cung vốn trên thị trƣờng liên ngân hàng dồi dào, lãi suất giảm nhanh, hoạt động liên ngân hàng tại ngân hàng Á Châu trong năm 2013 chủ yếu là cơ cấu lại danh mục tiền gửi, tích cực thu hồi các khoản tiền gửi cịn tồn đọng tại một số tổ chức tín dụng. Đến ngày 31/12/2013, tổng số dƣ tiền gửi liên ngân hàng khoảng 6.234 tỷ đồng, giảm mạnh so đầu năm. Các năm từ 2010 – 2012 tổng số dƣ tiền gửi liên ngân hàng đều duy trì ở mức khá cao.

- Lợi nhuận: Lợi nhuận trƣớc thuế hợp nhất của ngân hàng Á Châu trong hai

năm 2010 và 2011 đề ở mức cao tƣơng ứng là 3.102 tỷ đồng và 4.203 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận trƣớc thuế hợp nhất của ngân hàng Á Châu năm 2013 giảm mạnh ở mức là 1.035 tỷ đồng, cũng xấp xỉ mức lợi nhuận của năm 2012. Sở dĩ lợi nhuận 2012 - 2013 đạt thấp là do ngân hàng Á Châu đã chủ động tăng cƣờng trích lập dự phịng cho các khoản tài sản tồn đọng theo lộ trình mà Ngân hàng Nhà nƣớc đã phê duyệt nhằm đẩy nhanh tiến trình xử lý dứt điểm các tồn tại, thực hiện một bƣớc quan trọng để lành mạnh hóa cơ cấu tài chính của ngân hàng Á Châu.

- Tỷ lệ an toàn vốn (CAR): Tỷ lệ an toàn vốn tại các thời điểm trong năm 2010

- 2013 đều cao hơn mức pháp định 9%.

- Số chi nhánh và phòng giao dịch: Trong giai đoạn 2010 -2013, ngân hàng Á Châu duy trì số lƣơng đơn vị ở mức ổn định và tăng nhẹ qya các năm. Cụ thể, số lƣợng đơn vị năm 2010 là 281 đơn vị và tăng lên mức 346 đơn vị tính tới thời điểm cuối năm 2013.

- Nhân sự: Tính tới thời điểm cuối năm 2013, nhân sự của ngân hàng Á Châu duy trì ở mức 9,131 ngƣời.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện quản trị thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)