Chiến lược và định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tổng công ty hàng không việt nam – CTCP (Trang 63 - 64)

STT Nội dung Kết quả

1 Chiến lược phát triển dài hạn và sứ mệnh được VNA định hướng

rõ ràng 4.2

2 Chính sách của VNA tạo cảm hứng và giúp nhân viên định hướng

rõ ràng trong công việc. 3.8

3 VNA luôn định hướng dẫn đầu thị trường hàng không nội địa. 4.15

(Nguồn: Tác giả tổng hợp – Bảng phục lục 2 )

Theo bảng sổ liệu ta thấy, về mặt chính sách thì VNA ln có định hướng rõ ràng cả về mặt chiến lược dài hạn và mục tiêu ngắn hạn khi điểm trung bình đạt mức khá cao là 4.2 và 4.15 nhưng việc chính sách và mục tiêu đó có tạo cảm hứng và giúp nhân viên định hướng rõ ràng trong cơng việc thì tùy vào mỗi đơn vị sẽ có sự khác biệt, nếu là lao động phổ thông hay các lao động chuyên môn chung khác như hành chính nhân sự, tài chính kế tốn thì có số điểm rất cao nhưng lao động đặc thù như tổ lái, tiếp viên, kỹ thuật hay điều phái thì lại có điểm trung bình do họ nhận thức được vị thế lao động đặc thù của mình, sự lớn mạnh của thị trường hàng không trong nước và khu vực, cộng thêm yếu tố bất mãn của một bộ phận lao động trong số lao động này nên số điểm của mục này chỉ đạt 3.8. Đây là một trong những điểm quan trọng để làm cơ sở để hình thành nên một loại văn hóa chun nghiệp trong làm việc và thôi việc.

2.2.2.3 Giá trị, niềm tin và thái độ

Giá trị là một khái niệm mang ý nghĩa nội tại của sự vật và được đánh giá qua các thước đo chung. Thơng qua giá trị của sự vật đó thì các đối tượng sẽ thể hiện niềm tin và thái độ khác nhau với các giá trị khác nhau qua từng thời điểm. Đối với VNA yếu tố giá trị này cũng dần thay đổi theo thời gian, đối với giai đoạn đầu thành lập với vai trị là hãng hàng khơng quốc gia, giữ vị thế độc quyền và được ưu tiên đầu tư phát

triển thì giá trị của VNA có thể được xem là tuyệt vời qua đó niềm tin của mọi người dành cho VNA là tuyệt đối và thái độ ngưỡng mộ.

Cụ thể có thể kể ra đây là kinh tế đất nước ở giai đoạn tiền mở cửa, cuộc sống của người dân cịn khó khăn thì yếu tố kinh tế được đặt lên hàng đầu, nhân viên hàng khơng với vai trị và ưu thế tuyệt đối của mình đã có điều kiện để phát triển kinh tế nên niềm tin và thái độ của mọi người đối với ngành lúc này ở mức đỉnh. Tuy nhiên, theo thời gian khi kinh tế mở cửa sâu rộng, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, lợi thế so sánh bị loại bỏ thì giá trị bắt đầu dần thay đổi. Nếu như trước đây lợi thế độc quyền có thể lấn át tất cả thì nay muốn gia tăng gia trị để bù đắp sự sụt giảm do việc loại bỏ độc quyền đã yêu cầu VNA phải gia tăng các giá trị khác như chất lượng dịch vụ, thái độ nhân viên, năng lực quản lý của lãnh đạo hay các phúc lợi xã hội khác để lấy lại niềm tin của nhân viên và khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tổng công ty hàng không việt nam – CTCP (Trang 63 - 64)