2.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của CMS
2.3.1.1 Yếu tố kinh tế
Sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: CMS nhận định trong
trường hợp nền kinh tế phát triển chậm lại hoặc gặp khó khăn, khủng hoảng thì dẫn đến sự sụt giảm trong sản xuất và sinh hoạt, từ đó làm giảm nhu cầu tiêu dùng. Công ty xác định đây là một trong những rủi ro cơ bản đối với không chỉ riêng CMS mà còn là rủi ro mang tính hệ thống đối với mọi doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Hơn nữa, Cơng ty đã tính tốn rủi ro này và có định hướng phát triển riêng dựa vào các thị trường tiềm năng và ổn định mà Công ty đang khai thác.
Lãi vay:Theo chủ trương của chính phủ và dự báo của các chuyên gia lãi
vay sẽ giảm dần để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung.
Ngồi ra, sự đầu tư của chính phủ về các lĩnh vực ngành nghề, thu hút đầu tư hằng năm đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Chẳng hạn năm 2011 tổng mức đầu tư và thu hút đầu tư từ nước ngoài là 877.850 tỷ đồng (tương đương 42 tỉ USD) và được thể hiện ở bảng 2.4 như sau:
Bảng 2.4: Bảng phân chia lĩnh vực đầu tư trong 03 năm 2009. 2010, 2011
(Nguồn:Tổng cục thống kê)[12]
Trong đó thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngồi là 226.905 tỷ đồng (tương tương 11 tỷ USD) chiếm 25,9% đầu tư năm. Khu vực kinh tế Nhà nước đầu tư 341.555 tỷ đồng chiếm 38,9% (trong đó vốn ngân sách nhà nước 177.975 tỷ đồng chiếm 52,1%, vốn vay 114.065 tỷ đồng chiếm 33,4%, vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và nguồn vốn khác 49.515 tỷ đồng chiếm 14,5%). Cịn kinh tế ngồi nhà nước đầu tư 309.390 chiếm 35,2%. Những yếu tố đánh giá sơ lược được tốc độ tăng tổng cầu về ngành hóa chất cho từng khu vực cũng như cho tồn thị trường, nhằm định hướng phát triển của công ty.