Thực trạng tham nhũng, cố ý làm trái quy định trong hệ thống NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hạn chế hành vi tham nhũng, có ý làm tái quy định của cán bộ nhân viên trong hệ thống ngân hàng thương mại tại TPHCM (Trang 34 - 40)

2.2. Thực trạng tham nhũng, cố ý làm trái quy định trong hệ thống NHTM trên

2.2.1. Thực trạng tham nhũng, cố ý làm trái quy định trong hệ thống NHTM

trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2014.

Ngân hàng thương mại với bản chất hoạt động là kinh doanh tiền tệ nên luôn phải đối mặt với nguy cơ bị tham nhũng, cố ý làm trái, thậm chí lừa đảo để chiếm đoạt vốn từ cả bên ngoài lẫn bên trong. Nhiều vụ việc, khách hàng có chủ đích lừa đảo ngân hàng khi làm hồ sơ, giấy tờ giả để vay vốn rồi chiếm đoạt. Nhưng thời gian gần đây đã các vụ việc tham nhũng, cố ý làm trái diễn ra hầu hết đều có sự tiếp tay hoặc chủ mưu từ cán bộ nhân viên ngân hàng. Những vụ việc này thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng, bởi các cán bộ ngân hàng là những người hiểu rõ nhất quy trình nghiệp vụ, hệ thống quản trị nội bộ và các chốt kiểm soát được thiết lập và hoạt động ra sao. Theo báo cáo Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, từ năm 2007-2011 trên cả nước đã thực hiện điều tra 30 vụ tham ô,

tham nhũng tại 15 ngân hàng, liên quan đến 81 cán bộ trong ngành, tổng số tiền thiệt hại là 11.565 tỷ đồng, 3.370 lượng vàng và 8000 USD. Trong năm 2012 – 2013, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46) đã xử lỷ 80 vụ án, khởi tố 40 vụ, liên quan đến 70 cán bộ ngân hàng, thiệt hại tiền vốn Nhà nước hơn 8.000 tỷ đồng, nhưng số tiền chưa thu hồi đến 2.000 tỷ. Chín tháng đầu năm 2014, cơ quan điều tra đã điều tra và khởi tố hơn 300 vụ án trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khốn. Trong đó có một số vụ nổi bật như vụ Agribank chi nhánh 7 – TP. Hồ Chí Minh, ngân hàng phát triển Việt Nam VDB Minh Hải…

Trong báo cáo đề xuất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về 10 vụ đại án tham nhũng, cố ý làm trái quy định nghiêm trọng phức tạp xảy ra trong giai đoạn 2009 – 2014 thì có đến 8 vụ liên quan đến ngân hàng và 4 vụ xảy ra trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và 7 vụ xảy ra trong giai đoạn 2011 - 2014. Điển hình như:

Vụ tham ơ tài sản, lợi dụng chức quyền xảy ra tại Cơng ty cho th tài chính II thuộc ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn năm 2012, gây thiệt hại 531 tỷ đồng. Ông Vũ Quốc Hảo – Tổng Giám Đốc ALC II bị kết án với 4 tội danh, “Tham ô”, “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”.

Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty dệt kim Đông Phương và chi nhánh 6 ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2012 gây thất thốt 966 tỷ đồng. Ơng Hồ Đăng Trung – giám đốc Agribank chi nhánh 6 bị kết án về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Vụ cố ý làm trái về quản lý vốn gây hậu quả nghiêm trọng tại sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2009 gây thiệt hại 402 tỷ đồng. Nguyễn Anh Tuấn – phó giám đốc phụ trách giao dịch kinh doanh vốn ngoại tệ - Sở quản lý ngoại tệ - Agribank bị kết án với tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây thiệt hại 402 tỷ đồng”.

Vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và các vi phạm quy định về cho vay tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu năm 2012 gây thiệt hại cho 8 tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu 1.072 tỷ đồng.

Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái quy định tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM của Huỳnh Thị Huyền Như bị khởi tố năm 2011. Huỳnh Thị Huyền Như đã chiếm đoạt 4.911 từ 9 công ty, 4 ngân hàng và 3 cá nhân, khả năng mất trắng 3.300 tỷ đồng.

Vụ cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại hội sở ACB tại TP.HCM năm 2011 thiệt hại 700 tỷ đồng.

Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh Nam Hà Nội của Ngân hàng NN & PTNT năm 2012 gây thiệt hại 3.099 tỷ đồng.

Ngoài 8 đại án tham nhũng ngành ngân hàng mà viện kiếm sát nhân dân tối cao đề xuất thì cịn một số vụ án mới mà cơ quan chức năng đang trong quá trình điều tra như Vụ tham nhũng xảy ra ở Agribank chi nhánh 7 với số tiền thất thốt tạm tính là hơn 600 tỷ đồng.

Bảng 2.2. Các vụ đại án tham nhũng, cố ý làm trái quy định ngân hàng giai đoạn 2011 - 2014

NĂM ĐỊA BÀN VỤ ÁN SỐ TIỀN CHIẾM

ĐOẠT KHÔNG THỂ THU HỒI 2011 TP.HCM ACB 1,695 719 2011 TP.HCM HUỲNH THỊ HUYỀN NHƯ 4,911 3,300 2012 TP.HCM AGRIBANK 6 1,027 966 2012 TP.HCM ALC II 4,689 531 2012 SÓC TRĂNG THỦY SẢN PHƯƠNG NAM 1,072 1,752 2012 ĐẮC LẮC VDB ĐẮC LẮC 1,944 429

2013 HÀ NỘI AGRIBANK NAM

HÀ NỘI 3,099 3,099

2014 TP.HCM AGRIBANK 7 601 601

1,695 4,911 1,027 4,689 1,072 1,944 3,099 601 - 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 5,000 T ỷ đồng ACB

HUỲNH THỊ HUYỀN NHƯ AGRIBANK 6

ALC II

THỦY SẢN PHƯƠNG NAM VDB ĐẮC LẮC

AGRIBANK NAM HÀ NỘI AGRIBANK 7

Hình 2.3. Số tiền chiếm đoạt trong các vụ đại án tham nhũng, cố ý làm trái quy định ngân hàng giai đoạn 2011 - 2014

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

719 3,300 966 531 1,752 429 3,099 601 - 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 Tỷ đồng ACB

HUỲNH THỊ HUYỀN NHƯ AGRIBANK 6

ALC II

THỦY SẢN PHƯƠNG NAM VDB ĐẮC LẮC

AGRIBANK NAM HÀ NỘI AGRIBANK 7

Hình 2.4. Số tiền không thể thu hồi trong các vụ đại án tham nhũng, cố ý làm trái quy định ngân hàng giai đoạn 2011 – 2014

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Huyền Như bị phanh phui, vụ án được đánh giá là vụ án kinh tế lớn nhất trong lịch sử Việt Nam đương đại. Tuy số tiền chiếm đoạt của vụ án không lớn bằng EPCO – Minh Phụng nhưng số tiền thiệt hại – khơng có khả năng thu hồi thì lại lớn hơn nhiều. Đi liền với vụ Huyền Như là vụ cố ý làm sai quy định tại ACB hội sở tại TP. Hồ Chí Minh của bầu Kiên và các lãnh đạo ngân hàng này, với 9 người bị tố cáo, tổng số tiền sử dụng sai mục đích là 1.695 tỷ đồng, mất trắng 719 tỷ. Tổng số tiền mà hai vụ án cùng xảy ra trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh này chiếm đoạt là 6.606 tỷ đồng, khả năng mất trắng 4.019 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 60.84% trong tổng số tiền chiếm đoạt.

Tuy không tổn thất nhiều bằng năm 2011 nhưng năm 2012 là năm cao điểm về số lượng các vụ đại án được phát hiện với số lượng vụ án là 4 và tổn thất không kém năm 2011 là bao nhiêu, tổng số tiền chiếm đoạt là 8.732 tỷ đồng, số tiền khơng có khả năng thu hồi là 3.678 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 42.12%. Trong 4 vụ đại án này thì có 2 vụ xảy ra trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh với tổng số tiền chiếm đoạt là 5.716 tỷ đồng, không thể thu hồi là 1.497 tỷ đồng.

Năm 2013 có thể đánh giá là năm nhẹ nhàng nhất của ngành ngân hàng nói chung và hệ thống NHTM tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng khi chỉ một vụ đại án xảy ra trên địa bàn Hà Nội bị khởi tố, tuy nhiên số tiền chiếm đoạt từ vụ án này là không hề nhỏ, xấp xỉ 3.100 tỷ đồng.

Năm 2014, tuy chưa có kết quả điều tra chính thức từ cơ quan chứng năng nhưng năm nay dự kiến cũng là một năm đầy sóng gió nữa với hệ thống NHTM tại TP. Hồ Chí Minh khi trong 9 tháng đầu năm đã phát hiện và khởi tố nhiều vụ tham nhũng mà trong số đó vụ lớn nhất xảy ra tại Agribank chi nhánh 7 với con số chưa chính thức về tổng số tiền thiệt hại là hơn 600 tỷ đồng. Cùng với vụ án xảy ra tại VDB Minh Hải thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng thì đây là hai vụ án gây thất thốt lớn nhất cho ngành ngân hàng trong năm 2014 đến thời điểm hiện tại.

6,606 5,716 1,944 1,752 3099 601 - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000 Tỷ đồng 2011 2012 2013 2,014 Năm HÀ NỘI SĨC TRĂNG ĐẮC LẮC TPHCM

Hình 2.5. Số tiền chiếm đoạt trong các đại vụ án xảy ra trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011 – 2014

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

4,019 1,497 429 1,072 3,099 601 - 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 Tỷ đồng 2011 2012 2013 2,014 Năm HÀ NỘI SÓC TRĂNG ĐẮC LẮC TPHCM

Hình 2.6. Số tiền khơng thể thu hồi trong các vụ đại án xảy ra trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011 – 2014

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Nhìn chung lại, tình hình tham nhũng, cố ý làm trái quy định trong hệ thống NHTM trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn hiện nay đang thực sự rất nghiêm trọng, đây là hệ lụy tất yếu cho giai đoạn phát triển ồ ạt của hệ thống NHTM trên địa bàn trong giai đoạn 2007 – 2011 trong khi khả năng và quy trình quản lý của ngành ngân hàng là chưa tốt. Một điểm đáng lưu tâm nữa là, các vụ án lớn nhỏ xảy

ra trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh hầu hết đều do cán bộ ngân hàng cố ý làm sai chế độ, thể lệ quy định, lợi dụng chức vụ quyền hạn thực hiện hành vi tham nhũng, cố ý làm trái bằng giấy tờ giả, chữ ký giả, cấu kết với các tổ chức, cá nhân chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Điều này cho thấy nguyên nhân sâu xa của tham nhũng, cố ý làm trái quy định ngân hàng phần lớn đều xuất phát từ nội tại của các ngân hàng, các yếu tố vĩ mô chỉ là các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp, tác động đến tham nhũng thông qua những yếu tố nội tại này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hạn chế hành vi tham nhũng, có ý làm tái quy định của cán bộ nhân viên trong hệ thống ngân hàng thương mại tại TPHCM (Trang 34 - 40)