Tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hạn chế hành vi tham nhũng, có ý làm tái quy định của cán bộ nhân viên trong hệ thống ngân hàng thương mại tại TPHCM (Trang 62 - 64)

Correlations PL IC DI RE NB PL Pearson Correlation 1 .383** -.309** .198** -.543** Sig. (2-tailed) .000 .000 .001 .000 N 304 304 304 304 304 IC Pearson Correlation .383** 1 -.516** .438** -.743** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 N 304 304 304 304 304 DI Pearson Correlation -.309** -.516** 1 -.584** .678** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 N 304 304 304 304 304 RE Pearson Correlation .198** .438** -.584** 1 -.486** Sig. (2-tailed) .001 .000 .000 .000 N 304 304 304 304 304 NB Pearson Correlation -.543** -.743** .678** -.486** 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 N 304 304 304 304 304

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm SPSS

Hệ số tương quan Pearson của NB và các nhân tố ảnh hưởng đều có giá trị khá cao và sig. đều có giá trị nhỏ hơn 5% (các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê). Có thể khẳng định các biến tiềm ẩn có sự tương quan chặt chẽ với biến khái niệm cần giải thích. Như vậy, đã có cơ sở để chạy mơ hình hồi quy bội MLR.

Các hệ số tương quan Person giữa NB và các biến còn lại cũng cho chúng ta thấy các giả thuyết sau đã được khẳng định:

H1: Có sự tương quan âm (ngược chiều) giữa nhân tố môi trường pháp lý và hành vi tham nhũng, cố ý làm trái quy định trong ngân hàng thương mại.

H2: Có sự tương quan âm (ngược chiều) tương đối mạnh mẽ giữa nhân tố quản lý, kiểm tra kiểm soát nội bộ và hành vi tham nhũng, cố ý làm trái quy định.

H3: Có sự tương quan dương (cùng chiều) giữa nhân tố sự chủ động của đơn vị kinh doanh và hành vi tham nhũng, cố ý làm trái quy định.

H4: Có sự tương quan âm (ngược chiều) giữa nhân tố chế độ đãi ngộ nhân viên và hành vi tham nhũng, cố ý làm trái quy định trong ngân hàng thương mại.

Một điểm đáng lưu ý ở đây là hệ số tương quan Person giữa 4 biến tiềm ẩn với nhau đều có giá trị sig. là 0.000 (hệ số tương quan Person có ý nghĩa thống kê) nên chúng ta phải đặc biệt lưu ý hiện tượng tự tương quan giữa 4 biến trên. Tự tương quan sẽ được kiểm định trong phép chạy mơ hình MLR thơng qua hệ số phóng đại phương sai VIF.

2.4.6.4. Phân tích hồi quy tuyến tính và mơ hình nghiên cứu.

Mơ hình lý thuyết và phần kiểm định ở trên đã cho thấy có mối quan hệ giữa hành vi tham nhũng, cố ý làm trái quy định trong ngân hàng và 4 nhân tố ảnh hưởng. Tuy nhiên mối quan hệ trên có phải là mối quan hệ tuyến tính hay khơng và mức độ ảnh hưởng của 4 nhân tố trên đến khái niệm nghiên cứu như thế nào. Tác giả sẽ thực hiện chạy hồi quy bội MLR để kiểm định mơ hình lý thuyết trên. Do có mối tương quan chặt chẽ giữa 4 nhân tố mà hiện tượng đa cộng tuyến sẽ được chú ý.

Phương trình hàm tương quan tuyến tính tổng quát

NB = β0 + β1PL + β2IC + β3DI + β4RE

Hàm tương quan này được xây dựng thơng qua mơ hình hồi quy bội với phương pháp Enter, 4 biến độc lập được đưa vào phân tích một lúc cùng với biến phụ thuộc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hạn chế hành vi tham nhũng, có ý làm tái quy định của cán bộ nhân viên trong hệ thống ngân hàng thương mại tại TPHCM (Trang 62 - 64)