Một số dạng tham nhũng, cố ý làm trái quy định ngân hàng điển hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hạn chế hành vi tham nhũng, có ý làm tái quy định của cán bộ nhân viên trong hệ thống ngân hàng thương mại tại TPHCM (Trang 40 - 42)

2.2. Thực trạng tham nhũng, cố ý làm trái quy định trong hệ thống NHTM trên

2.2.2. Một số dạng tham nhũng, cố ý làm trái quy định ngân hàng điển hình

địa bàn TP. HCM giai đoạn 2011 – 2014.

2.2.1.1. Cán bộ ngân hàng sử dụng nghiệp vụ tham ô tài sản.

- Tạo dựng hồ sơ, giấy tờ giả như sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi khống đưa vào thế chấp để tham ô chiếm đoạt tiền của ngân hàng như vụ Huỳnh Thị Huyền Như dùng con dấu giả để làm giả các hợp đồng tiền gửi, hồ sơ giả sau đó thế chấp tại một số ngân hàng để rồi chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng.

- Lập hồ sơ vay khống (lập hồ sơ giả) hoặc hồ sơ ghi tăng số tiền vay; sử dụng bút tốn giả; thu tiền nợ vay khơng nhập quỹ… để rút tiền như trường hợp của Bùi Thị Tâm (nguyên cán bộ tín dụng NH TMCP Đơng Á, chi nhánh Q.5, TP.HCM) tham ô hơn 155 tỷ đồng.

- Lập các chứng từ ủy nhiêm chi, giấy nộp tiền mặt, giấy lĩnh tiền mặt rồi giả mạo chữ ký của chủ tài khoản vào các tờ séc, giấy ủy nhiệm chi để rút tiền. Điển hình như trường hợp của Nguyễn Thu Hương, là giao dịch viên phụ trách tài khoản cá nhân, bảo hiểm tài sản và chuyển tiền của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Củ chi chiếm đoạt 2,84 tỷ đồng trong tài khoản của 13 khách hàng đang gửi tại ngân hàng để sử dụng cá nhân.

- Lợi dụng khâu quản lý giám sát thiếu chặt chẽ, thực hiện rút bớt tiền trong công tác tiếp quỹ ATM để phục vụ mục đích riêng. Điển hình như trường hợp của Nguyễn Thanh Nhàn – nhân viên kho quỹ Agribbank Bình Thạnh chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng trong năm 2011.

- Nhận hối lộ của khách hàng để hợp thức hóa hồ sơ xin vay khơng đúng quy định như nhận tài sản đảm bảo không đúng quy định, tài sản đảm bảo giả, hỗ trợ hợp lệ hóa hồ sơ tài chính khơng đạt u cầu như trường hợp tiêu cực xảy ra tại chi nhánh 3 TP. Hồ Chí Minh của Agribank. Giám đốc Agribank chi nhánh 3 nhận hối lộ và xét duyệt các hồ sơ vay không đúng quy định, gây thất thoát 191 tỷ đồng, chỉ thu hồi được 80 tỷ, mất trắng 111 tỷ đồng.

- Định giá trị tài sản thế chấp cao hơn giá trị thực hoặc khơng có tài sản đảm bảo và ngân hàng duyệt cho vay, thậm chí có trường hợp cán bộ ngân hàng cịn chủ động gợi ý, hướng dẫn cho khách hàng cách thức trái pháp luật để hoàn tất hồ sơ xin vay vốn khi chưa đủ điều kiện. Điển hình như vụ tham nhũng, thất thoát hơn 120 tỷ đồng ở Agribank Tân Bình năm 2009.

- Lợi dụng vị trí cơng tác, lạm quyền khi thi hành cơng vụ nhằm chiếm đoạt tài sản. Điển hình là vụ án Huỳnh Thị Huyền Như xảy ra tại Phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh TPHCM.

2.2.1.3. Cán bộ nhân viên lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Đây là hành vi của cán bộ ngân hàng lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian để nhận hoặc sẽ nhận tài sản, lợi ích vật chất khác, dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc liên quan trực tiếp đến công việc của họ, làm lợi cho người đưa tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Điển hình như vụ xảy ra tại ngân hàng Techcombank Lê Quang Định, Phan Thanh Nhật – giám đốc nhiều lần gọi điện đòi tiền hoa hồng từ hợp đồng tín dụng với cơng ty Đất Vàng Len trị giá 8.4 tỷ đồng và đe dọa nếu doanh nghiệp không chi tiền hoa hồng thì ngân hàng sẽ thực hiện thu hồi nợ trước hạn.

2.2.1.4. Cán bộ nhân viên thông đồng với khách hàng chiếm đoạt tài sản.

Điển hình như vụ Vũ Quốc Hảo, nguyên Giám đốc Công ty cho thuê tài chính 2 thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thông

đồng với các đối tượng ngoài ngân hàng chiếm đoạt hơn 4.600 tỷ đồng của ngân hàng, gây thiệt hại hơn 500 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hạn chế hành vi tham nhũng, có ý làm tái quy định của cán bộ nhân viên trong hệ thống ngân hàng thương mại tại TPHCM (Trang 40 - 42)