Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hạn chế hành vi tham nhũng, có ý làm tái quy định của cán bộ nhân viên trong hệ thống ngân hàng thương mại tại TPHCM (Trang 45 - 48)

2.3.2.1. Một số quy định về pháp luật và quản lý của Nhà nước còn thiếu chặt chẽ. - Các quy định về pháp luật bị buông lỏng.

Các quy định về việc xem xét các điều kiện cơ sở cấp giấy phép thành lập, cấp giấy phép kinh doanh cho các tổ chức kinh tế rất chặt chẽ, song trên thực tế công tác này lại được thực hiện quá dễ dàng như: năng lực tài chính, quy mơ sản xuất kinh doanh, tài sản vốn, máy móc thiết bị, năng lực quản lý, điều kiện trình độ… khơng đầy đủ theo quy định nhưng vẫn được thành lập liên tục. Tiếp theo đó là tính thiếu minh bạch tài chính bằng các con số tiền ảo, nền kinh tế luân chuyển chủ yếu bằng tiền mặt… Từ đó, các tổ chức kinh tế thường lách luật để trốn thuế, phát sinh thành nhiều báo cáo tài chính khác nhau theo nhu cầu từng đợt của doanh nghiệp, mà khơng có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước thông qua công tác kiểm tốn và đăng tải cơng khai trên hệ thống thông tin đại chúng.

- Quản lý về mặt hành chính ở của các đơn vị thực thi chưa chặt chẽ.

Việc quản lý lỏng lẻo về mặt hành chính của các đơn vị thực thi, kiểm tra, kiểm soát, chứng thực như quản lý phôi mẫu, giấy tờ, con dấu, chữ ký trong thời gian qua cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bị lợi dụng, làm khống, làm giả các loại giấy tờ, tài sản để lừa đảo trong vay vốn ngân hàng.

- Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện tại còn nhiều điểm chồng chéo.

Về khía cạnh này, một thực tế được phản ánh nhiều là hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực ngân hàng của nước ta được ban hành nhiều nhưng cịn có hiện tượng chồng chéo, chưa đáp ứng được tình hình phát triển khơng ngừng của xã hội và chưa bảo vệ tốt được hệ thống ngân hàng thương mại vốn dĩ dễ bị tổn thương.

- Quy trình quản lý của ngân hàng còn nhiều kẽ hở.

Một phần do đặc trưng của loại hình hoạt động ngân hàng chứa đựng rất nhiều khâu, nhiều nghiệp vụ phức tạp nên trong quy trình quản lý của các ngân hàng sẽ phát sinh nhiều kẽ hở. Mức độ áp lực kinh doanh quá lớn khiến cho công tác quản lý tại nhiều đơn vị ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức, quá nhiều bộ phận chức năng, quá nhiều phòng ban khiến cho sự liên kết giữa các phòng ban trở nên lỏng lẻo, khó quản lý và thơng tin rất dễ bị làm sai lệch. Đây là những yếu tố thuận lợi khiến cho một số cán bộ nhân viên ngân hàng lợi dụng để làm ẩu, làm liều.

- Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa thực sự hiệu quả.

Do hạn chế về nguồn lực và trình độ, hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ tại một số ngân hàng hoạt động tương đối kém hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, cố ý làm trái. Nhiều vụ việc vi phạm diễn ra trong một thời gian dài, liên quan đến nhiều khâu, nhiều cán bộ của ngân hàng nhưng không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, dẫn đến thiệt hại vô cùng nghiêm trọng.

- Công tác thanh tra, kiểm tra của ngân hàng nhà nước chưa thực sự sâu sát.

Công tác thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng chưa được thực hiện sâu sát, năng lực cán bộ thanh tra, kiểm tra chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu. Trong khi ban lãnh đạo một số ngân hàng sợ trách nhiệm, biết cấp dưới vi phạm nhưng chỉ muốn xử lý nội bộ, không hợp tác với cơ quan chưc năng, sợ ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng dẫn đến cán bộ xấu có điều kiện vi phạm với tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng.

2.3.2.3. Điều kiện cho vay được nới lỏng trong một thời gian dài.

Trong giai đoạn phát triển trước đây, nhiều tổ chức tín dụng đã nới lỏng các điều kiện cho vay, điều kiện giao dịch trong khi trình độ quản lý chưa theo kịp yêu cầu quản trị rủi ro nên đã xảy ra nhiều vụ việc sai phạm. Những sai phạm này đã không được phát hiện kịp thời hoặc phát hiện được nhưng xử lý chưa nghiêm do năng lực thanh tra, giám sát ngân hàng trong giai đoạn này còn nhiều hạn chế.

2.3.2.4. Các NHTM chưa có các chế tài xử lý nghiêm khắc cán bộ vi phạm.

Vì sợ ảnh hưởng tới thị trường tài chính, sợ liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu nên một số tổ chức tín dụng đã không tố giác hành vi vi phạm trong nội bộ ngân hàng cũng như công khai thông tin. Nhiều vi phạm trong nội bộ (đáng lý ra phải bị khởi tố) thì lại bị bưng bít, khơng chuyển đến cơ quan chức năng xử lý xem xét theo thẩm quyền hoặc chỉ được xử lý nội bộ theo hình thức kỷ luật, miễn nhiệm chức vụ, sa thải, bồi thường thiệt hại thậm chí một số cán bộ lãnh đạo vi phạm ở ngân hàng này lại được chuyển sang các ngân hàng khác mà vẫn giữ nguyên chức vụ và để rồi các đối tượng này lại tiếp tục gây tác hại ở các đơn vị mới này.

2.3.2.5. Sự suy thoái tư tưởng, đạo đức của một bộ phận cán bộ ngân hàng.

Đây có thể đánh giá là nguyên nhân khá nghiêm trọng khiến cho cán bộ ngân hàng gây ra hàng loạt vụ đại án trong thời gian qua. Chúng ta thấy rằng, ngân hàng là nghề kinh doanh luôn tiếp xúc với tiền tệ, nên đạo đức kinh doanh luôn là một trong những yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu trong khẩu đào tạo và tuyển dụng của các ngân hàng. Tuy nhiên, trong thời gian qua đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ ngân hàng xuống cấp nghiêm trọng, khơng ít cán bộ ngân hàng vì lối sống xa hoa, sai lầm dẫn đến nợ nầy để rồi không chỉ lợi dụng các hoạt động nghiệp vụ để tham nhũng, làm trái quy định mà cịn cấu kết, móc nối với các đối tượng bên ngoài để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng và Nhà nước. Một số cán bộ ngân hàng có hành vi nhũng nhiễu doanh nghiệp, phải có “bơi trơn” mới được tạo thuận lợi trong vay vốn; khơng ít cán bộ ngân hàng đã chủ động thực hiện hành vi tham nhũng, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm gây hậu quả hết sức nghiêm trọng như tham ô tài sản, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…

2.3.2.6. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chưa chặt chẽ và hiệu quả. - Phối hợp thiếu đồng bộ của các cơ quan, đơn vị.

Sự phối hợp trong phòng ngừa, kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm, thực hiện các quy định của pháp luật giữa các tổ chức tín dụng, ngân hàng với các cơ quan chức năng và giữa các cơ quan chức năng (thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều

tra, Viện kiểm sát, tòa án) chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ nên chưa phát huy được hiệu quả trong phòng chống hành vi tiêu cực trong lĩnh vực ngân hàng.

- Cơng tác điều tra cịn gặp nhiều khó khăn, gặp nhiều cản trở.

Ngành ngân hàng cịn có những quy định, quy chế nội bộ chưa phù hợp tạo điều kiện cho cán bộ ngân hàng vi phạm bưng bít, tạo vỏ bọc trong các hoạt vi vi phạm pháp luật. Các ngân hàng thường lấy lý do bảo vệ khách hàng nên thường từ chối không cung cấp tài liệu và không phối hợp với cơ quan điểu tra. Có những vụ án nghiêm trọng, gây thất thoát tài sản lớn nhưng một số ngân hàng vẫn tìm cách bưng bít, khơng hợp tác, khơng cung cấp tài liệu cho các cơ quan điều tra vì muốn che giấu các sai phạm của chính cán bộ ngân hàng. Khi không muốn hợp tác với cơ quan công an, các ngân hàng thường dựa vào Thông tư số 02/2001/TT-NHNN ngày 04/04/2001 của Ngân hàng Nhà nước về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 70/2000/NĐ-CP ngày 21/11/2000 của Chính phủ về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thơng tin liên quan đến tiền gửi và tài sản của khách hàng. Chính điều này đang gây khó khăn cho cơng tác phịng chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hạn chế hành vi tham nhũng, có ý làm tái quy định của cán bộ nhân viên trong hệ thống ngân hàng thương mại tại TPHCM (Trang 45 - 48)