Phương pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa cơ chế quản trị công ty và kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 33)

IV. Kết cấu đề tài

2.3 Phương pháp nghiên cứu:

Chỉ số QTCT (đo lường bởi GOV-I) được xây dựng để đánh giá chất lượng QTCT. Chỉ số này được xây dựng dựa trên kết quả của phiếu thu thập thông tin với câu trả lời sẽ dựa trên các dữ liệu thứ cấp.

Nghiên cứu này chủ yếu thực nghiệm bằng cách sử dụng cách tiếp cận định lượng. Nghiên cứu sử dụng phân tích hồi qui tuyến tuyến bội để xác định mối quan hệ giữa chỉ số QTCT và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động kinh doanh được đo lường bởi 3 chỉ tiêu được chấp nhận rộng rãi và được sử trong hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của cơ chế QTCT lên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đó là Tobin’s q, ROA và ROE. Có rất nhiều cách để xác định Tobin’s q, nghiên cứu sử dụng công thức Tobin’q được

áp dụng trong nghiên cứu “Qui mô hội đồng quản trị, thành phần hội đồng quản trị và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bất động sản” của Shakir (tr.8). Cơng thức được trình bày trong phần mơ tả biến.

Các phương pháp phân tích hồi quy đa biến là khá phổ biến trong việc khám phá mối quan hệ giữa hai bộ của các biến như kết quả hoạt động kinh doanh và chỉ số QTCT, giá trị công ty và chỉ số QTCT. Phương pháp loại trừ dần (backward elimination) được sử dụng để xác định các biến độc lập thống kê đáng kể đóng góp vào độ chính xác tối đa hóa ước lượng của mơ hình hồi qui. Các mơ hình hồi qui được mở rộng để bao gồm những ảnh hưởng tương tác lẫn nhau của các biến kiểm soát. Dựa trên nghiên cứu của Black (2002) và Klein (2005), các biến kiểm sốt thích hợp được cho là có liên hệ đến chất lượng QTCT cao hơn sẽ được đưa vào, đó là: qui mơ của cơng ty – SIZE, cấu trúc vốn - LEVER và tốc độ tăng trưởng - GROWTH.

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sẽ được hồi qui dựa trên chỉ số QTCT và các biến kiểm soát như sau:

PERFi = a+ b1 GOV-Ii +b2 BSZ + b3BIN + b4 CEO-CHAIR + b5 OWNCON + b6GROWTHi +b7 SIZEi + b8 LEVERi + ei

Trong đó:

- PERFi là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đo lường bằng Tobin’q, ROA và ROE

- GOV-Ii chất lượng của cơ chế QTCT (chỉ số QTCT tổng, chỉ số QTCT từng phần)

- BSZ (qui mô hội đồng quản trị - Board size); BIN (Sự độc lập của hội đồng quản trị); và CEO-CHAIR (CEO không kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị); cấu trúc chủ sở hữu (OWNCON)

Bảng 2.2: Tóm tắt các biến nghiên cứu:

STT Ký hiệu Biến Cơng thức tính/ Đo lường

1 GROWTH Cơ hội tăng trưởng tương lai Tốc độ tăng trưởng doanh thu

2 SIZE Qui mô công ty Qui mô công ty = Log(Tổng tài sản) 3 GOV-I Chỉ số QTCT Tổng số điểm của 92 câu hỏi khảo sát 4 BSZ Qui mô hội đồng quản trị Số lượng thành viên hội đồng quản trị

5 BIN Sự độc lập của hội đồng quản trị % của giám đốc độc lập và giám đốc bên ngoài trên tổng số giám đốc

6 CEO-

CHAIR

Chủ tịch hội đồng quản trị không là Giám đốc điều hành

Chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành không là một người thì được 1 điểm và ngược lại là 0 điểm

7 OWNCON Sở hữu tập trung Tổng % số cổ phần sở hữu bởi các cổ đơng kiểm sốt (các cổ đông sở hữu từ 5% cổ phần trở lên)

9 Q Chỉ số Tobin’s q

Tobin’q =

Giá trị sổ sách của các khoản nợ dài hạn + Giá trị thị trường của vốn cổ phần*

Giá trị sổ sách của tổng tài sản 10 ROA Lợi nhuận trên tài sản ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản

11 ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE = Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu 12 LEVER Cấu trúc vốn Tổng nợ / tổng tài sản

*: Giá trị thị trường của vốn cổ phần (vốn hóa thị trường): số lượng cổ phần đang lưu hành tại thời điểm 31/12/2010 nhân với giá cổ phiếu đóng cửa tại ngày 31/12/2010

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa cơ chế quản trị công ty và kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 33)