CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4 Kết luận và kiến nghị
3.4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu:
Trong nghiên cứu này, tôi đã sử dụng phương pháp lựa chọn biến là loại trừ dần để xây dựng mơ hình hồi qui tuyến tính tối ưu nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của cơ chế quản trị công ty đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thể hiện qua 3 chỉ tiêu: chỉ số Tobin’s Q, lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Hai trong ba mơ hình tối ưu cho thấy cơ chế QTCT có ảnh huởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, cụ thể là ROA và ROE.
Tobin’s Q = 1,603 + 1,645 OWNCON – 2,486 LEVER
ROA = 0,662 + 0,002GOV-I – 0,057BIN – 0,192LEVER – 0,31LN(SIZE) ROE = 0,61 + 0,004GOV-I – 0,137BIN – 0,37 LN(SIZE)
Mục tiêu nghiên cứu là để trả lời câu hỏi “QTCT có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trên TTCK Việt Nam hay không?” Như vậy kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống QTCT có tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Doanh nghiệp có một cơ chế QTCT tốt hơn sẽ đem lại kết
quả hoạt động tốt hơn. Kết quả tìm thấy này đã trả lời cho giả thuyết nghiên cứu và phù hợp với hầu hết kết quả tìm thấy trong các nghiên cứu trên thế giới.
Ngoài ra, để đánh giá ảnh hưởng của một số cơ chế QTCT riêng lẻ bao gồm qui mô (BSZ) và mức độ độc lập của hội đồng quản trị (BIN), chủ tịch hội đồng quản trị không kiêm nhiệm giám đốc điều hành (CEO-CHAIR) và số lượng cổ phần nắm giữ bởi các cổ đơng kiểm sốt (OWNCON) lên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tơi đã đưa vào mơ hình các biến độc này vào mơ hình. Kết quả hồi qui cho thấy:
Số lượng cổ phần sở hữu bởi các cổ đơng kiểm sốt càng cao thì chỉ số Tobin’s Q càng cao. Kết quả này thống nhất với kết quả của Panayotis Kapopoulos và Sophia Lazaretou (2006). Tuy nhiên, theo tôi, các nguyên nhân dưới đây cho thấy tại sao số lượng cổ phần kiểm sốt chỉ có ảnh hưởng đến giá trị thị trường của công ty mà không ảnh hưởng đến ROA hay ROE:
- Trong 53 công ty trong mẫu nghiên cứu có đến 29 cơng ty/ tổng cơng ty với số lượng cổ phần kiểm soát được nắm giữ bởi các tập đồn nhà nước. Do 55% cơng ty trong mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa, một số lượng lớn cổ phần (từ 30% - 60%) thuộc sở hữu của các cơng ty hay tập đồn Nhà nước, với suy nghĩ các công ty Nhà nước sẽ không dễ dàng phá sản nên các nhà đầu tư sẽ mạnh dạn khi đầu tư vào các công ty này
- Do đặc tính của TTCK Việt Nam là các nhà đầu tư thường đầu tư theo “hiệu ứng bầy đàn”, “tâm lý đám đơng” mà ít chú ý đến việc phân tích tài chính để đánh giá cơng ty mà mình sắp đầu tư.
- TTCK Việt Nam thường bị điều khiển bởi một nhóm nhà đầu tư lớn với nguồn vốn đủ để ảnh hưởng đến giá của các cổ phiếu trên thị trường, vì vậy một số cổ phiếu đã bị làm giá và trở nên cao hơn so với giá trị thực của nó.
Vì vậy, tơi khuyến nghị các nghiên cứu sau này có thể tìm hiểu rõ hơn với một mẫu nghiên cứu rộng lớn hơn và dữ liệu nghiên cứu qua nhiều năm để thấy được tác động rõ hơn của cơ cấu sở hữu tập trung đối với giá trị thị trường và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Mức độ độc lập của hội đồng quản trị càng cao thì ROA và ROE của công ty càng giảm. Kết quả này là phù hợp với kết quả tìm thấy trong các nghiên cứu của Theo J.B.M. Postma, Hans van Ees và Elmer Sterken đã tìm thấy mối quan hệ nghịch giữa số lượng giám đốc bên ngoài của hội đồng quản trị đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hà Lan. Tuy nhiên kết quả này hoàn tồn trái ngược với các bằng chứng tìm thấy trong các nghiên cứu của Hermalin và Weisbach (1991), Bhagat và Black (1997, 1998), Dalton (1998). Điều này có thể do đặc điểm của mẫu nghiên cứu. Như đã nêu ở trên, mẫu nghiên cứu có hơn 55% là các cơng ty nhà nước thuộc các tổng cơng ty/ tập đồn nhà nước. Các tập đồn Nhà nước thường có rất nhiều các công ty con và công ty liên kết. Do đó, các vị trí quan trọng thường được kiêm nhiệm, chẳng hạn như có thể là tổng giám đốc của công ty này nhưng đồng thời cũng là thành viên độc lập trong hội đồng quản trị của một cơng ty khác, vì vậy họ khơng có nhiều thời gian để tìm hiểu và nắm vững hoạt động kinh doanh của cơng ty mà mình là thành viên độc lập, và từ đó họ khơng thể hồn thành tốt chức năng của một “trọng tài” trong vai trò giám sát việc điều hành và quản lý công ty của ban giám đốc.
Tuy nhiên mơ hình hồi qui khơng tìm thấy mối liên hệ nào giữa các cơ chế cơ chế QTCT là qui mô hội đồng quản trị và sự tách biệt giữa giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Trong các biến kiểm sốt đưa vào mơ hình, qui mơ doanh nghiệp và cấu trúc vốn có ảnh hưởng tiêu cực lên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp có tỷ lệ nợ thấp thì hiệu quả hoạt động càng cao:
ROA tương quan nghịch đáng kể với cấu trúc vốn là dấu hiệu mong đợi vì nếu với cùng một qui mơ doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp nào có tỷ lệ nợ cao hơn thì sẽ có chỉ số ROA thấp hơn do chi phí lãi vay làm giảm đi phần lợi nhuận rịng
Ngồi tương quan nghịch với ROA, cấu trúc vốn cũng có ảnh hưởng tiêu cực lên giá trị thị trường của công ty. Với cùng một qui mô công ty, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn đầu tư vào những doanh nghiệp có chỉ số nợ thấp hơn
Trên TTCK Việt Nam, cơng ty có qui mơ càng lớn thì hoạt động càng kém hiệu quả (ROE và ROA càng thấp). Điều này có thể được giải thích là qui mơ của công ty được đo lường bằng tổng tài sản. Vì vậy, nếu cơng ty gia tăng tỷ lệ nợ sẽ làm tăng tổng tài sản, nhưng mức tăng doanh thu lại thấp hơn (do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới) mức tăng của nợ - mức tăng của lãi suất vì vậy kết quả kinh doanh sẽ giảm.
3.4.2 Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu trên, mối quan hệ thuận giữa cơ chế QTCT và hiệu quả hoạt động của công ty phần nào được khẳng định. Doanh nghiệp có hệ thống QTCT tốt sẽ có kết quả hoạt động kinh doanh cao hơn. Do đó các cơng ty cần xây dựng cho riêng mình quy chế QTCT. Trong mẫu nghiên cứu có 24 trên tổng số 53 cơng ty có qui chế quản trị riêng của mình. Đây là một tỷ lệ tương đối cao (45%) nhưng một số công ty sử dụng “Điều lệ công ty” để làm qui chế quản trị nội bộ. Luật doanh nghiệp 2005 cung cấp các yêu cầu cơ bản của một cơ chế QTCT nội bộ. Với việc xây dựng cơ chế QTCT riêng của mình phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, cơng ty có thể làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các cổ đông, hội đồng quản trị, ban giám đốc, các bên có liên quan với vai trò, quyền và trách nhiệm của họ.
Trong báo cáo thường niên, các công ty cần thể hiện mối quan tâm đến các bên có lợi ích liên quan để thể hiện một chất lượng cao hơn trong QTCT cho các nhà đầu tư tiềm năng có thể thấy được.
Số lượng thành viên độc lập trong hội đồng quản trị cần được xác định rõ. Tuy nhiên định nghĩa về thành viên độc lập không được các công ty thể hiện trên báo cáo của mình. Những giám đốc khơng điều hành thực hiện giám sát, tư vấn, và hài hòa các quyền và đối xử công bằng của các cổ đông, và đặc biệt của cổ đông thiểu số.
Hội đồng quản trị cần thành lập các tiểu ban độc lập như ủy ban kiểm toán, ủy ban đề cử … để hổ trợ hoạt động của mình.
Chỉ có 25% các cơng ty trong mẫu nghiên cứu có đề cập đến quản trị rủi ro. Đây là một tỷ lệ rất thấp. Các công ty cần công bố thông tin về vấn đề này để những nhà đầu tư tiềm năng có được thông tin đầy đủ và cần thiết giúp họ ra quyết định đầu tư.