Chỉ tiêu % tăng(giảm) năm
2009 so với 2008
Giá trị sản xuất công nghiệp 7,6
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 18,6
Tổng kim ngạch xuất khẩu - 9,7
Khách quốc tế đến Việt Nam -11,5
Vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước
thực hiện (so với kế hoạch 2009) 49,3
Chỉ số giá tiêu dùng 6,88
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tuy nhiên, phần lớn dịng vốn từ gói kích cầu chủ yếu là hình thức hỗ trợ gián tiếp như trên khơng tạo được tác động kích cầu lớn bởi thực chất nguồn thu từ thuế trong điều kiện nền kinh tế suy thối là khơng đáng kể, các gói kích cầu thơng qua hình thức hỗ trợ lãi suất 4% với quy mô 17.000 tỷ đồng (thời hạn 8 tháng) và
20.000 tỷ đồng (thời hạn 24 tháng) với tổng dư nợ tín dụng dự tính (nếu giải ngân hết) khoảng 850.000 tỷ đồng. Khoản dư nợ này là quá lớn so với năng lực hấp thụ của hệ thống các doanh nghiệp.
Để hỗ trợ kích cầu, chính sách tiền tệ tác động thơng qua việc mở rộng lượng tiền cơ sở và bằng cách đó lãi suất được duy trì ở mức thấp nhằm giảm chi phí cơ
hội của tiêu dùng và giá vốn đầu tư. Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện một số giải pháp nhằm hướng các khoản vốn vay đúng đối tượng, triển khai các giải pháp hạn
chế tình trạng thơng tin khơng cân xứng, giảm rủi ro do lựa chọn đối nghịch, tăng tính sẵn sàng cho vay của các ngân hàng, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất dự trữ bắt buộc, giảm hệ thống lãi suất chỉ đạo, thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp
vừa và nhỏ cũng như triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất; trong những tình huống khẩn cấp, ngân hàng Nhà nước sử dụng các biện pháp hành chính khống chế trần lãi suất cho vay, kiểm soát chặt việc cho vay hỗ trợ lãi suất, cung ứng thanh khoản cho các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, kiểm sốt tỷ giá, giảm tình trạng căng thẳng ngoại tệ và ảnh hưởng lan truyền của nó tới mặt bằng lãi suất nội tệ. Đến
31/7/2009 dư nợ hỗ trợ lãi suất đạt 1.681,8 nghìn tỷ đồng (tăng 32% so với năm
2008) nhưng dư nợ tín dụng tồn hệ thống ngân hàng chỉ tăng 17% (phần còn lại
được sử dụng tái cơ cấu nợ, đầu tư tài chính)
Nhìn chung, khi ngân hàng thực hiện CSTT nới lỏng nhằm hỗ trợ gói kích cầu đã khơng đạt hiệu quả cao vì ngân hàng Nhà nước khơng hồn tồn có quyền
lực để áp đặt mức vay nợ cho doanh nghiệp, điều này phụ thuộc vào quyết định của NHTM căn cứ vào kết quả của quy trình thẩm định khách hàng và sau đó cịn phụ thuộc vào nguồn vốn cũng như giá vốn huy động của ngân hàng. Trong điều kiện lãi suất thực âm những năm gần đây, khơng có nhiều cơ hội cho chính sách tiền tệ thực hiện kích cầu. Tình trạng này phản ánh một thực tế là ngân hàng đang tài trợ một khoản lãi suất cho doanh nghiệp khi cho vay. Điều này khơng khuyến khích các ngân hàng cho vay. Một thực tế khác là hệ thống doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nên hạn chế nhu cầu vay đầu tư của doanh nghiệp vào sản xuất. Việc đưa ra chỉ tiêu triển khai gói hỗ trợ lãi suất nếu khơng được kiểm sốt tốt có thể khiến ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay ảo hoặc sai mục tiêu, đối tượng hỗ trợ. Như vậy, ngân hàng nhà nước chỉ có thể sử dụng kênh ngân sách thay vì sử dụng cơng cụ chính sách tiền tệ thông qua việc giảm mặt bằng lãi suất, sử dụng nguồn tái cấp vốn từ NHTW không hạn chế nhằm cung ứng thanh khoản cho các NHTM và giúp các doanh nghiệp hấp thụ vốn tốt. Tuy nhiên, khi mặt bằng lãi suất chung giảm kéo theo lãi suất tiển gửi và lãi suất cho vay giảm và trong điều kiện tỷ giá USD/VND tăng thì việc di chuyển từ tiền gửi VND sang ngoại tệ sẽ gây trở ngại cho hoạt động của NHTM.
Như vậy, chính sách tiền tệ và CSTK đã được vận dụng tối đa trong việc thực hiện các gói kích cầu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc phối hợp giữa hai chính sách này cịn nhiều hạn chế:
Thứ nhất, khi thực hiện các gói kích cầu, lượng tiền cung ứng không gây ảnh
hưởng tới lãi suất hoặc ảnh hưởng rất nhỏ. Kết quả của việc nới rộng CSTT không làm cho lãi suất giảm và nhu cầu vay không tăng. Thực tế việc mở rộng khối lượng tiền cung ứng ở nước ta đã làm cho lãi suất giảm xuống nhưng do tỷ giá tăng lên làm cho việc di chuyển tiền gửi VND sang ngoại tệ như phân tích ở trên diễn ra nhanh
chóng, các NHTM phải điều chỉnh lãi suất về mức cũ nhằm hạn chế việc di chuyển tiền gửi. Như vậy, hiệu quả của việc kích cầu do mở rộng CSTT trong trường hợp này bị hạn chế. Hơn nữa, việc sử dụng gói hỗ trợ lãi suất thơng qua sử dụng chi tiêu chính phủ nhằm duy trì mặt bằng lãi suất của các NHTM và giảm giá vốn cho doanh nghiệp lại gây cản trở cho ngân hàng khi mất đi công cụ và động cơ phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro vì mức lãi suất thấp. Ngoài ra, việc CSTT mở rộng chỉ dừng lại ở việc tăng dự trữ của các NHTM mà khơng tăng tổng dư nợ tín dụng do các
ngân hàng khó tìm được khách hàng có đủ điều kiện vay vốn và khách hàng khơng có nhu cầu vay. Thực tế còn cho thấy tốc độ giải ngân gói hỗ trợ lãi suất của chính phủ diễn ra chậm (tháng 2,3/2009), một tỷ lệ lớn gói kích cầu quay lại ngân hàng làm cho tỷ lệ tăng dư nợ tín dụng nhỏ hơn rất nhiều so với lượng vốn giải ngân theo chương trình hỗ trợ lãi suất. Việc tiếp tục thực hiện chính sách mở rộng chi tiêu chính phủ sẽ làm cho dư nợ tín dụng và nợ quá hạn tăng nhanh. (đồ thị bên dưới minh họa). Về lâu dài, việc duy trì CSTT nới lỏng không tạo động lực trong việc dụng hiệu qủa vốn của doanh nghiệp sẽ tồn tại nguy cơ lạm phát và thâm hụt tài khoản vãng lai cũng như tăng rủi ro cho hệ thống ngân hàng.
Hình 2.6: Lãi suất và dư nợ tín dụng các tháng 2009
Nguồn: NHNN
Thứ hai, áp lực bội chi ngân sách và hiệu ứng thoái lui đầu tư tư nhân, vấn đề phát hành trái phiếu trong và ngoài nước và nợ Chính phủ: nếu sử dụng tối đa
vốn bù đắp ngân sách chủ yếu từ thị trường vốn trong nước thơng qua phát hành trái phiếu chính phủ.