Biểu đồ tăng trưởng và thất nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 99)

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Từ năm 2000-2008, việc tiếp tục kiên trì đường lối đổi mới với nhiều cải cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự ra đời Luật Doanh nghiệp đã giải phóng nguồn lực dồi dào trong khu vực dân doanh. GDP liên tục tăng qua các năm và đạt 8,5% năm 2007, thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 4,2%. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó, trong giai

đoạn 2003-2007 cung tiền cũng tăng cao trung bình 25%/năm, tín dụng nội địa tăng

trên 35%/năm và đạt mức cao nhất thế giới là 53% trong năm 2007.

Trong khi đó, có tới 60% lượng tín dụng được dành cho các doanh nghiệp nhà

nước kém hiệu quả khi ICOR ở mức rất cao (9-12) và chỉ có thể tạo việc làm cho khoảng 10% lực lượng lao động. Theo phân tích về chu kỳ của trường phái kinh tế học Áo (Mises, Hayek), sự dư thừa tín dụng và phân bổ khơng hiệu quả này rốt cuộc

đã dẫn tới khủng hoảng tín dụng và buộc thị trường tín dụng phải điều chỉnh như

chúng ta đã chứng kiến trong năm 2008.

Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới cũng là một cú sốc mạnh từ bên ngoài đã cộng hưởng và nhanh chóng đưa nước ta vào pha suy thoái của chu kỳ. Tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 6,2% năm 2008, thất nghiệp tăng lên 4,6%. Một số dự báo gần đây cho rằng tăng trưởng GDP năm 2009 có thể chỉ cịn khoảng 4% và thất nghiệp sẽ ở mức rất cao.

Thực trạng cán cân vãng lai trong những năm qua cho thấy hoạt động xuất,

nhập khẩu hàng hóa chiếm phần lớn trong các giao dịch vãng lai. Thâm hụt cán cân vãng lai ở mức cao, năm 1996-1997 khoảng -8% GDP và đã bắt đầu giảm. Năm

2000-2001 đã chuyển sang thặng dư khoảng 2,1% GDP. Tuy nhiên, đến năm 2002- 2004, cán cân vãng lai lại chuyển sang thâm hụt và ở mức trên 4% GDP. Điều này cho thấy muốn cải thiện cán cân vãng lai, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

đều phải được vận dụng để thay đổi đồng thời thiếu hụt giữa tiết kiệm và đầu tư của

khu vực Chính phủ và khu vực tư nhân. Đối với cán cân vốn, chính sách tài khóa có tác động đến chu chuyển vốn (ODA) của Chính phủ. Chính sách tiền tệ và tỷ giá có tác động mạnh tới chu chuyển vốn của khu vực tư nhân (vay nợ nước ngoài của

doanh nghiệp và đầu tư dưới dạng tiền gửi tại các NHTM). Ngồi ra, muốn ổn định cán cân thanh tốn quốc tế ngồi việc sử dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ để cải thiện cán cân vãng lai và cán cân vốn cũng cần củng cố dự trữ quốc tế đạt mức dự trữ an toàn và tuân thủ nguyên tắc thống nhất đầu mối dự trữ ngoại hối tại

NHTW và các NHTM do NHTW kiểm soát chặt chẽ động thái và trạng thái dự trữ ngoại hối quốc gia.

Bảng 2.7: Cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối của Việt Nam

giai đoạn 2000-2009

(ĐVT: Tỷ USD)

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

1. Tài khoản vãng lai 0.64 0.67 -0.67 -1.93 -1.56 0.22 -0.2 -7.0 -10.7 -7.2

2. Tài khoản vốn -0.77 -0.31 1.14 4.08 2.45 1.91 3.1 16.8 12.1 11.13

3. Dự trữ ngoại hối 2 3.38 3.69 5.61 6.31 8.55 11.48 21.88 23 15

Nguồn: Tổng cục Thống kê và IMF Nỗ lực mở cửa nền kinh tế đã mang lại những kết quả đáng khích lệ trong

hoạt động ngoại thương với kim ngạch xuất, nhập khẩu liên tục tăng cao. Tình hình nhập siêu gia tăng qua nhiều năm gần đây đã làm cho thâm hụt tài khoản vãng lai.

nhanh. Năm 2007 ghi nhận mức tăng đột biến lượng vốn đầu tư trực tiếp, có lẽ đây là một phản ứng tích cực của việc gia nhập WTO vào đầu năm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục xu thế gia tăng và sự hiện diện mạnh mẽ của các khoản đầu tư tài chính gián tiếp là điểm khác biệt nổi trội giữa các giai đoạn 2007-2008 và dự trữ ngoại hối không ngừng tăng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế.

Thơng qua việc phân tích tác động của CSTK và CSTT đến các biến số kinh tế vĩ mô như: Tác động đến tăng trưởng kinh tế; tác động đến lạm phát, giá trị đồng nội tệ, lãi suất ; tác động đến thất nghiệp; tác động đến cán cân thanh tốn, chúng tơi dùng mơ hình phân tích các nhân tố thuộc CSTK và CSTT tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Từ đó, có cơ sở rút ra những thành tựu, hạn chế và

những nguyên nhân dẫn đến việc phối hợp chưa đồng bộ giữa hai chính sách này

trong thời gian vừa qua.

2.5 Mơ hình phân tích các nhân tố thuộc CSTK và CSTT tác động đến GDP

Thông qua nguồn số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2000 – 2009 từ các cơ quan tổ chức như IMF, Tổng cục Thống kê, Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,…. Kết quả phân tích như sau:

2.5.1. Chính sách tài khóa:

Kết quả chạy mơ hình (phần 1 phụ lục) như sau:

GDP = 0,65 C + 0,06 G + 0,40 I - 0,12 NX - 2093,54

Nhận xét: theo mơ hình trên chúng ta nhận thấy R2 hiệu chỉnh = 90,9 % cho biết GDP được giải thích bởi các biến giải thích được đưa vào mơ hình. Dựa vào các Prob(t-Statistic) ta thấy các biến C, G, I, NX tồn tại trong mơ hình có ý nghĩa thống kê. Dấu của các hệ số của các biến C,I,G,NX phù hợp với kỳ vọng. Hiện nay có hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa chi tiêu của chính phủ và tăng

trưởng kinh tế: một quan điểm cho rằng chi tiêu của chính phủ sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế và quan điểm thứ hai ngược lại là chi tiêu của chính phủ làm giảm tăng trưởng kinh tế.

Các khoản chi của chính phủ dễ rơi vào tiêu cực như tình trạng tham nhũng, sử dụng khơng hiệu quả,…

Kết quả từ mơ hình cho ta thấy:

Khi tiêu dùng của cá nhân tăng 1% thì GDP tăng 0,65 triệu USD. Khi chi tiêu của chính phủ tăng 1 % thì GDP tăng 0,06 triệu USD Khi đầu tư tăng 1 % thì GDP tăng 0,40 triệu USD

Khi cán cân thương mại thâm hụt 1 % làm cho GDP giảm 0,12 triệu USD GDP được xem như thước đo cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia nên

đầu tư (I), chi tiêu chính phủ (G) và cán cân xuất khẩu (NX), tiêu dùng cá nhân hay

hộ gia đình (C) đóng vai trị rất quan trọng. Tuy nhiên, yếu tố quyết định sự tăng

trưởng bền vững của nền kinh tế là yếu tố sức mạnh nội tại nên cần chú trọng tăng tỷ trọng của C và I thay vì G. Ngồi ra, trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn cịn khó khăn như hiện nay thì chưa hẳn việc tăng cán cân xuất khẩu (NX) sẽ làm tăng GDP vì việc khai thác thị trường nội địa sẽ giúp doanh nghiệp khơng phải đối phó với

những rào cản phi thương mại và thương mại khi xuất khẩu hàng hóa; việc tiếp thị và quảng bá sản phẩm ở thị trường nội địa sẽ dễ dàng và tiết kiệm chi phí.

2.5.2. Chính sách tiền tệ:

Kết quả chạy mơ hình (phần 2 phụ lục) như sau:

GDP = 421,17 M2 +387,4 I + 14,8 Ex+ 3374, 6 i – 236283,8

Nhận xét: Kết quả chạy mơ hình cho thấy R2 hiệu chỉnh = 92,95 % cho biết GDP được giải thích bởi các biến giải thích được đưa vào mơ hình. Dựa vào các

Prob(t-Statistic) ta thấy các biến M2, I, EX, i, tồn tại trong mơ hình có ý nghĩa thống kê. Dấu của các hệ số của các biến M2, I, EX, i, phù hợp với kỳ vọng.

Khi cung tiền của chính phủ tăng 1USD thì GDP tăng 421,17 triệu USD Khi lạm phát tăng 1% thì GDP tăng 387,4 triệu USD

Khi tỷ giá (Ex) tăng 1% thì GDP tăng 14,8 triệu USD. Đối với yếu tố tỷ giá, dấu của β7 khơng như kỳ vọng vì thực tế ở nước ta thường xuyên diễn ra hiện

Khi lãi suất tăng 1% thì GDP 3374,6 triệu USD. Chúng ta thấy khi lãi suất tăng làm tăng GDP. Điều này đi ngược lại với kỳ vọng về dấu của β8 và được giải

thích vì trong những năm gần đây do những biến động của nền kinh tế thế giới và

nền kinh tế nước ta làm cho yếu tố lạm phát tăng cao dẫn đến lãi suất tăng theo và thực tế lãi suất ở nước ta đang là lãi suất thực âm.

2.5.3. Kết hợp hai mơ hình trên:

Kết quả chạy mơ hình (phần 3 phụ lục) như sau:

GDP= 0,72C + 0,25I +0,0818G - 0,198 NX + 51,55M2 + 103,5 ILAM – 0,517 Ex + 185, 26ILAI + 7299,163

Nhận xét:

Kết quả chạy mơ hình cho thấy R2 hiệu chỉnh = 91,9 % cho biết GDP được giải thích bởi các biến giải thích được đưa vào mơ hình. Dựa vào các Prob(t-

Statistic) ta thấy các biến C, I, G, NX, M2, I, EX, i, tồn tại trong mơ hình có ý nghĩa thống kê. Dấu của các hệ số của các biến phù hợp với kỳ vọng.

Tuy nhiên, thực tế để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhiều biện pháp

đã được thực hiện dựa trên CSTK và CSTT mở rộng đã gây ra những tác động tiêu

cực và gây nên lạm phát cho nền kinh tế.

Kết hợp với bảng kiểm tra mối tương quan cặp chúng ta nhận thấy sự gia tăng của lạm phát có liên quan đến tăng trưởng cung tiền và tín dụng trong những năm gần đây (hệ số tương quan giữa chúng là 0,537). Chỉ số lạm phát ở Việt Nam khơng

ổn định và có xu hướng tăng dần trong vòng 10 năm qua. Trước năm 2000, tốc độ

lạm phát giảm và thậm chí âm các năm liên tiếp 2000 và 2001 với mức tương ứng - 1,6% và -0,4%. Tuy nhiên, sau năm 2002 lạm phát cao đã xuất hiện bằng sự đảo

chiều và tăng nhanh tới 4,4% (từ -0,4% lên 4%) so với năm trước, bùng nổ năm 2007, đạt đỉnh điểm vào năm 2008. Nguyên nhân rất nhiều nhưng có thể kể đến là

do CSTT quá “nới lỏng”, đặc biệt năm 2006 tốc độ mở rộng cung tiền đạt tới đỉnh

33,6% góp phần làm gia tăng lạm phát trong những năm tiếp theo.

thấy giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (hệ số tương quan = 0,759). Để

đạt được và duy trì tốc độ tăng GDP khoảng 8%/năm, Việt Nam đang cố gắng thu

hút vốn đầu tư từ nhà nước, dân cư và nước ngoài (chiếm 40% GDP giai đoạn 2000 – 2007). Tuy nhiên, sự gia tăng lượng vốn đầu tư từ khu vực quốc doanh thơng qua việc chính phủ tài trợ cho các dự án cơng và tín dụng ưu đãi đã đem lại hiệu quả

không cao. Đối với nguồn vốn đầu tư bên ngoài dưới dạng vốn viện trợ ODA, vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, đầu tư tài chính FFI và kiều hối. Trong đó vốn FFI đang gây tiêu cực cho nền kinh tế (trong lĩnh vực thị trường chứng khoán và bất động sản là chủ yếu) cụ thể là bong bóng bất động sản và sự bùng nổ lượng tiền rất

lớn trong dân cư.

Qua việc nghiên cứu và dùng mơ hình phân tích ở trên, chúng tơi có thể rút ra những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của sự phối hợp chưa đồng bộ giữa CSTK và CSTT của Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó làm cơ sở để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa hai chính sách này trong thời gian tới nhằm phát huy tác dụng của chúng góp phần vào việc phát triển kinh tế của

đất nước.

2.6. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến việc phối hợp chưa đồng bộ giữa hai chính sách trên trong thời gian vừa qua. đồng bộ giữa hai chính sách trên trong thời gian vừa qua.

2.6.1. Những thành tựu và hạn chế:

Trong thời gian vừa qua việc phối hợp CSTT và CSTK đã có những chuyển biến tích cực, nhất là trong việc chỉ đạo điều hành giữa Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam (NHNN) và Bộ Tài chính, có sự phối hợp trong việc phát hành tín phiếu kho bạc, xác định lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ, Luật NHNN cũng đã qui định là không phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, tiền gửi kho bạc phải gửi tại NHNN. Hàng năm, Quốc hội thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu và khống chế mức thâm hụt ngân sách trong tỉ lệ nhất định, việc chỉ đạo điều hành của Chính phủ cũng đảm bảo sự nhất quán giữa mục tiêu CSTT và CSTK. Thành tựu nổi bật

nhất trong việc phối hợp hai chính sách này là dần đưa nước ta thốt khỏi đói nghèo, tăng trưởng kinh tế nhanh qua nhiều năm liền, đời sống của người dân ngày càng

được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, việc phối hợp đồng bộ giữa hai chính sách này trong thời gian qua vẫn cịn một số hạn chế nhất định có thể tóm tắt như sau: Trong việc tài trợ thâm hụt Ngân sách; Hạn chế trong phối hợp CSTT&CSTK làm giảm hiệu quả của CSTT ở Việt Nam; Hạn chế trong trao đổi thông tin, số liệu thiếu kịp thời, chưa đầy đủ giữa các Bộ, Ngành để phục vụ xây dựng và điều hành CSTT của NHNN. Từ những hạn chế của sự phối hợp giữa hai chính sách trên là do một số nguyên nhân sau.

2.6.2 Nguyên nhân dẫn đến việc phối hợp chưa đồng bộ giữa hai chính sách

trên trong thời gian vừa qua.

Qua việc phân tích thực trạng phối hợp giữa CSTK và CSTT ở nước ta và tác

động của hai chính sách này đối với các biến số kinh tế vĩ mô trong thời gian vừa

qua, chúng ta nhận thấy ngoài những kết quả và thành tựu đã đạt được thì sự phối

hợp giữa hai chính sách này cịn nhiều hạn chế, nguyên nhân có thể kể đến:

2.6.2.1 Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước nước

Đến nay việc điều hành chính sách tiền tệ (do Ngân hàng Nhà nước đảm

trách) và chính sách tài khóa (do Bộ Tài chính chịu trách nhiệm) vẫn chưa có sự phối hợp và thống nhất, ảnh hưởng đến công tác điều hành vĩ mô. Một số trường

hợp cụ thể như sau:

Thâm hụt ngân sách ở nước ta phần lớn được bù đắp hơn 70% các khoản vay trong nước chủ yếu dưới hình thức phát hành trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc Nhà nước, đây là cơng cụ quan trọng giúp Ngân hàng nhà nước thực thi chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường, đưa vào vận hành có hiệu quả các cơng cụ kiểm sốt tiền tệ gián tiếp như thị trường mở và chiết khấu. Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu chính phủ không được cân nhắc kỹ về lãi suất (lãi suất thường cao hơn lãi suất của hệ thống ngân hàng và cao hơn lợi tức thu được từ việc đầu tư vào thị trường chứng khoán) đã tạo ra sự lấn át đầu tư đối với khu vực tư nhân, có thể làm xáo trộn cơ cấu tài sản nợ, tài sản có và khả năng huy động vốn của các ngân hàng, làm giảm vai trò trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng.

Hàng năm Ngân hàng nhà nước tính tốn mức cung ứng tiền, điều tiết khối lượng tiền do Chính phủ phê duyệt và để tài trợ cho thâm hụt ngân sách nhà nước thì chính sách tiền tệ phải tính tốn, cân đối lượng tiền cần thiết cần phải đưa vào hoặc rút ra khỏi lưu thơng trong khi đó Bộ Tài chính lại quy định trần lãi suất của các phiên đấu thầu chứng khốn nợ. Điều này gây khó khăn cho việc điều hành chính

sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước. Nó làm cho luồng tiền vốn dịch chuyển từ khu vực dân cư và doanh nghiệp vào trái phiếu để hưởng lợi và phần tiền còn lại dành

cho đầu tư phát triển của khu vực kinh tế tư nhân sẽ giảm xuống và để huy động đủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)