Thực trạng áp dụng UCP600 tại việt nam

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN UCP DC và ISBP (Trang 29 - 38)

- Khi đại lý thay mặt cho thuyền trưởng / chủ tàu / người thuê tàu ký vận đơn thì chỉ cần chỉ rõ là đại lý đã ký thay thuyển trưởng / chủ tàu / người thuê tàu và

2.7. Thực trạng áp dụng UCP600 tại việt nam

2.7.1. Khái quát chung về tình hình TTQT tại Việt Nam

TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ

“Thanh tốn quốc tế vẫn ln là thế mạnh của một số ngân hàng như Ngân hàng Ngoại thương, Cơng thương.. Trong đó, TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ ln dẫn đầu về tỷ trọng và giá trị

Khi mở cửa hội nhập với WTO, Nhà nước đã có nhiều thay đổi trong chủ trương chính sách nhằm mở đường cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển chính vì thế kéo theo sự phát triển của các phương thức thanh toán quốc tế

● Thanh toán hàng nhập

Doanh số thanh toán hàng nhập cũng như hàng xuất đều có sự tăng trưởng qua các năm về số tuyệt đối nhưng lại giảm về số tương đối. Nguyên nhân là do năm 2004 bùng phát dịch cúm gà và năm 2008 là khủng hoảng tài chính tồn cầu đã làm cho hoạt động xuất nhập khẩu giảm đáng kể.

2.7.2. Thực trạng tình hình sử dụng UCP600 trong hoạt động TTQT bằng L/C tại Việt Nam

* Các mâu thuẫn thuờng phát sinh trong hoạt động TTQT bằng L/C 2.7.2.1. Tranh chấp do phía người nhập khẩu vi phạm nghĩa vụ

a. Tranh chấp do người nhập khẩu mở L/C không đúng quy định trong hợp đồng

Khi các bên thỏa thuận hình thức thanh tốn bằng L/C thì trong điều khoản thanh tốn của hợp đồng sẽ có các quy định cụ thể, chi tiết về các vấn đề liên quan đến thời hạn mở L/C, ngày hết hạn, các chứng từ cần xuất trình, thời hạn trả tiền, các ngân hàng tham gia và các yêu cầu khác của người yêu cầu. Các chi tiết này sẽ được ghi rõ trong Đơn yêu cầu phát hành L/C . Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp người nhập khẩu lại mở L/C với những điều khoản trái với quy định trong hợp đồng hoặc thêm vào các điều kiện không được thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu người nhập khẩu đưa vào L/C các điều khoản trái với hợp đồng thì người nhập khẩu đã vi phạm hợp đồng và người xuất khẩu có quyền khiếu nại. Ví dụ như trong hợp đồng cho phép chuyển tải nhưng L/C lại quy định không được chuyển tải. Tranh chấp thường xảy ra khi người xuất khẩu nhận thấy L/C có những điều khoản khơng phù hợp với hợp đồng đã yêu cầu sửa đổi L/C nhưng người nhập khẩu khơng đồng ý, khi đó người nhập khẩu cố tình vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và người xuất khẩu có quyền khơng giao hàng và khiếu nại. Nếu người nhập khẩu đưa vào L/C những điều kiện khơng có trong hợp đồng thì khơng coi đó là một sự vi phạm hợp đồng. Ví dụ hợp đồng yêu cầu xuất trình C/O nhưng L/C yêu cầu phải xuất trình C/O do Phòng thương mại quốc gia cấp.

Cả 2 trường hợp trên, nếu người xuất khẩu không yêu cầu sửa đổi L/C mà cứ giao hàng thì buộc phải tuân thủ L/C nếu không sẽ bị từ chối trả tiền và mất quyền khiếu nại về việc người nhập khẩu mở L/C không phù hợp. Ngoài ra, việc người xuất khẩu chấp nhận một L/C không phù hợp với hợp đồng không được coi là L/C này đã sửa đổi bổ sung hợp đồng vì tính độc lập của L/C với hợp đồng gốc, do đó rủi ro thuộc về người xuất khẩu.

b. Tranh chấp do người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng ngừng thanh toán

Nguyên tắc độc lập trong phương thức tín dụng chứng từ là nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng không phụ thuộc vào các khiếu nại của người yêu cầu phát hành thư tín dụng phát sinh từ quan hệ của họ với ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng mà phụ thuộc vào khả năng xuất trình bộ chứng từ phù hợp với thư tín dụng của người thụ hưởng. Nhiều trường hợp người xuất khẩu giao hàng thiếu hoặc kém chất lượng nhưng vẫn lập được bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng phát hành vẫn phải có nghĩa vụ trả tiền theo Điều 5 UCP600. Để đảm bảo quyền lợi cho mình, người nhập khẩu thường yêu cầu ngân hàng ngừng thanh toán cho người xuất khẩu và nếu ngân hàng làm theo thì rất dễ xảy ra tranh chấp vì người xuất khẩu có quyền khiếu nại ngân hàng đã vi phạm UCP600 khi khơng thanh tốn cho bộ chứng từ hợp lệ theo Điều 7 UCP600 cam kết của ngân hàng phát hành là không thể hủy bỏ. Nhưng nếu vì quyền lợi của mình, người nhập khẩu làm đơn yêu cầu tòa án ra lệnh cho ngân hàng ngừng trả tiền hoặc kiện ngân hàng để ngăn cản việc trả tiền thì ngân hàng sẽ buộc phải chấp hành lệnh của tòa án do UCP là một văn bản pháp lý mang tính tùy ý áp dụng dưới luật quốc gia và luật quốc tế.

c. Tranh chấp do người nhập khẩu khơng thanh tốn

Một đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ là muốn được thanh toán người xuất khẩu khơng chỉ hồn thành nghĩa vụ giao hàng mà còn phải lập được bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng, Chính vì vậy, khi thấy giá cả hàng hóa nhập về giảm đột ngột khiến việc nhập hàng có nguy cơ bị lỗ, người nhập khẩu vì khơng muốn nhập hàng nên đã lợi dụng đặc điểm này của phương thức thanh toán L/C để từ chối thanh toán bộ chứng từ. Nếu việc bắt lỗi bộ chứng từ khơng đúng với quy định của UCP600 thì sẽ dẫn đến tranh chấp và người

nhập khẩu sẽ phải gánh chịu thiệt hại lớn do vừa bị lỗ, vừa bị phạt chậm thanh tốn…”

2.7.2.2. Tranh chấp do phía người xuất khẩu vi phạm nghĩa vụ

a. Tranh chấp do người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ khơng phù hợp với L/C

“Thực tế là không phải tất cả các chứng từ được yêu cầu trong L/C đều do người xuất khẩu lập mà có nhiều chứng từ có sự tham gia của bên thứ 3 như: B/L, Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng thương mại cấp, Giấy chứng nhận chất lượng…” “Chính vì khơng kiểm sốt được việc lập các chứng từ này của người xuất khẩu nên việc xuất trình bộ chứng từ khơng phù hợp của người thụ hưởng rất hay gặp trong thực tiễn.” “Theo khảo sát của Ủy ban ngân hàng ICC thì có 60-70% bộ chứng từ xuất trình lần đầu bị từ chối do có sai sót.” “Mặt khác, đơi khi do các ngân hàng không thống nhất trong cách hiểu thế nào là bộ chứng từ hợp lệ nên tranh chấp xảy ra khi ngân hàng phát hành hoặc người yêu cầu cho rằng chứng từ không hợp lệ và từ chối thanh tốn cịn người thụ hưởng hoặc ngân hàng chiết khấu…lại cho rằng nó hồn tồn phù hợp.” “Cũng có thể tranh chấp xảy ra khi người xuất khẩu vì q nơn nóng bán được hàng nên không kiểm tra kỹ các điều kiện của L/C mà chấp nhận cả những điều khoản khống chế của người nhập khẩu do đó khơng thể hồn thành đầy đủ bộ chứng từ.” “Chẳng hạn khi người nhập khẩu yêu cầu trong L/C phải xuất trình giấy chứng nhận đã nhận hàng của người nhập khẩu thì mới được thanh tốn, nếu người nhập khẩu không cung cấp chứng từ nhận hàng thì người xuất khẩu khơng thể lập đủ bộ chứng từ theo L/C và không nhận được tiền hàng.” “Tranh chấp phát sinh khi người xuất khẩu không thể thương lượng với người nhập khẩu cung cấp các chứng từ còn thiếu…và theo UCP600 rủi ro khi đó hồn tồn thuộc về người xuất khẩu.”””

b. Tranh chấp do người xuất khẩu đơn phương dừng hợp đồng

“Thời điểm ký kết hợp đồng thương mại, mở L/C và thời điểm thực hiện hợp đồng, thanh tốn L/C thường có một thời gian trễ nhất định trong khi đó giá cả hàng hóa thì khơng ngừng thay đổi.” “Khi giá hàng hóa trên thị trường thế giới đang tăng thì các nhà xuất khẩu thường có ý muốn dừng hợp đồng đã ký trước đó với mức giá thấp để đem bán trên thị trường với mức giá cao hơn.” “Tranh chấp xảy ra khi

người xuất khẩu đơn phương muốn hủy bỏ hợp đồng bằng cách viện dẫn vào các lý do vi phạm L/C.” “Ví dụ như khi người xuất khẩu kiện người nhập khẩu sửa đổi L/C không đúng hạn do căn cứ vào ngày phát bức điện thư tín dụng (SWIFT MT 700) ra khỏi máy của ngân hàng phát hành là ngày phát hành thư tín dụng – hiệu tương tự cho thời điểm phát hành thư tín dụng sửa đổi, nếu trong bức điện MT 707 sửa đổi L/C có ghi: “OUTPUT: “Date of Amendment: 10/09/2004) thì nghĩa là ngày sửa đổi L/C là ngày 10/09/2004 nhưng người xuất khẩu lại cho rằng ngày 13/09/2004 ngân hàng thông báo nhận được bức điện là ngày phát hành sửa đổi thư tín dụng và đơn phương từ bỏ hợp đồng. Thực tế trong UCP600 chưa có câu trả lời thống nhất cho vấn đề thời điểm phát hành thư tín dụng bởi vì chưa có điều khoản nào định nghĩa phát hành thư tín dụng là gì. Đây cũng là một bất cập của UCP600 cần được sửa đổi.

“Như vậy, khi tranh chấp này xảy ra tùy theo tính chất của từng vụ việc mà rủi ro có thể thuộc về người nhập khẩu hay người xuất khẩu thậm chí cả ngân hàng do thực tế là có những vấn đề mà chính bản thân UCP600 vẫn chưa giải quyết được.”

c. Tranh chấp do người xuất khẩu làm giả bộ chứng từ:

“Tranh chấp này thường xảy ra khi người xuất khẩu xuất trình chứng từ phù hợp với L/C nhưng lại là chứng từ giả mạo.” “Thực tế đã xảy ra trường hợp người nhập khẩu không nắm rõ được đối tác nên đã gặp phải công ty ma hoặc công ty lừa đảo.” “Khi chứng từ phù hợp với L/C ngân hàng vẫn phải thanh tốn và khơng chịu trách nhiệm gì theo UCP600 do thư tín dụng là cam kết chắc chắn trả tiền của ngân hàng cho người xuất trình bộ chứng từ hợp lệ, ngân hàng được miễn trách về tính chân thực, nguồn gốc của bộ chứng từ, vì vậy lúc này người nhập khẩu chỉ cịn cách chờ sự can thiệp của tịa án để xin lệnh đình chỉ thanh tốn khi ngân hàng chưa thanh tốn.” “Cịn nếu ngân hàng đã thanh tốn rồi thì phải nhờ đến tịa án của nước người xuất khẩu phối hợp cùng tịa án nước mình để giải quyết.”

2.7.2.3. Tranh chấp do phía các ngân hàng vi phạm nghĩa vụ

“Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành bị ràng buộc bởi hai quan hệ hợp đồng: một là hợp đồng dịch vụ với người yêu cầu L/C, hai là trái vụ một bên với người thụ hưởng L/C.”

“Khi Đơn yêu cầu phát hành L/C của người nhập khẩu được chấp nhận, ngân hàng tự ràng buộc mình với nghĩa vụ mở một L/C có những điều khoản và điều kiện đúng với những quy định trong Đơn yêu cầu phát hành L/C cho người xuất khẩu hưởng lợi. Cịn khi đã phát hành L/C thì ngân hàng bị ràng buộc bởi cam kết chắc chắn thanh toán cho người thụ hưởng.”

Ngoài ra, trong trường hợp ngân hàng phát hành ủy thác cho một ngân hàng chỉ định thực hiện việc thanh toán hoặc thương lượng thanh toán cho người thụ hưởng thì ngân hàng phát hành bị ràng buộc bởi quan hệ hợp đồng ủy quyền với ngân hàng chỉ định. Tuy nhiên, cần lưu ý một điều là nếu như UCP500 có điều khoản điều chỉnh cả Đơn yêu cầu phát hành L/C hay Đơn yêu cầu sửa đổi thư tín dụng (điều 5 UCP500), thì điều 1 của UCP600 quy định rõ ràng đối tượng điều chỉnh của nó là thư tín dụng và thư tín dụng dự phịng. Do đó chủ thể mà UCP600 điều chỉnh chỉ có: ngân hàng phát hành, người thụ hưởng và các ngân hàng chỉ định hay ngân hàng xác nhận. Cũng theo UCP600 nghĩa vụ của ngân hàng phát hành trong phương thức tín dụng chứng từ là các cam kết trả tiền ngay, trả tiền sau và cam kết chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn. Nếu vi phạm nghĩa vụ của mình thì ngân hàng phát hành phải chịu trách nhiệm. Các trường hợp tranh chấp liên quan đến ngân hàng phát hành có thể do sự vi phạm nghĩa vụ của ngân hàng với một số trường hợp điển hình sau:

a. Tranh chấp khi ngân hàng phát hành khơng phát hiện hết sai sót của bộ chứng từ

Điều 14 UCP600 Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ: “a. Ngân hàng chỉ định

hành động theo sự chỉ định, nếu có và ngân hàng phát hành phải kiểm tra việc xuất trình, chỉ trên cơ sở của chứng từ để quyết định chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng có tạo thành một xuất trình phù hợp hay khơng”nhưng UCP600“khơng nêu cụ thể thế nào là sự phù hợp trên bề mặt của chứng từ vì thế ngân hàng phát hành sẽ căn cứ vào L/C, các tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ trong ISBP 681 ICC 2007 để kiểm tra.” “Theo đó, sau khi kiểm tra chứng từ nếu khơng phát hiện có sai sót thì ngân hàng sẽ phải thanh tốn hoặc thương lượng thanh tốn cho người xuất trình, rồi sau đó sẽ gửi bộ chứng từ đến người yêu cầu để địi tiền, ngược lại nếu có sai sót thì sẽ gửi Giấy báo sai biệt chứng từ cho người yêu cầu và yêu cầu người này trả lời

chấp nhận hay từ chối thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 2 ngày).” “Thực tế nếu người nhập khẩu đồng ý thanh tốn thì sẽ gửi cho ngân hàng một giấy cam kết thanh toán bộ chứng từ để ngân hàng thanh toán hoặc thương lượng thanh tốn cho người xuất trình.” “Tranh chấp thường phát sinh khi ngân hàng phát hành do không cẩn thận đã khơng phát hiện ra sai sót của bộ chứng từ hoặc phát hiện khơng hết sai sót khiến người yêu cầu đưa ra các chỉ thị sai lầm.” “Hậu quả là nếu sai sót bị bỏ qua là nghiêm trọng thì sau này, người nhập khẩu có thể khơng nhận được hàng hoặc nhận phải hàng kém chất lượng sẽ có thể kiện ngân hàng vì sự thiếu sót đó.”

b. Tranh chấp xảy ra khi ngân hàng phát hành từ chối thanh toán bộ chứng từ hợp lệ

“Khi nhận thấy việc nhập hàng hóa có thể bị lỗ do giá cả trên thị trường đang giảm, người nhập khẩu không muốn nhận hàng và cố tìm kiếm sai sót của bộ chứng từ để từ chối nhận hàng.” “Ngân hàng phát hành vì chiều ý khách hàng nên vội vàng bắt lỗi bộ chứng từ hoặc do sự hiểu biết về UCP600 còn hạn chế nên bắt lỗi bộ chứng từ không đúng tinh thần của UCP600.” “Loại tranh chấp này rất hay gặp trong thực tế nhất là với tình hình giá cả hàng hóa trên thế giới biến động khó lường, các cơng ty khơng có khả năng dự đốn chính xác được xu thế biến động giá cả nên khi thấy bị lỗ đã tìm cách thối thác việc nhận hàng.”

“Những sai sót mà ngân hàng phát hành hay nhầm lẫn thường liên quan tới lỗi chính tả, hoặc điều kiện phi chứng từ…Sai sót liên quan tới điều kiện phi chứng từ chẳng hạn như có sự mâu thuẫn giữa dữ liệu trong chứng từ mà thư tín dụng yêu cầu với chứng từ mà thư tín dụng khơng u cầu xuất trình những ngân hàng lại căn cứ vào đó để bắt lỗi bộ chứng từ.” “Cũng theo Điều 14 UCP600 thì do khơng có nghĩa vụ kiểm tra các chứng từ khơng u cầu xuất trình trong L/C nên ngân hàng khơng nhận biết được có sự mâu thuẫn dữ liệu giữa các chứng từ yêu cầu xuất trình và chứng từ khơng được u cầu, do đó khơng được căn cứ vào đó để bắt lỗi bộ chứng từ. Đơi khi những quy định mập mờ của L/C cũng có thể dẫn tới tranh chấp.”

c. Tranh chấp xảy ra khi ngân hàng phát hành vi phạm thời hạn kiểm tra bộ chứng từ.

“Về thời hạn kiểm tra chứng từ xuất trình theo UCP600 đã có một số thay

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN UCP DC và ISBP (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)