Những điểm mới giữa ISBP745 với ISBP

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN UCP DC và ISBP (Trang 49 - 61)

- Khi đại lý thay mặt cho thuyền trưởng / chủ tàu / người thuê tàu ký vận đơn thì chỉ cần chỉ rõ là đại lý đã ký thay thuyển trưởng / chủ tàu / người thuê tàu và

4.4. Những điểm mới giữa ISBP745 với ISBP

4.4.1. ISBP745 phải được đọc trong mối liên hệ và không tách rời với UCP600

“Không giống với ISBP681, ISBP745 được hiểu là sự gắn liền và không tách rời với UCP600. Khẳng định này được thể hiện trong việc ISBP745 đã tạo một “hành lang pháp lý” để các ngân hàng kiểm tra chứng từ xuất trình theo thư tín dụng tn thủ UCP600. “Ngoài UCP600, ngân hàng căn cứ vào ISBP745 để kiểm tra chứng từ và có thể trích dẫn các điều khoản thích hợp của ISBP745 để làm cơ sở quyết định thanh toán hay từ chối nếu các chứng từ xuất trình phù hợp hay khơng phù hợp với điều kiện và điều khoản của thư tín dụng, các sửa đổi thư tín dụng kèm theo có dẫn chiếu đến UCP600.”

4.4.2. Sự đổi mới trong tên gọi

“”ISBP681 có tên là International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documantary Credits - ISBP681 2007 ICC. Hay còn được gọi là “Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo tín dụng chứng từ”.”

“ISBP745 có tên là International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under UCP600- ISBP745 2013 ICC. Hay còn được gọi là

“Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo UCP600”.” 4.4.3. Sự đổi mới trong những nguyên tắc chung

4.4.3.1. Nguyên tắc về chữ viết tắt

“Đối với những trường hợp chữ viết tắt trong L/C cũng được hướng dẫn bổ sung ở ISBP745. Tại đây, khi L/C sử dụng chữ viết tắt thì cho phép chứng từ xuất trình thể hiện chữ viết tắt đó hoặc bất kỳ chữ viết tắt nào khác miễn là cùng thể hiện chung một ý nghĩa hoặc chúng thể hiện ý nghĩa của bất kỳ từ nào được đánh vần đầy đủ hoặc ngược lại.”

“Bên cạnh đó, ISBP745 cũng bổ sung thêm những ví dụ trực tiếp về việc sử dụng ký hiệu “/” để làm rõ nghĩa. Theo đó, nếu L/C nêu ra những quy định “màu đỏ/màu đen/màu xanh” mà khơng đề cập đến những lời giải thích nào khác thì có

nghĩa là chỉ đến màu đỏ hoặc chỉ đến màu đen hoặc chỉ đến màu xanh hoặc chỉ đến bất kỳ sự kết hợp nào giữa ba màu trên đều được chấp nhận.”

4.4.3.2. Nguyên tắc về các giấy chứng nhận, các lời chứng nhận, các lời khai và các tuyên bố

- Thứ nhất, phần này nêu ra sự khác biệt giữa ISBP745 và ISBP681 trong tên tiêu đề:

+ Đối với ISBP681, tiêu đề được ghi là “Lời Chứng nhận và Lời khai - Certifications and Declarations”.

+ Đối với ISBP745, tiêu đề được ghi là “Giấy chứng nhận, Lời chứng nhận, Lời khai và Tuyên bố - Certificates, Certifications, Declarations and Statements”.

- Thứ hai, ở nội dung hướng dẫn trong ISBP681 và ISBP745: + Đối với ISBP681: Chỉ đưa ra hướng dẫn ở một đoạn

+ Đối với ISBP745: Những nội dung hướng dẫn được trình bày trong 3 đoạn với những ví dụ cụ thể để bổ sung và làm rõ ý nghĩa

“Nếu L/C yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận, lời chứng nhận, lời khai hoặc tuyên bố, thì chứng từ đó phải được ký. Giấy chứng nhận, lời chứng nhận, lời khai hoặc tuyên bố có phải ghi ngày hay không phụ thuộc vào loại giấy chứng nhận, lời chứng nhận, lời khai hoặc tuyên bố được yêu cầu, từ ngữ yêu cầu và từ ngữ thể hiện trong chứng từ.”

- Ví dụ cụ thể:

+ “Nếu trường hợp L/C yêu cầu xuất trình chứng nhận do nhà chuyên chở hoặc đại lý phát hành nêu rằng con tàu khơng q 25 tuổi, chứng nhận có thể chứng minh sự phù hợp bằng cách thể hiện:”

“(i) Ngày tháng năm hoặc năm con tàu được đóng, và ngày hoặc năm đó khơng q 25 năm trước UCP600 – DC và ISBP745 32 ngày giao hàng hoặc năm mà việc giao hàng được thực hiện, trong trường hợp này không cần thiết phải ghi ngày phát hành, hoặc;”

“(ii) từ ngữ được nêu trong L/C, trong trường hợp này yêu cầu phải có ngày phát hành, bằng cách đó thể hiện rằng cho đến ngày đó con tàu khơng quá 25 tuổi.”

- “Khi giấy chứng nhận, lời chứng nhận, lời khai hoặc tuyên bố nằm trong chứng từ khác sẽ được ký và ghi ngày thì nó khơng u cầu phải có chữ ký và ghi ngày riêng rẽ khi giấy chứng nhận, lời chứng nhận, lời khai hoặc tuyên bố đã được phát hành và ký bởi cùng một đơn vị.”

4.4.3.3. Nguyên tắc về các chứng từ và nhu cầu điền vào ô, trường và chỗ trống

Đối với mục này, ISBP745 đã sửa đổi và cập nhật hướng dẫn rằng “nếu chứng từ có một ơ, trường hay chỗ trống để điền các dữ liệu thì khơng nhất thiết phải điền các dữ liệu vào ơ, trường hay chỗ trống đó”.

Ví dụ: điền thơng tin các trường trống như thơng tin kế tốn và thơng tin xử lý trên vận đơn hàng không.

4.4.3.4. Các thuật ngữ không được định nghĩa trong UCP DC

ISBP745 nếu so với ISBP681 thì đã được cập nhật thêm nhiều thuật ngữ mới, ví dụ:

- Third party documents notacceptable - Các chứng từ bên thứ ba không được chấp nhận: đây là những bản chứng nhận, giấy chứng từ không đem lại ý nghĩa và không được chú trọng, để tâm đến.

- “Shipping company - Công ty vận tải bằng đường biển:khi được sử dụng trong ngữ cảnh là người phát hành một giấy chứng nhận, lời chứng nhận hay lời khai liên quan đến chứng từ vận tải.”Có nghĩa là: “Bất kỳ người nào sau đây: nhà chuyên chở, thuyền trưởng,hoặc khi một vận đơn thuê tàu được xuất trình, thì thuyền trưởng, chủ tàu hoặc người thuê tàu, hoặc bất kỳ đơn vị nào được nhận biết là đại lý của bất kỳ người nào trên đây bất kể người đó đã phát hành hoặc ký chứng từ vận tải được xuất trình hay khơng”.

- Documents acceptable as presented - Các chứng từ có thể được chấp nhận như đã xuất trình: chứng từ chỉ được xem như là đã được xuất trình khi nó đem được trình đúng thời hạn mà L/C có hiệu lực và việc thanh tốn các khoản tiền phải đúng với giá trị được nêu ra trong L/C. Nếu khơng thì ngay cả khi chúng được đem đi trình với số lượng đúng bằng với số lượng được yêu cầu đối với bản gốc hoặc bản sao thì cũng sẽ khơng được xem là phù hợp với căn cứ và xét theo UCP600. Việc xuất trình này có thể bao gồm hoặc không cần thêm các loại giấy tờ khác theo quy định.

4.4.3.5. Ngôn ngữ và chứng từ

- Đối với ISBP681: quy định các chứng từ, thủ tục của người thụ hưởng phải được phát hành đúng như ngôn ngữ được thể hiện trên L/C. Trường hợp những chỉ định mà L/C cung cấp cho phép được phát hành từ hau hay nhiều loại ngơn ngữ trở lên thì ngân hàng chỉ định khi thơng báo L/C có thể gặp những hạn chế và số lượng ngôn ngữ được cho phép sử dụng. Và đây cũng được coi như là một phần điều kiện cam kết trong L/C.

- Đối với ISBP745: quy định đưa ra những sửa đổi hướng dẫn về ngôn ngữ chứng từ một cách đầy đủ và rõ ràng hơn. Theo đó:

+ “Khi L/C quy định ngơn ngữ của chứng từ xuất trình, thì dữ liệu được L/C hay UCP600 yêu cầu phải được thể hiện bằng ngơn ngữ đó;”

+ Khi L/C khơng quy định về ngơn ngữ của chứng từ, thì chứng từ xuất trình có thể được phát hành bằng bất kỳ ngơn ngữ nào;”

+ “Khi L/C cho phép hai hoặc nhiều hơn ngơn ngữ có thể chấp nhận, thì ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng được chỉ định hành động theo sự chỉ định có thể giới hạn ngơn ngữ hoặc số lượng ngơn ngữ có thể chấp nhận như là một điều kiện cam kết của mình trong L/C, và trong trường hợp này, dữ liệu trong các chứng từ phải là ngơn ngữ hoặc các ngơn ngữ có thể chấp nhận;”

+ “Khi L/C cho phép một chứng từ chứa dữ liệu bằng hai hoặc nhiều hơn ngơn ngữ có thể chấp nhận, thì ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng được chỉ định hành động theo sự chỉ định có thể giới hạn ngơn ngữ hoặc số lượng ngơn ngữ có thể chấp nhận như là một điều kiện cam kết của mình trong L/C, ngân hàng này được yêu cầu phải kiểm tra các dữ liệu bằng tất cả các ngơn ngữ có thể chấp nhận thể hiện trên các chứng từ. Các ngân hàng không kiểm tra dữ liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ ngồi ngơn ngữ được u cầu hoặc cho phép trong L/C.”

- Tên của người, tổ chức hay những dấu đóng mộc của doanh nghiệp cơ quan nhằm chứng minh yếu tố pháp lý, hoặc dùng để ký hậu thì có thể được sử dụng dưới một ngơn ngữ khác mà được yêu cầu. Bên cạnh đó, những nội dung đã được in trước trên các giấy chứng từ, khơng hạn chế số lượng các tiêu đề, cũng có thể được chấp nhận nếu ngôn ngữ không giống yêu cầu đưa ra.

4.4.3.6. Điều kiện phi chứng từ và mâu thuẫn dữ liệu

- “Đối với ISBP745: quy định bổ sung những hướng dẫn về trường hợp L/C quy định điều kiện phi chứng từ. Theo đó, khi L/C quy định về một điều kiện mà không quy định về các chứng từ thể hiện sự phù hợp với chứng từ đó, được gọi là điều kiện phi chứng từ, thì sẽ khơng cần phải chứng minh sự phù hợp với điều kiện đó trên bất kỳ chứng từ được quy định. Tuy nhiên, những dữ liệu trên chứng từ quy định không được mâu thuẫn với điều kiện phi chứng từ.”

- “Ví dụ: L/C thể hiện điều kiện đóng gói là “packing in wooden cases” nhưng khơng yêu cầu điều kiện đó thể hiện trên bất chứng từ quy định, những chứng từ xuất trình thể hiện đóng gói khác với điều kiện đóng gói nêu trong L/C được xem là mâu thuẫn dữ liệu.”

4.4.3.7. Bản gốc và bản sao

- Đối với ISBP681: chỉ đưa ra những khuyến khích tham khảo tư liệu 470/481 do ICC cung cấp “ICC Banking Commission Policy Statement Document 470/481 (rev), The Determination of an Original Document in the context of UCP500 sub-article 20(b)”.

- Đối với ISBP745: cung cấp trực tiếp thêm một vài nội dung được trích dẫn từ tài liệu gốc và đưa trực tiếp một số nội dung của Document 470/481 (rev) thành hướng dẫn của riêng mình. Ví dụ như: “Mỗi chứng từ thể hiện ra bên ngồi có chữ ký gốc, ký hiệu, dấu hoặc nhãn hiệu của người phát hành sẽ được coi như là một chứng từ gốc, trừ khi chứng từ ghi rõ ràng nó là một bản sao. Các ngân hàng khơng quyết định xem chữ ký, ký hiệu, dấu hoặc nhãn hiệu của người phát hành là được thực hiện bằng tay hoặc bằng hình thức fax và theo lẽ thường, mọi chứng từ có phương pháp xác nhận chân thực như thế sẽ đáp ứng các yêu cầu của Điều 17 UCP600…”

4.4.3.8. Các chữ ký

- “Đối với nguyên tắc chung về chữ ký, ISBP745 trình bày một cách rõ ràng hơn. Cụ thể: sẽ có nhiều hình thức sử dụng chữ ký, chứng từ khơng nhất thiết phải ký bằng viết tay. Chứng từ có thể được ký bằng chữ ký in sẵn hoặc chữ ký scan, chữ ký đục lỗ, chữ ký bằng con dấu, biểu tượng hoặc bất kỳ phương thức xác thực bằng điện tử hay cơ khí.”

- “Bất cứ một yêu cầu nào về chứng từ liên quan đến ký và đóng dấu hoặc được yêu cầu gần giống như vậy thì đều được thực hiện và đáp ứng bằng bất cứ hình thức chữ ký nào trong các hình thức được nêu trên. Thơng tin về tên của người ký hoặc đơn vị có thể được đánh máy, viết tay, được in, được đóng bằng mộc, scan trên chứng từ đều được chấp nhận.”

- “Lời tuyên bố trên chứng từ thể hiện rằng việc xác thực có thể được thực hiện thơng qua một tham chiếu cụ thể một trang web cấu thành một hình thức xác thực điện tử phù hợp với các yêu cầu về chữ ký tại Điều 3 UCP600. Các ngân hàng sẽ khơng truy cập các trang web đó để xác thực.”

- “Nếu trường hợp ký kết của một chi nhánh được thực hiện bởi người thay thế hoặc đại diện cho một người phát hành thì chữ ký trong văn bản đó được xem là của người phát hành.”

- “Những chứng từ mà có chỗ trống hoặc trường ký tên thì khơng bắt buộc phải ký vào đó. Tuy nhiên, trường hợp chứng từ trích dẫn câu “Chứng từ này khơng có giá trị trừ phi được trực tiếp ký hoặc ký hay hàm ý tương tự thì lúc nào việc ký kết vào chỗ trống đó cũng là bắt buộc.”

4.4.3.9. Các chứng từ kết hợp

ISBP745 bổ sung thêm hướng dẫn: “Chứng từ được L/C yêu cầu thể hiện nhiều hơn một chức năng có thể được xuất trình bằng một chứng từ hoặc bằng các chứng từ riêng biệt thể hiện hồn thành từng chức năng. Ví dụ, L/C u cầu xuất trình một Chứng nhận Chất lượng và Số lượng sẽ được thỏa mãn bằng cách xuất trình một chứng từ hoặc bằng một Chứng nhận Chất lượng của một Chứng nhận Số lượng miễn là từng chứng từ đều thể hiện chức năng của nó và được xuất trình đúng số lượng bản gốc và bản sao theo yêu cầu của L/C.”

4.4.4. Sự đổi mới trong vấn đề về hối phiếu

“Sự tranh luận về vấn đề hối phiếu có phải là chứng từ bắt buộc phải được đêm trình theo L/C hay khơng và lý do để không chấp nhận thanh tốn khi có những lỗi sai được thể hiện trên hối phiếu thì có được chấp nhận hay khơng vẫn cịn là những vấn đề chưa giải quyết được cho rõ ràng và cụ thể. Mặc dù ISBP đã có những quy định cụ nói về hối phiếu và các cách tính ngày đáo hạn của hối phiếu nhưng lại không đưa ra

kết luận cuối cùng để xác định liệu hối phiếu có phải là chứng từ xuất trình theo L/C và sai sót trên hối phiếu có cấu thành lý do để ngân hàng từ chối thanh toán.”

“Dự thảo thứ 3 khẳng định những sai sót trên hối phiếu khơng liên quan đến kỳ hạn, ngày đáo hạn, số tiền, ký hậu… và cũng không làm cho phiếu bất hợp lệ. Tuy nhiên, các dự thảo sau đó cũng như ISBP745 đã rút lại lời khẳng định này.”

4.4.5. Sự đổi mới trong vấn đề về hóa đơn

● ISBP745 đã bỏ quy tắc 21c của ISBP681 về việc xem hóa đơn là một dạng chứng từ của bên thứ ba và có những thay đổi mới về người phát hành hóa đơn, hình thức thanh tốn, giao hàng nhiều lần và từng phần được quy định cụ thể như sau:

● Về người phát hành hóa đơn:

- Đối với ISBP681: khơng có bất kỳ hướng dẫn nào về người phát hành hóa đơn. - Đối với ISBP745: bổ sung thêm hướng dẫn này nhằm làm rõ Điều 18(a)(i)

UCP600 quy định về người phát hành hóa đơn. Theo đó: “Hóa đơn phải được phát hành bởi người thụ hưởng, hoặc bởi người thụ hưởng thứ hai trong trường hợp L/C đã được chuyển nhượng. Khi người thụ hưởng hoặc người thụ hưởng thứ hai có thay đổi tên và L/C vẫn ghi tên cũ, thì hóa đơn có thể được phát hành bằng tên cơng ty mới miễn là có nêu” “trước đây được gọi là tên của người thụ hưởng thứ nhất hoặc người thụ hưởng thứ hai hoặc bằng từ ngữ có ý nghĩa tương tự.”

● Về thanh toán hoặc giao hàng nhiều lần:

- Đối với ISBP681: “chỉ hướng dẫn ngắn gọn về việc giao hàng nhiều lần, theo đó, nếu L/C u cầu giao hàng nhiều lần, thì mỗi lần giao hàng phải phù hợp với lịch trình giao hàng.”

- Đối với ISBP745: bổ sung thêm hướng dẫn về thanh toán và giao hàng nhiều lần, chi tiết như sau:

+ “Thanh toán và giao hàng nhiều lần trong một khoảng thời gian đã được quy định trong L/C hay bất kỳ lần giao hàng nào không được thực hiện trong khoảng thời gian cho phép đối với lần giao đó thì L/C khơng cịn giá trị thanh

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN UCP DC và ISBP (Trang 49 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)