8. Kết cấu nội dung
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công
3.3.1.6. Phối hợp giữa chi đầu tư công và chi thường xuyên
Cần có sự phối hợp giữa chi đầu tư công và chi thường xuyên cho bảo
dưỡng, sửa chữa các cơng trình hạ tầng. Sự thiếu phối hợp này là nhược điểm
của hệ thống ngân sách kép: ngân sách đầu tư xây dựng do Sở Kế hoạch và Đầu
tư chuẩn bị nhưng ngân sách chi thường xuyên lại do Sở Tài chính trình duyệt.
cấp nhưng khơng được duy tu, bảo dưỡng, qua thời gian thì chi phí bảo dưỡng sẽ
tăng nhiều, nếu không kịp đáp ứng công trình sẽ xuống cấp nhanh.
3.3.1.7. Tăng cường cơng tác quyết toán dự án đầu tư hồn thành
Cơng trình sau khi hồn thành đưa vào sử dụng phải được quyết toán vốn
đầu tư theo đúng thời gian quy định, điều này nhằm giúp cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quản lý được các thơng tin về tài chính của dự án, từ đó có cái nhìn
khái quát hơn về quá trình thực hiện dự án. Ngồi ra, việc quyết tốn dự án đúng quy định cũng thể hiện được tính minh bạch trong q trình thực hiện dự án của
chủ đầu tư vì đây xem như là quá trình kiểm sốt lần cuối đối với dự án.
3.3.2. Giải pháp về huy động vốn cho đầu tư công
Như đã nêu trên, nhu cầu vốn cho đầu tư công trong giai đoạn 2011 – 2015 rất lớn, vượt khả năng cân đối của tỉnh gần 10.000 tỷ đồng (nhu cầu khoảng 30.180 tỷ đồng, khả năng cân đối được khoảng 20.300 tỷ đồng). Do đó,
để giải quyết phần vốn thiếu hụt nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, trong những năm tới, việc huy động GDP vào đầu tư kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải tăng lên. Để
thực hiện được điều này, việc đẩy mạnh huy động các nguồn vốn đầu tư đa dạng cho phát triển kết cấu hạ tầng phải được coi là giải pháp mang tính đột phá. Với lợi thế của mình, tỉnh Long An có nhiều cơ hội huy động đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng. Để tận dụng tốt các cơ hội, vượt qua thách thức, cần thực hiện một số biện pháp huy động chủ yếu sau:
3.3.2.1. Khai thác tốt các nguồn thu để tăng cho đầu tư công
Khai thác tốt các nguồn thu ngân sách, tăng tỷ lệ chi đầu tư xây dựng cơ bản trong tổng chi ngân sách hàng năm. Tăng cường hơn nữa các nguồn thu từ xổ số kiến thiết, từ tiền sử dụng đất vì đây là những nguồn thu có thể cân đối trực tiếp cho đầu tư xây dựng cơ bản. Đối với những diện tích đất cơng sử dụng khơng hiệu quả tiến hành đấu giá để tạo nguồn thu bổ sung cho đầu tư cơng.
Ở những khu vực có điều kiện thuận lợi, khi đầu tư các cơng trình kết cấu
hạ tầng, đặc biệt là giao thông phải áp dụng triệt để giải pháp đầu tư kết hợp khai thác quỹ đất hai bên đường để kinh doanh, hoàn vốn cho dự án đầu tư. Để thực hiện giải pháp này, khi tiến hành giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án, ngồi việc giải phóng mặt bằng đối với diện tích cần để thực hiện dự án cịn thực hiện giải phóng mặt bằng đối với phần diện tích ngồi khu vực dự án, sau khi dự án hồn thành, phần diện tích này có thể sử dụng để đầu tư khu dân cư, thương mại
để khai thác, phần lợi nhuận thu được sẽ bổ sung cho đầu tư công.
3.3.2.2. Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương
Đây là giải pháp huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân thông qua việc
chính quyền tỉnh phát hành trái phiếu ra nhân dân. Để thực hiện giải pháp này hiệu quả, tránh việc để lại nợ sau này dẫn đến khơng cịn nguồn lực để đầu tư đòi hỏi việc đầu tư từ nguồn vốn này phải thực sự hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng
trưởng để tạo nguồn thu trả nợ. Tỉnh Long An có nhiều điều kiện thuận lợi cho
việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương vì hiện nay tỉnh còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Theo số liệu ở phần hiện trạng, hiện tỉnh có 30 khu cơng nghiệp và 40 cụm công nghiệp đã cho chủ trương đầu tư, tuy nhiên mới chỉ có 16 khu và 9 cụm đi vào hoạt động, còn lại 14 khu và 31 cụm công nghiệp nhà
đầu tư vẫn chưa triển khai đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu là vì kết cấu hạ tầng ở
khu vực những dự án này còn rất yếu kém. Nếu tỉnh phát hành trái phiếu và sử dụng số vốn huy động được đầu tư kết cấu hạ tầng để phát triển các khu, cụm công nghiệp này, một mặt sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, mặt khác sẽ tạo ra nguồn thu ngân sách lớn trong tương lai để trả nợ cho số vốn huy động.
Để thực hiện việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, trước
tiên cần xin chủ trương của Trung ương, sau khi được Trung ương đồng ý, cần xây dựng phương án huy động và kế hoạch sử dụng vốn, trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt chủ trương phát hành. Khi triển khai thực hiện cần
lưu ý các vấn đề sau: trước hết, cần tuyên truyền mạnh về ý nghĩa, mục đích, kế
hoạch phát hành trái phiếu tới mọi tổ chức và cá nhân; thứ hai, lựa chọn thời
điểm phát hành để tránh sự cạnh tranh không cần thiết của các trái phiếu đô thị
khác và sự biến động bất lợi của thị trường tiền tệ nhằm huy động được đủ nguồn vốn cần thiết theo kế hoạch đề ra. Thứ ba, phải xác định khả năng và dự tính kế hoạch dịng tiền của nguồn trả nợ gốc, lãi khi đáo hạn để xác định kỳ hạn trái phiếu phù hợp.
3.3.2.3. Thu hút đầu tư của khu vực tư vào kết cấu hạ tầng
Tỉnh cần đẩy mạnh thu hút đầu tư khu vực tư, trong cơ cấu đầu tư cần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển các cơng trình kết cấu hạ tầng bằng các hình thức thích hợp để giảm dần danh mục các cơng trình sử dụng 100% vốn nhà nước. Vốn nhà nước chỉ tập trung đầu tư công tác quy
hoạch, hỗ trợ các cơng trình hạ tầng trọng yếu, đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn
ngoài nhà nước với các hình thức đa dạng hơn như Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Xây dựng – Chuyển giao (BT)…
Trong tiếp nhận đầu tư, cần xây dựng cơ chế ràng buộc các nhà đầu tư có dự án sử dụng diện tích đất lớn phải đóng góp xây dựng hạ tầng có liên quan trực tiếp đến dự án của nhà đầu tư như giao thông, điện, nước…
Để nâng cao hiệu quả đầu tư công, cần nghiên cứu thực hiện hình thức hợp tác đầu tư công tư (Public Private Partnership - PPP). Đây là hình thức giảm
được chi phí thực hiện và san sẻ rủi ro. Theo kinh nghiệm ứng dụng PPP ở
Singapore, mức giảm chi phí thực hiện dự án có thể đạt tới 15 - 20%. Các lĩnh vực đầu tư khuyến khích phát triển theo hình thức này gồm: giao thông, cấp
nước, y tế và giáo dục.
Tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính, thực hiện tốt hoạt động xúc tiến đầu
nghiệp nhất là các đơn vị di dời từ thành phố Hồ Chí Minh; chú trọng huy động sự đóng góp của nhân dân cho đầu tư kết cấu hạ tầng thông qua việc vận động
phong trào “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
3.3.2.4. Kêu gọi hỗ trợ ODA, hỗ trợ của các tổ chức phi Chính phủ
Đối với các dự án mang tính chất phúc lợi xã hội, khơng có khả năng thu
hồi vốn đầu tư cần kêu gọi viện trợ ODA thông qua các Bộ, ngành Trung ương
như các dự án xử lý nước thải, chất thải đô thị, cấp nước ở khu vực nông thôn,
các nhà máy xử lý rác thải…
Vốn hỗ trợ của các tổ chức phi Chính phủ cũng là một kênh để kêu gọi
đầu tư hạ tầng hiệu quả, các lĩnh vực có thể kêu gọi được nguồn vốn này như
giáo dục, cấp nước dân cư nơng thơn, các cơng trình phúc lợi xã hội. Việc kêu gọi nguồn vốn này sẽ giúp san sẻ một phần gánh nặng đầu tư từ ngân sách, tạo
điều kiện để vốn ngân sách tập trung đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm. Để thu hút được nguồn vốn này đòi hỏi phải chủ động trong công tác xúc tiến kêu gọi
tài trợ, đồng thời việc chuẩn bị hồ sơ phải tiến hành chu đáo để cung cấp cho các tổ chức phi Chính phủ xem xét, tài trợ.
Tóm lại, các giải pháp nhìn chung có quan hệ tương tác lẫn nhau và để thực hiện đòi hỏi nhà nước phải tăng cường hiệu quả quản lý của mình. Thực tế,
đầu tư cơng là đầu tư mang tính chất đặc thù, khơng q chú trọng đến yếu tố lợi
nhuận như đầu tư của khu vực tư. Do đó, về dài hạn, để nâng cao hiệu quả đầu tư cơng và duy trì được tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao ở mức hợp lý đi đơi với
tăng phúc lợi và xố đói giảm nghèo, địi hỏi phải có cách tiếp cận sâu hơn trong
xây dựng chính sách, vì vậy vẫn cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa bằng những nghiên cứu tiếp theo.
Kết luận Chương 3
Hiệu quả đầu tư công tác động bởi nhiều yếu tố, do đó để nâng cao hiệu quả đầu tư công của tỉnh Long An phải kết hợp nhiều giải pháp mang tính đột phá mới có thể mang lại hiệu quả trong thời gian tới. Trong đó, cần chú trọng các giải pháp về cải thiện công tác định hướng, lập kế hoạch và quản lý dự án,
đặc biệt là việc chống thất thốt, lãng phí các dự án đầu tư cơng. Ngồi ra, cần tăng cường huy động các nguồn vốn cho đầu tư cơng, trong đó chú trọng giải
KẾT LUẬN
Với nội dung nghiên cứu của luận văn được trình bày ở các phần trên
đã cho thấy, trong thời gian qua đầu tư công đã có tác động tích cực không
những đến tăng trưởng kinh tế của Long An mà cả trong lĩnh vực an sinh xã hội,
thu hút đầu tư. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư công của tỉnh chưa cao, do còn nhiều
bất cập trong cơng tác phân bổ cũng như trong q trình điều hành thực hiện dự án mà luận văn đã chỉ ra.
Nền kinh tế Long An có điểm xuất phát thấp nên phải đầu tư nhiều vào các cơng trình kết cấu hạ tầng, địi hỏi phải có quyết tâm lớn của tồn đảng bộ, chính quyền, sự đồng lịng của nhân dân cũng như đề ra các chính sách huy động vốn phù hợp để phát triển kết cấu hạ tầng. Bên cạnh đó việc phân tích thực trạng, khả năng đáp ứng của hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có, chỉ ra những bất cập trong
cơng tác đầu tư cũng như đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư trong
thời gian tới sẽ góp phần giúp cho lãnh đạo tỉnh có thể tham khảo trong q trình
điều hành cơng tác đầu tư công trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Long An (2011), Kế hoạch phát triển
giao thông vận tải tỉnh Long An đến năm 2020, Long An;
2. Benedict Clements, Rina Bhattacharya, and Toan Quoc Nguyen,
"External Debt, Public Investment, and Growth in Low-Income Countries", IMF
Working Paper, December 2003.
3. GS.TS Trần Văn Chử, "Thất thoát trong đầu tư phát triển: nguyên
nhân và giải pháp khắc phục", Tạp chí Lý luận chính trị, số 6/2005;
4. Cục Thống kê tỉnh Long An (1987 – 2010), Niên giám thống kê tỉnh
Long An, Long An;
5. Trịnh Đình Dũng, "Những giải pháp chủ yếu khắc phục thất thoát
trong đầu tư xây dựng cơ bản", Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000;
6. Nguyễn Đẩu, "Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế thành
phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp", Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, 1999, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
7. TS. Trần Đình Khải, "Một số vấn đề về đổi mới quản lý đầu tư xây dựng
và đấu thầu ở nước ta hiện nay", Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 12/năm 2005;
8. Nguyễn Thị Thu Phong, "Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2005-2010", Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, 2005,
Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh;
9. Lưu Sỹ Quý, "Một số nguyên nhân nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
10. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An (2011), Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030,
Long An;
11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An (2011), Quy
hoạch ngành nông nghiệp tỉnh Long An đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Long An;
12. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Báo cáo hiện trạng
hệ thống thủy lợi tỉnh Long An đến năm 2010, Long An;
13. Sở Xây dựng tỉnh Long An (2010), Quy hoạch xây dựng tỉnh Long
An đến năm 2020, Long An;
14. TS. Lê Hùng Sơn, "Biện pháp góp phần chống thất thốt lãng phí
trong đầu tư xây dựng", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân, số 3/năm 2006;
15. PGS.TS Sử Đình Thành, TS. Bùi Thị Mai Hồi “Tài chính cơng và phân tích chính sách thuế”, NXB Lao động Xã hội, 2009;
16. Phan Tất Thứ, "Hoàn thiện phương pháp đánh giá hiệu quả dự án
đầu tư công cộng tại Việt Nam", Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân Hà Nội, năm 2005;
17. Tỉnh ủy Long An (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Long An khóa IX, nhiệm kỳ 2010 – 2015, Long An;
18. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An (2011), Kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội 5 năm 2011 – 2015, Long An;
19. Tỉnh ủy Long An (2011), Chương trình số 09-CTr/TU ngày
22/7/2011 của Tỉnh ủy Long An về huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, điện, nước phục vụ phát triển công nghiệp, Long An;
20. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An (2009, 2010, 2011), Báo cáo thu chi
ngân sách tỉnh Long An, Long An;
21. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An (2009, 2010, 2011), Báo cáo xây dựng cơ bản tỉnh Long An, Long An.
22. Vito Tanzi and Hamid Davoodi, "Corruption, Public Investment,
and Growth", IMF Working Paper - Fiscal Affairs Department - International
Monetary Fund, October 1997.
Phụ lục 1
Bảng số liệu thu thập được để chạy hàm hồi quy (Giá so sánh)
Năm GDP I_g I_p L (1)
1987 1,444 163.4 274.6 547,235 1988 1,574 243.1 312.9 551,378 1989 1,788 243.9 398.1 555,456 1990 1,934 253.6 452.4 560,123 1991 2,161 203.2 514.8 563,200 1992 2,421 314.9 582.2 565,439 1993 2,630 328.7 633.9 568,665 1994 2,879 436.3 691.2 568,787 1995 3,307 351.6 765.4 612,365 1996 3,724 382.4 812.6 624,545 1997 3,928 237.5 887.5 636,758 1998 4,185 367.9 946.1 666,897 1999 4,474 194.7 1024.3 675,989 2000 4,765 251.6 1134.8 698,785 2001 5,090 312.6 1214.7 710,029 2002 5,617 364.78 1267.2 729,854 2003 6,133 512.6 1398.4 741,168 2004 6,728 634.2 1576.8 765,235 2005 7,461 846.6 1831.4 781,114 2006 8,294 984.4 2140.6 796,751 2007 9,416 1229.5 2359.5 805,134 2008 10,543 1485.7 2576.3 817,305 2009 11,343 1960.5 2657.5 821,276 2010 12,777 2285.7 2995.3 825,234 (1)
Y = + 1I_g + 2I_p + 3L
Kết quả chạy mơ hình:
Dependent Variable: Y Method: Least Squares Date: 04/25/12 Time: 20:52 Sample: 1 24
Included observations: 24
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 4421.947 1162.827 3.802756 0.0011
I_G 1.435866 0.323905 4.432984 0.0003
I_P 1.991783 0.479809 4.151204 0.0005
L 0.009336 0.002314 4.034701 0.0006
R-squared 0.997563 Mean dependent var 5192.333
Adjusted R-squared 0.997198 S.D. dependent var 3278.290 S.E. of regression 173.5353 Akaike info criterion 13.30165 Sum squared resid 602289.9 Schwarz criterion 13.49799