Phân tích lợi ích – chi phí dự án đầu tư công

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả đầu tư công tỉnh long an , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 31)

8. Kết cấu nội dung

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư công

1.2.2.3. Phân tích lợi ích – chi phí dự án đầu tư công

Một dự án đầu tư có dịng lợi ích được tạo ra là Bo, B1, B2, …, Bt và dịng chi phí là Co, C1, C2,…, Ct. Giá trị hiện tại các dịng lợi ích là:

B = Bo +   t i r i i B ) 1 ( (1.4) Và giá trị hiện tại của chi phí là:

C = Co +   t i r i i C ) 1 ( (1.5)

Trong đó: B: giá trị hiện tại dịng lợi ích; Bo: lợi ích năm đầu của dự án; Bi (i=1,2,…t): lợi ích năm thứ i của dự án.

C: giá trị hiện tại dịng lợi ích; Co: lợi ích năm đầu của dự án; Ci (i=1,2,…t): lợi ích năm thứ i của dự án.

r: tỷ suất chiết khấu

Tỷ suất lợi ích – chi phí được xác định là B/C:

        t i Co C B 1 i i t 1 i i i r) (1 C r) (1 B + Bo (1.6)

Các vấn đề cần lưu ý khi tính tốn các chỉ số của cơng thức trên cho một dự án đầu tư công như sau:

* Tỷ suất chiết khấu của khu vực công:

(3)

Việc tính tốn chi phí, lợi ích và tỷ suất chiết khấu trong khu vực công không giống như trong khu vực tư. Ở khu vực tư, việc lựa chọn tỷ suất chiết khấu phản ánh tỷ suất lợi nhuận mà từng dự án mang lại. Trong khi đó, việc lựa chọn tỷ suất chiết khấu đối với các dự án cơng thường ít đạt được sự nhất trí giữa các nhà hoạch định chính sách. Tỷ suất chiết khấu đối với các dự án cơng hay cịn gọi là tỷ suất chiết khấu xã hội. Một vài cách lựa chọn tỷ suất chiết khấu khu vực công:

- Dựa vào khuôn khổ tối ưu của Pareto và lý thuyết tốt thứ nhì để xác

định chọn tỷ suất chiết khấu khu vực công. Nếu tất cả điều kiện để đạt hiệu quả Pareto được đảm bảo, thì rất dễ dàng để xác định tỷ suất chiết khấu khu vực công.

Chẳng hạn, nếu như thị trường hồn hảo, khơng có thất nghiệp và khơng có ngoại tác thì tỷ suất chiết khấu hợp lý là lãi suất tín dụng thị trường. Tuy nhiên, do thị trường khơng hồn hảo, nên một tỷ suất chiết khấu không thể thực hiện

đầy đủ các chức năng được yêu cầu bởi khu vực công.

- Một cách tiếp cận khác, tỷ lệ chiết khấu phải phản ánh tỷ lệ sở thích thời gian của xã hội (STP – Society’s Time Preference), nghĩa là chỉ chấp nhận dự án có tỷ suất sinh lợi bằng với tỷ suất sinh lợi mà xã hội đánh đổi giữa việc lựa chọn tiêu dùng trong hiện tại và tiêu dùng trong tương lai. Sử dụng hệ số chiếu khấu này sẽ định hướng khối lượng đầu tư mà xã hội sẽ lựa chọn để đầu tư theo thời gian.

Đối với các dự án công, vấn đề thường thấy là tỷ suất chiết khấu xã hội thường thấp hơn tỷ suất của các dự án khu vực tư do một vài nguyên nhân sau:

- Sự quan tâm đến các thế hệ tương lai: khi đầu tư các dự án công, sự quan tâm dành cho thế hệ tương lai nhiều hơn các dự án khu vực tư.

- Thuyết phụ quyền: xuất phát từ quy luật tâm lý cơ bản của con người

là tính tư lợi hẹp hịi, nên khiến mọi người thiếu đi tầm nhìn xa để cân nhắc đầy đủ các lợi ích trong tương lai. Do đó, họ tính chiết khấu các khoản lợi ích tương

lai với tỷ suất rất cao. Khi tính tỷ suất chiết khấu xã hội, chính phủ chỉ nên sử dụng tỷ suất chiếu khấu đối với các cá nhân mà họ đã nhận thức thấu đáo và tiên liệu được lợi ích trong tương lai.

- Tính kém hiệu quả của thị trường: hoạt động của thị trường có thể vừa tạo ra ngoại tác tích cực vừa tạo ra ngoại tác tiêu cực. Ngay cả khi tạo ra ngoại tác tích cực, thị trường vẫn có thể thất bại trong việc cung cấp không đầy đủ hàng hóa cho xã hội. Vì vậy, thơng qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu thấp hơn tỷ suất chiết khấu thị trường, chính phủ có thể khắc phục tính kém hiệu quả này của thị trường.

* Xem xét yếu tố ngoại tác trong phân tích lợi ích – chi phí:

Một đặc điểm nổi bậc của phân tích dự án cơng là phải xác định chi phí và lợi ích xã hội. Liên quan đến vấn đề này là ngoại tác. Nghĩa là một dự án cơng có thể mang lại khoản lợi (hoặc tổn thất) cho một nhóm người nhưng có thể gây ra kết quả tổn thất (hoặc khoản lợi) cho một nhóm người khác.

* Đo lường chi phí trong các dự án cơng:

- Đo lường chi phí hiện tại: khi đo lường chi phí dự án cơng khơng đơn giản chỉ là con số cộng tất cả các chi phí mà chính phủ phải trả cho các yếu tố

đầu vào của dự án công. Phương pháp này phản ảnh cách tiếp cận kế tốn dịng

tiền đối với chi phí. Tuy nhiên, điều này không phù hợp với khái niệm chi phí biên xã hội để xác định mức tối ưu của hàng hóa cơng. Chi phí biên xã hội của bất cứ nguồn lực nào là chi phí cơ hội của nó: giá trị của yếu tố đầu vào được dùng tốt thứ nhì. Như vậy, chi phí xã hội của việc khai thác bất kỳ các yếu tố đầu

vào được quyết định không phải bởi chi phí tiền mặt, mà bởi sử dụng tốt thứ nhì đối với xã hội.

- Đo lường chi phí tương lai: cần gắn kết dịng chi phí bảo dưỡng tương lai với các chi phí trước đó của cơng trình. Để làm được điều đó, phải tính giá trị chiết khấu hiện tại của những chi phí này.

* Xác định lợi ích trong các dự án cơng:

Lợi ích của dự án công là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội hay phúc lợi xã hội. Do đó, để đo lường lợi ích dự án cơng, các nhà kinh tế công thường tiếp cận phương pháp thặng dư người tiêu dùng và thặng dư người sản xuất.

* Đánh giá các yếu tố vơ hình trong các dự án công:

Đánh giá yếu tố vơ hình trong dịng lợi ích và chi phí của các dự án

công là rất khó và có thể nói đây là trở ngại lớn nhất khi thẩm định các dự án công. Các vấn đề cần lưu ý về mức độ quan trọng của giá trị vơ hình:

- Các yếu tố vơ hình có thể làm sai lệch đánh giá các dự án công theo

phương pháp chi phí và lợi ích.

- Cơng cụ phân tích lợi ích – chi phí đơi khi cịn có khiếm khuyết trong việc đánh giá các yếu tố vơ hình.

- Có thể dùng các phương pháp thay thế khác để đánh giá khi khơng thể

tính được dịng chi phí của một dự án cơng, chẳng hạn phương pháp phân tích

chi phí – hiệu quả. Thơng qua phương pháp này có thể nghiên cứu một cách hệ thống dịng chi phí và từ đó tìm ra phương án rẻ nhất để dự án có thể chấp nhận

được.

1.2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cơng ở góc

độ xã hội

+ Giải quyết lao động, việc làm và thất nghiệp: Chỉ tiêu này cho biết hoạt

động đầu tư cơng ngồi việc góp phần tăng trưởng kinh tế còn tạo được bao nhiêu chỗ làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp tương ứng ở khu vực thành thị và

giảm thời gian lao động nông nhàn ở khu vực nông thôn. Thất nghiệp và sự phát triển gắn liền với nhau, nếu một quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp thì xã hội sẽ

ổn định và kinh tế sẽ phát triển; ngược lại thì đất nước đó sẽ lâm vào tình trạng

mới cho người lao động, góp phần vào việc giải quyết cơng ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và đem lại thu nhập cho người lao động.

+ Tăng phúc lợi, giảm đói nghèo cho người dân: Hoạt động đầu tư cơng góp phần tăng trưởng kinh tế và đi kèm xóa đói giảm nghèo. Hoạt động đầu tư

cơng tạo ra các cơ sở vật chất kỹ thuật mới hoặc duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có, đặc biệt hoạt động đầu tư của Chính phủ trong lĩnh

vực xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, hệ thống thủy lợi, điện, nước,... sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân ở nơi mà dự án được thực hiện như

phát triển thương mại và giao lưu hàng hóa; một nguồn tài trợ thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh ở các vùng nơng thơn, vùng khó khăn; tăng phúc lợi xã hội

cho người dân trong việc hưởng thụ các dịch vụ công cộng ở các vùng khó khăn,

góp phần giảm tỷ lệ nghèo đói trong phạm vi quốc gia hoặc các vùng của quốc

gia đó.

+ Tiến bộ xã hội: Tiến bộ xã hội thể hiện rõ nét trên các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và y tế. Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo đo lường bằng các chỉ tiêu về

cơ sở vật chất; Số lượng học sinh và số giáo viên ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học; Số năm đi học trung bình; Tỷ lệ người lớn biết chữ gia tăng trong lĩnh vực giáo dục. Trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân đo lường bằng sự nâng cao về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ

thuật cán bộ ngành y; nâng cao chăm sóc sức khỏe cho người dân đo lường bằng tuổi thọ tính từ thời điểm mới sinh; tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em... Những thành quả này chính là những kết quả do hoạt động đầu tư mang lại.

+ Các chỉ tiêu xã hội khác: Hoạt động đầu tư công tác động trên phạm vi rộng, đến nhiều người và nhiều cộng đồng trong phạm vi một quốc gia như góp phần vào giảm tệ nạn xã hội, giảm tai nạn giao thông, bảo vệ môi trường và tăng

1.3. Nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư công một số tỉnh của Việt Nam và bài học cho Long An

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả đầu tư công tỉnh long an , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)