Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả tiền để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông không trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.
Thương mại là một ngành kinh tế quan trọng, có ảnh hưởng rộng lớn, giúp
cho sự lưu thơng điều hịa mọi vật phẩm trong xã hội, kể cả chất xám và lao động dịch vụ. Thương mại không chỉ là khâu tiếp nối của sản xuất, nó là nơi phát ra tín hiệu có ý nghĩa định hướng cho sản xuất, điều chỉnh chất, lượng và số lượng hàng hóa lưu thơng…Thương mại trong thời hiện đại có tác dụng chi phối tồn diện, các ngành nơng, cơng nghiệp, vận tải, y tế và kể cả ngành truyền hình. Khi đã có nền kinh tế thị trường, thì hầu hết các ngành hoạt động đều mang trong mình yếu tố thương mại hóa. Thương mại hóa hiểu theo sự tiến hóa xã hội có tác dụng giúp cho việc xóa bỏ chế độ hành chính bao cấp, giúp cho việc mở rộng quyền tự chủ sáng tạo, giúp cho việc xã hội hóa thuận lợi, giúp cho sự củng cố hoạt động và làm cho ngành ngày càng phát triển bền vững.
Bước tiến lớn của ngành truyền hình là tự chủ về tài chính, có nghĩa là khơng phải dựa vào ngân sách nhà nước, tiền thu được từ quảng cáo dùng để bù đắp các khoản chi và tích lũy để hoạt động và đầu tư cơng nghệ mới. Một kênh truyền hình thu hút được nhiều quảng cáo là một sự khẳng định chất lượng của kênh truyền hình đó đã được khán giả ghi nhận, quan tâm. Đó cũng là lý do để các doanh nghiệp tìm đến đăng ký quảng cáo trên kênh. Truyền hình chính là con đường thơng tin nhanh nhạy nhất cho hoạt động kinh tế thông qua các spot quảng cáo. Về thực chất, mức độ quảng cáo là thước đo tốc độ phát triển của nền kinh tế, của sự cạnh tranh lành mạnh và ý thức tôn trọng người tiêu dùng. Vì vậy cần khẳng định quảng cáo để thương mại hóa truyền hình là một hoạt động cần thiết.
Tuy nhiên, cùng với những mặt tích cực, hoạt động quảng cáo cũng bộc lộ những mặt tiêu cực, làm phản tác dụng, giảm niềm tin người tiêu dùng khi quảng
cáo quá mức hay quảng cáo gián tiếp mà không qua kiểm duyệt, khơng đảm bảo tính trung thực, chính xác của nội dung thơng tin, cũng như tính thẩm mỹ, văn hóa của hình thức thể hiện.
Hạn chế mặt tiêu cực của quảng cáo, bên cạnh hoạt động kiểm duyệt chặt chẽ nội dung, hoạt động quảng cáo cần phải được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật hoàn thiện, cùng với sự quản lý chặt chẽ được phối hợp đồng bộ từ phía nhà nước.
1.2.4.3 Xã hội hóa chương trình truyền hình
Xã hội hóa là gì? Theo quan điểm triết học của Mác, xã hội hóa là sự liên
kết nhiều quá trình kinh tế riêng biệt thành quá trình kinh tế - xã hội. Xã hội hóa sản xuất là q trình kinh tế khách quan của sự phát triển tính xã hội của sản xuất, biểu hiện ở các mặt: trình độ phân cơng và hợp tác lao động; Mối liên hệ kinh tế giữa các ngành; sự phát triển từ thấp đến cao của các hình thức sở hữu và tính chất xã hội hóa của sản phẩm.
Xã hội hóa cơng tác cơng tác truyền hình đã diễn ra từ rất lâu đối với các nước có sự phát triển mạnh mẽ của ngành truyền hình. Hiểu theo nghĩa khái qt thì đó là q trình tham gia vào quá trình sản xuất chương trình từ lực lượng sản xuất bên ngồi ngành truyền hình với mục tiêu giảm tải về sức ép sản xuất số lượng chương trình phát sóng cho các Đài truyền hình và thu hút nguồn lực của tồn xã hội tạo ra sản phẩm truyền hình đa dạng về hình thức và nội dung thể hiện, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu người xem chương trình.
Về hình thức xã hội hóa truyền hình là việc mua bản quyền các chương trình truyền hình. Một đơn vị bên ngồi, có thể là nhà nước hay tư nhân có thể đảm nhiệm đứt đoạn hoặc trọn gói một chương trình, cịn Đài truyền hình tiếp nhận qua việc mua bản quyền và kiểm duyệt phát sóng. Trong thời gian mua bản quyền, người mua sẽ được độc quyền chương trình này đồng thời quyền lợi của bên cung cấp cũng được đảm bảo. Yếu tố này đảm bảo cho chất lượng các chương trình truyền hình được tốt hơn, thể hiện tính chun nghiệp, chun mơn hóa sâu sắc hơn. Vấn đề được đặt ra trong ngành truyền hình là xã hội hóa khơng có nghĩa là khốn trắng về nội dung mà Đài truyền hình phải là cửa ngõ đảm bảo nguyên tắc
kiểm duyệt của chương trình truyền hình. Cơng việc của Đài truyền hình lúc này là tập trung vào cơng tác tun truyền chính trị và nâng cao trình độ quản lý trong khâu đặt hàng, tổ chức lực lượng sản xuất bên ngoài, nghiệm thu và đánh giá chất lượng. Đài truyền hình phải là đầu tàu, hạt nhân trong q trình xã hội hóa, chuyển đổi mơ hình sản xuất của Đài truyền hình từ đại cơng trường sang cơ chế sản xuất với hàm lượng tri thức cao hơn.
Truyền hình Việt nam là một ngành sản xuất đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm truyền hình cũng phải tuân thủ các quy luật kinh tế khách quan : quy luật giá trị, giá cả, cạnh tranh, cung cầu…trong nền kinh tế đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước. Tuy nhiên Đảng ta chỉ xác định rõ, cơ chế thị trường là phương tiện để đạt đến mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ khơng phải là cái đích phát triển cuối cùng. Vì vậy ngành truyền hình trong quá trình hội nhập kinh tế thị trường cũng phải làm rõ và lấy các định hướng xã hội chủ nghĩa làm mục tiêu phát triển của ngành.
1.2.4.4 Kinh tế truyền thông
Đối với các quốc gia phát triển, truyền thơng nói chung và truyền hình nói riêng khơng chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ nhu cầu thơng tin, giải trí của cơng chúng mà nó cịn được coi là một ngành kinh tế, thậm chí là ngành kinh tế mũi nhọn. Ở nước ta, từ sau những năm 1980, doanh thu của nhiều đơn vị truyền hình đã đạt hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng. Hoạt động kinh tế của các đơn vị truyền hình từ một hoạt động phụ trợ đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng, tạo cho các đơn vị có vị thế và tính chủ động của một doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển sự nghiệp ngành truyền hình.
Kinh tế truyền thông là kinh tế thị trường chi phối hoạt động kinh tế của ngành truyền thơng theo quy luật khách quan. Hàng hóa cơ bản của thị trường này là thông tin chứa đựng trong các hình thức đa dạng của thể loại phim truyền hình và các dịch vụ truyền hình, bao gồm quảng cáo, truyền hình trả tiền và các dịch vụ truyền hình khác... được cung cấp cho đối tượng có nhu cầu về thơng tin trong xã
hội bởi các chủ thể hoạt động trong ngành truyền hình bao gồm Đài truyền hình, các doanh nghiệp sản xuất chương trình kể cả các cơng ty quảng cáo thông qua hoạt động dịch vụ của mình.
Kinh tế truyền thơng đem lại lợi ích khơng chỉ cho ngành truyền hình do khả năng tạo doanh thu, cho ngân sách nhà nước thơng qua các khoản đóng góp từ thuế, mà cịn là phương tiện khẳng định vị trí của ngành truyền thơng và quốc gia trên thế giới thông qua phương thức giao lưu trao đổi văn hóa. Kinh tế truyền thơng cũng tạo điều kiện phục vụ công chúng tốt hơn thông qua cơ chế cạnh tranh của thị trường, đem đến cho người xem truyền hình những sản phẩm có chất lượng tốt với giá cả hợp lý.
1.2.4.5 Yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng XHCN đối với hoạt động truyền thông truyền thông
Yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với ngành truyền hình thể hiện ở các yếu tố sau:
Thứ nhất, lực lượng sản xuất mà chủ yếu là người lao động ngày càng phát triển và trình độ chun mơn hóa cao, phục vụ u cầu hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa ngành truyền hình. Lao động truyền hình phải bảo đảm cho truyền hình Việt Nam thực hiện tốt khơng những nhiệm vụ chính trị: là cơ quan ngơn luận của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, mà còn cả nhiệm vụ kinh tế: tự chủ về tài chính, có tích lũy để đầu tư phát triển truyền hình.
Thứ hai, kinh tế thị trường là cơ chế mà thơng qua đó ngành truyền hình có thể tạo dựng cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu phát triển và đóng góp cho ngân sách nhà nước. Ngành truyền hình phải thơng qua thị trường, gắn sản xuất với thị trường, tìm được hướng đi thích hợp để phát huy vai trị kinh tế của dịch vụ truyền hình, mà hình thức cụ thể là quảng cáo và truyền hình trả tiền.
Thứ ba, ngành truyền hình phải đặt mục tiêu phục vụ nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ xã hội cộng đồng lên trên hết, nên mặc dù tham gia vào kinh tế thị trường, tính định hướng về chính trị và nội dung tuyên truyền từ Đảng, Nhà nước là điều
khơng thể tách rời, điều đó có nghĩa là nhà nước không thể buông lỏng về mặt quản lý tư tưởng đối với ngành truyền hình nói chung.
Thứ tư, vì các Đài truyền hình đều là đơn vị, tổ chức của nhà nước nên các Đài truyền hình phải là lực lượng nòng cốt chủ lực trong sự phát triển chung của toàn ngành, hướng tới thành lập các tập đồn, doanh nghiệp có đủ sức, đủ tầm để phát triển, giữ vững thị phần trong nước và vươn ra hội nhập với môi trường quốc tế.
Kết chương 1:
Đài truyền hình là cơ quan báo hình hoạt động trong lĩnh vực truyền thơng, có hình thức tổ chức của một đơn vị sự nghiệp nhà nước, hoạt động theo chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Nhiệm vụ chính của Đài truyền hình là sản xuất sản phẩm công là các chương trình truyền hình mang tri thức phục vụ cơng chúng. Bên cạnh đó Đài truyền hình cịn có nhiệm vụ kinh tế là tạo nguồn thu để bù đắp chi phí hoặc có thể tự chủ hồn hồn chi phí hoạt động.
Chế độ tự chủ về tài chính đã đem lại cho các đơn vị sự nghiệp cơng lập nói chung và Đài truyền hình nói riêng một hình thức hoạt động mới, trong đó quyền tự chủ của người đứng đầu tổ chức được nâng cao, đơn vị được chủ động trong thực hiện nhiệm vụ và sản xuất kinh doanh, vừa có thể hồn thành nhiệm vụ đối với xã hội theo phương thức tốt nhất, vừa tạo điều kiện về kinh tế để các Đài truyền hình đi dần đến tự chủ hoàn toàn trong hoạt động.
Nội dung sản xuất chính của một Đài truyền hình là sản xuất dịch vụ truyền hình cơng ích và dịch vụ truyền hình trả tiền theo những phương thức đa dạng như: tự sản xuất, hợp tác sản xuất, xã hội hóa và mua bản quyền chương trình.
Cơ chế quản lý tài chính của Đài truyền hình được quy định tại nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ và thơng tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006. theo đó quản lý tài chính có 4 nội dung quản lý tài sản, quản lý chi, quản lý thu, quản lý các quỹ.
Hiệu quả quản lý tài chính của Đài truyền hình được đánh giá trực tiếp qua các số liệu tài chính và gián tiếp thơng qua hiệu quả hoạt động chung của Đài. Hiệu quả trực tiếp được tính trên các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí; hiệu quả gián tiếp được đánh giá qua mức độ hồn thành nhiệm vụ chính trị, kinh tế và chăm lo đời sống cho người lao động.
Hoạt động trong môi trường kinh tế thị trường, Đài truyền hình chịu ảnh hưởng bởi nhiều tác động đặc trưng từ phía thị trường. Đó là sự cạnh tranh giành thị phần khán giả, là sự thương mại hóa các chương trình truyền hình thơng qua quảng cáo trực tiếp hay gián tiếp hay xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình. .
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã đặt ra nhiều yêu cầu đối với hoạt động của ngành truyền hình về yêu cầu phục vụ nhân dân, trình độ của lực lượng sản xuất, về phát huy vai trò kinh tế các hoạt động dịch vụ truyền hình để tích lũy cơ sở vật chất, và đưa ngành truyền hình ngày càng phát triển trong khu vực.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP.HCM
2.1 Giới thiệu về Đài truyền hình Tp.HCM (tên viết tắt là HTV – Ho Chi Minh City Television)
2.1.1 Lịch sử hình thành Đài truyền hình TP.HCM
Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh được tiếp quản từ Đài Truyền hình Sài gòn của chế độ cũ vào chiều 30/ 4/ 1975. Ngày 1/5/1975 (chỉ sau 1 ngày tiếp quản), Đài đã phát sóng chương trình đầu tiên, kịp thời thông báo chủ trương của Ủy Ban quân quản Thành phố, tạo sự yên tâm cho nhân dân vùng mới giải phóng.
Từ năm 1981 trở về trước, Đài trực thuộc Ủy Ban phát thanh và Truyền hình Việt nam, với nhiệm vụ là một Đài khu vực. Từ năm 1981 đến nay, Đài được chuyển giao về cho Thành ủy và ủy Ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý.
2.1.2 Giới thiệu về Đài truyền hình TP.HCM (sau đây viết tắt là HTV)
Tọa lạc tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, là thành phố đơng dân nhất và cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam, Đài truyền hình TP.HCM phục vụ cho nhu cầu thơng tin cho hơn 10 triệu dân có mặt tại thành phố và dân số ở 52 tỉnh thành lân cận. Từ hai kênh HTV9 và HTV7 với vài giờ phát sóng mỗi ngày, đến nay Đài đã phát sóng 24/24 trên các kênh HTV7- kênh giải trí, thể thao, trị chơi truyền hình, quảng cáo, dịch vụ; HTV9 - kênh chính trị - xã hội, văn hóa và 4 kênh kỹ thuật số HTV1- Kênh thơng tin công cộng; HTV2 - kênh thể thao - giải trí; HTV3 - Kênh thiếu nhi; HTV4 - Kênh khoa học giáo dục.
Trong đó HTV7, HTV9 là kênh truyền hình quảng bá phát trên sóng tương tự (analogue) phục vụ rộng rãi nhu cầu xem truyền hình của mọi tầng lớp nhân dân.
Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh được Bộ Văn hóa - Thơng tin cấp Giấy phép hoạt động phát thanh - truyền hình số 131/GP-BVHTT ngày 10 tháng 8 năm 2002, và được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại Giấy phép hoạt động Truyền hình số 1330/GP-BTTTT ngày 23/8/2011. Theo đó, Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh có sứ mệnh “Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết và các nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền thành phố. Phản ánh tâm tư nguyện vọng, phong trào hành động cách mạng của nhân dân thành phố, phê phán các hiện tượng tiêu cực, cổ vũ tinh thần thi đua yêu nước vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Sứ mệnh này đã chỉ ra mục tiêu hoạt động của HTV là cơ quan
tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền, tiếng nói của nhân dân Thành phố trong lĩnh vực thông tin truyền thông, phục vụ nhu cầu thông tin của đông đảo nhân dân, người xem Đài theo nguyên tắc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.