Về cơ chế hoạt động tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại đài truyền hình TP HCM trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN (Trang 73 - 74)

Quản lý tài sản

Quy trình mua sắm tài sản cịn qua nhiều khâu và tốn nhiều thời gian. Một dự án mua sắm tài sản cho năm mới thường kéo dài đúng một năm. Từ khâu lên kế hoạch, thẩm định hiện trạng, phê duyệt đến khâu ký hợp đồng đặt hàng và nhận hàng thường rơi vào thời gian cuối năm hoặc dài hơn. trong khi công nghệ thay đổi từng giờ, thì việc chậm trễ thời gian mua sắm là sự lãng phí lớn cho đầu tư.

Khâu lập kế hoạch mua sắm tài sản cũng theo chu kỳ 1 năm tài chính. Tính ngắn hạn của các kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản khơng đem lại cái nhìn tổng quát về nhu cầu đầu tư trong tương lai, điều này cũng đồng nghĩa với tình trạng phải lập kế hoạch nhiều lần (mỗi đầu năm), bỏ qua nhu cầu về đầu tư thay mới của một số đơn vị do phải tập trung nguồn lực cho một đơn vị nào khác, đầu tư đổi mới không theo kịp nhu cầu cơng tác.

Quản lý thu

Trong tình hình kinh tế khó khăn, quản lý nguồn thu là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Quản lý nguồn thu không chỉ dừng lại ở việc cân đong đo đếm số lượng thu trong kỳ mà cịn phải có những phương thức hợp lý để duy trì và tăng nguồn thu. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu gồm có cạnh tranh, sự phát triển của nền kinh tế nói chung và chính sách ưu đãi trong quảng cáo cho các đối tác của HTV.

HTV có một đội ngũ các nhà đầu tư, các khách hàng thân thiết luôn đồng hành cùng HTV trên mọi chặng đường phát triển, giữ cho doanh thu của HTV không xuống dưới mức mất khả năng tự chủ kinh phí hoạt động. Tuy nhiên việc tìm tịi hướng đi mới để mở rộng nguồn khách hàng đến với quảng cáo và hợp tác sản xuất ln ln là một bài tốn khó trong nền kinh tế thị trường có cạnh tranh gay gắt. Điều này địi hỏi mọi đơn vị kinh tế đều phải có chiến lược thu hút khách hàng cụ thể và luôn đổi mới về phương thức thực hiện.

Quản lý chi

Các khoản chi của HTV đều được thực hiện tuân thủ theo nguyên tắc quy định trong các văn bản pháp luật áp dụng cho loại hình đơn vị sự nghiệp có thu và theo đúng chế độ chi tiêu nội bộ của HTV. Trong đó khoản chi đầu tư cho sản xuất chương trình chiếm tỷ trọng lớn.

Tổng chi phí qua mỗi năm đều tăng, khơng tính đến tỷ lệ tăng cơ học theo các đợt tăng lương cơ bản, do tăng nhân sự, thì chi phí dành cho sản xuất chương trình tăng bình quân 10 đến 15% mỗi năm. Nếu tỷ lệ tăng doanh thu gấp đơi hay nhiều lần tỷ lệ tăng chi phí thì không phải quan ngại. Tuy nhiên, HTV đang trong thời kỳ giảm doanh thu nên tăng cường kiểm soát chi đang là một yêu cầu cấp bách đặt ra cho đội ngũ quản lý tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại đài truyền hình TP HCM trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)