Chỉ tiêu doanh thu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại đài truyền hình TP HCM trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN (Trang 68)

2.4 Đánh giá hiệu quả quản lý tài chính

2.4.2.2 Chỉ tiêu doanh thu

1) Doanh thu qua các năm 2010, 2011, 2012

Bảng 2.4 SỚ LIỆU DOANH THU VÀ CHI PHÍ QUA CÁC NĂM

Đvt: triệu đồng

Năm 2010 (1) 2011 (2) 2012 (3)

Doanh thu 1.800.000 1.385.000 1.250.000

Chi phí 692.865 795.800 865.000

(Nguồn: Ban Tài chính Đài truyền hình TP.HCM)

Biểu đồ 2.1 : BIỂU ĐỒ TƯƠNG QUAN GIỮA DOANH THU VÀ CHI PHÍ QUA CÁC NĂM

BIỂU ĐỒ TƯƠNG QUAN GIỮA DOANH THU VÀ CHI PHÍ QUA CÁC NĂM

1.000.000 1.500.000 2.000.000 hu v C hi p h Doanh thu Chi phí

Biểu đồ 2.1 cho thấy đường biểu diễn doanh thu và chi phí qua các năm 2010 đến 2012 có khả năng giao nhau trong tương lai. Đây là xu hướng đáng lo ngại đối với khả năng tự chủ về tài chính của HTV.

2) Tỷ trọng các thành phần cấu thành doanh thu= tỷ lệ doanh thu do quảng

cáo và doanh thu do trao đổi quảng cáo/tổng doanh thu. Bảng 2.5 CẤU TRÚC DOANH THU

Đvt: % Năm 2010 (1) 2011 (2) 2012 (3) Tỷ lệ doanh thu quảng cáo và các dịch vụ khác 87 81 78 Tỷ lệ trao đổi quảng cáo 13 19 22

(Nguồn: Ban Tài chính Đài truyền hình TP.HCM)

0 20 40 60 80 100 Tỷ lệ % 1 2 3 Năm

CẤU TRÚC DOANH THU

Tỷ lệ trao đổi quảng cáo

Tỷ lệ doanh thu quảng cáo và các dịch vụ khác

Biểu đồ 2.2: CẤU TRÚC DOANH THU

3) Mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động của đơn vị = Tổng các nguồn thu sự

nghiệp/Tổng chi hoạt động 1 năm.

Kể từ năm 2002, HTV đã hoàn toàn tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên được xếp loại là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động. Mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động thể hiện qua các năm như sau:

Bảng 2.6 MỨC TỰ ĐẢM BẢO KINH PHÍ HOẠT ĐỢNG Năm Tổng thu sự nghiệp

(triệu đồng) Tổng chi hoạt động/năm (triệu đồng) Mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động của HTV 1 2 3=1/2 2010 1.800.000 692.865 2.60 2011 1.385.000 795.800 1.74 2012 1.250.000 865.000 1.44

(Nguồn: Ban Tài chính Đài truyền hình TP.HCM)

4) Tỷ lệ đóng góp cho ngân sách trên doanh thu sau thuế.

Đài ln hồn thành nhiệm vụ thu và thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách đầy đủ qua các năm. Tỷ lệ nộp từ năm 2010 là 25% chênh lệch thu chi.

2.4.3 Thực hành tiết kiệm, chống thất thoát nguồn chi.

2.4.3.1 Tỷ lệ chi cho sản xuất chương trình qua các năm luôn luôn tăng. Lý do tăng chủ yếu là do HTV có xem xét và bổ sung thù lao theo chỉ số giá thị trường, đảm bảo trả công lao động hợp lý. Tỷ lệ tăng chi phí sản xuất chương trình năm 2011/2010 là 18%; 2012/2011 là 13%

2.4.3.2 Hiệu quả sử dụng tài sản: Tỷ lệ doanh thu trên tổng giá trị tài sản qua các năm – hiệu quả tạo doanh thu trên một đồng tài sản.

Bảng 2.7 CÁC SỐ LIỆU VỀ TÀI SẢN Đvt: triệu đồng Năm Nguyên giá

tài sản

Giá trị còn lại

Doanh thu Tài sản/ Doanh thu

Giá trị tài sản còn lại/ Doanh thu

1 2 3 4=1/3 5=2/3

2010 800.000.000 402.874.000 1.800.000 444 223 2011 960.000.000 503.593.000 1.385.000 693 363 2012 998.400.000 519.168.000 1.250.000 798 415

(Nguồn: Ban Tài chính Đài truyền hình TP.HCM)

Tính trên nguyên giá một đồng doanh thu được tạo ra bởi 444 đồng tài sản (năm 2010). Tuy nhiên do 49 % đã được khấu hao hết nên nếu tính theo giá trị cịn

lại thì chỉ cần 223 đồng tài sản đã tạo được doanh thu. Số tài sản đã được khấu hao hết vẫn tiếp tục phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra giá trị mới nhiều hơn.

2.4.4. Chăm lo đời sống cho người lao động.

Tỷ lệ chi thu nhập tăng thêm trong các năm 2010 đến 2012, giữ ổn định so với năm gốc 2010. Thu nhập tăng thêm được trích từ chênh lệch thu chi sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách. Doanh thu càng cao tỷ lệ trích càng nhiều. Năm 2007, 2008 tỷ lệ trích là 18%, đến năm 2009, 2010 tỷ lệ trích lên đến 22%.

Từ nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý tài chính, có thể tổng kết một số thành tựu đạt được, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân như sau:

2.5 Thành tựu đạt được 2.5.1- Nhiệm vụ chính trị: 2.5.1- Nhiệm vụ chính trị:

Thời lượng phát sóng và chương trình:

HTV từ chỗ sản xuất và phát hình đen trắng đã chuyển sang thu phát hình

màu. Đến tháng 8/1987, từ 1 kênh HTV9, Đài đã mở thêm kênh HTV7 với cơng suất phát sóng cả hai kênh bình quân từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày, thay vì chỉ từ 2 đến 4 giờ/ngày như trước năm 1980. Đến nay 02 kênh HTV7 và HTV9 đều được phát 24/24 giờ.

Trong 39 năm qua, số lượng chương trình, tiết mục của HTV ngày càng đa dạng, phong phú, luôn thể hiện là một cơ quan ngơn luận có bản lĩnh vững vàng trong việc đưa các tin có tính chất nóng bỏng liên quan đến an ninh, chính trị, kinh tế - xã hội. Song song đó HTV ln bám sát tuyên truyền các hoạt động trên địa bàn thành phố, kịp thời truyên truyền những gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực. Trong năm 2013, HTV đã thực hiện tổng cộng 208 buổi truyền hình trực tiếp (trung bình 18,9 buổi/tháng, trong đó có 163 buổi trên HTV9 và 45 buổi trên HTV7) về nhiều sự kiện, hội nghị quan trọng của Trung ương và Thành phố.

Bên cạnh những chương trình trên, HTV sản xuất hàng loạt các phim tài liệu lịch sử có giá trị khoa học, lịch sử, chính trị cao đã để lại dấu ấn khá sâu sắc trong lịng khán giả trong và ngồi nước như Mê Kơng ký sự, Ký sự hỏa xa…

2.5.2 Nhiệm vụ kinh tế:

Về tạo nguồn thu để phát triển sự nghiệp và đóng góp ngân sách HTV đã chủ động tạo nguồn thu tài chính từ dịch vụ quảng cáo và các dịch vụ khác. Từ năm 1990 đến năm 1995, tổng doanh thu của HTV chỉ đạt khoảng 131 tỷ đồng; nhưng từ 4 tháng cuối năm 1996 đến 6 tháng đầu năm 2001, tổng doanh thu của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng lên đáng kể, với số thu hơn 781 tỷ đồng, điều tiết ngân sách Trung ương hơn 282 tỷ đồng, kinh phí để lại đầu tư cho HTV hơn 488 tỷ đồng, kinh phí đã sử dụng đầu tư các dự án gần 300 tỷ đồng. Từ năm 2002, Đài đã thực hiện thí điểm việc khốn thu, chi trong 3 năm và mức doanh thu của đài cũng tăng đáng kể từ 300 tỷ đồng trong năm 2002 đã đến năm 2003 đã vượt định mức 40 tỷ đồng.

Hàng năm doanh thu của HTV đều tăng, luôn đạt và vượt chỉ tiêu UBND Thành phố giao (năm 2005: 700 tỷ đồng; năm 2006: 1.000 tỷ đồng; năm 2007: 1.300 tỷ đồng; năm 2008: 1.800 tỷ đồng; năm 2009: 2.111 tỷ đồng). Kể từ năm 2002, HTV đã hoàn toàn tự đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động thường xun (đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động).

2.5.3 Đầu tư cho con người:

Nhận thức tầm quan trọng của nguồn nhân lực, ban lãnh đạo HTV luôn chăm lo cho đời sống của người lao động, thu nhập luôn luôn được cải thiện, năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo cho người lao động sống tốt, có tích lũy. Hệ số tăng thu nhập bình quân từ năm 2007 – 2009 lần lượt là 3,14 – 2,14 – 5,96. Bên cạnh đó, HTV cũng ln chăm lo đến đời sống tinh thần cho cán bộ viên chức, tổ chức học tập nâng cao trình độ chun mơn, trình độ chính trị cả trong và ngồi nước. Trong 3 năm kể trên đã có 1221 lượt cán bộ viên chức tham gia các lớp đào tạo, trong đó có 857 lượt học về chun mơn truyền hình và 364 lượt học về chính trị và quản lý nhà nước. Đài cũng cử cán bộ, viên chức đi đào tạo bậc cao học, tiến sĩ trong và ngoài nước để tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng sự phát triển của HTV trong thời gian sắp tới.

2.6 Hạn chế tồn tại

2.6.1/ Về thực hiện nhiệm vụ kinh tế

Như phần trên có đề cập doanh thu của 3 năm liền kề từ 2011 đến 2013 liên tục giảm bình quân 10%/ năm. Đồ thị biểu diễn đường doanh thu và chi phí trong những năm 2010, 2011, 2012 đã thể hiện xu hướng giao nhau trong vài năm tới nếu tình hình khơng được cải thiện. Như vậy ngồi việc trơng đợi vào sự phục hồi của nền kinh tế, HTV cần có sự chuyển biến tích cực để lấy lại thế cân bằng giữa thu và chi, phải đảm bảo có đủ tích lũy để tái sản xuất.

2.6.2/ Về cơ chế hoạt động tài chính Quản lý tài sản Quản lý tài sản

Quy trình mua sắm tài sản cịn qua nhiều khâu và tốn nhiều thời gian. Một dự án mua sắm tài sản cho năm mới thường kéo dài đúng một năm. Từ khâu lên kế hoạch, thẩm định hiện trạng, phê duyệt đến khâu ký hợp đồng đặt hàng và nhận hàng thường rơi vào thời gian cuối năm hoặc dài hơn. trong khi cơng nghệ thay đổi từng giờ, thì việc chậm trễ thời gian mua sắm là sự lãng phí lớn cho đầu tư.

Khâu lập kế hoạch mua sắm tài sản cũng theo chu kỳ 1 năm tài chính. Tính ngắn hạn của các kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản khơng đem lại cái nhìn tổng qt về nhu cầu đầu tư trong tương lai, điều này cũng đồng nghĩa với tình trạng phải lập kế hoạch nhiều lần (mỗi đầu năm), bỏ qua nhu cầu về đầu tư thay mới của một số đơn vị do phải tập trung nguồn lực cho một đơn vị nào khác, đầu tư đổi mới không theo kịp nhu cầu công tác.

Quản lý thu

Trong tình hình kinh tế khó khăn, quản lý nguồn thu là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Quản lý nguồn thu không chỉ dừng lại ở việc cân đong đo đếm số lượng thu trong kỳ mà cịn phải có những phương thức hợp lý để duy trì và tăng nguồn thu. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu gồm có cạnh tranh, sự phát triển của nền kinh tế nói chung và chính sách ưu đãi trong quảng cáo cho các đối tác của HTV.

HTV có một đội ngũ các nhà đầu tư, các khách hàng thân thiết luôn đồng hành cùng HTV trên mọi chặng đường phát triển, giữ cho doanh thu của HTV không xuống dưới mức mất khả năng tự chủ kinh phí hoạt động. Tuy nhiên việc tìm tịi hướng đi mới để mở rộng nguồn khách hàng đến với quảng cáo và hợp tác sản xuất ln ln là một bài tốn khó trong nền kinh tế thị trường có cạnh tranh gay gắt. Điều này địi hỏi mọi đơn vị kinh tế đều phải có chiến lược thu hút khách hàng cụ thể và luôn đổi mới về phương thức thực hiện.

Quản lý chi

Các khoản chi của HTV đều được thực hiện tuân thủ theo nguyên tắc quy định trong các văn bản pháp luật áp dụng cho loại hình đơn vị sự nghiệp có thu và theo đúng chế độ chi tiêu nội bộ của HTV. Trong đó khoản chi đầu tư cho sản xuất chương trình chiếm tỷ trọng lớn.

Tổng chi phí qua mỗi năm đều tăng, khơng tính đến tỷ lệ tăng cơ học theo các đợt tăng lương cơ bản, do tăng nhân sự, thì chi phí dành cho sản xuất chương trình tăng bình quân 10 đến 15% mỗi năm. Nếu tỷ lệ tăng doanh thu gấp đôi hay nhiều lần tỷ lệ tăng chi phí thì khơng phải quan ngại. Tuy nhiên, HTV đang trong thời kỳ giảm doanh thu nên tăng cường kiểm soát chi đang là một yêu cầu cấp bách đặt ra cho đội ngũ quản lý tài chính.

2.6.3/ Về con người

Điều phối trực tiếp lực lượng lao động tại HTV là đội ngũ lãnh đạo các phòng ban của HTV. Tổng giám đốc trao quyền cho Trưởng phụ trách các phịng ban chun mơn chịu trách nhiệm về các quyết định phân bổ nguồn lực nhân sự và tài chính. Có thể nói, ngồi nhân sự chịu trách nhiệm chính về cơng tác quản lý tài chính là Ban Tài chính HTV, thì Ban phụ trách các phòng ban là đội ngũ chịu trách nhiệm thứ hai về hiệu quả cơng tác quản lý tài chính thơng qua việc sử dụng nguồn kinh phí khốn chi được khốn cho đơn vị hằng năm, dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ. Qua các bản báo cáo tài chính tổng kết cuối năm có thể thấy được cách thức mà họ sử dụng nguồn lực tài chính của mình. Một số tồn tại cơng tác quản lý tài chính tại Ban khốn chi cịn tồn tại là:

1/ Kinh phí có xu hướng sử dụng theo hướng cào bằng cho các chương trình trong cùng một tiết mục.

2/ Lãnh đạo các phòng Ban chưa đánh giá và quan tâm đến việc phân bổ kinh phí hợp lý cho các nội dung chương trình khác nhau, chưa tạo động lực cải tiến nội dung lẫn hình thức thể hiện chương trình.

2.7 Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế

Nguyên nhân của thành tựu:

Thành tựu mà HTV đạt được là tích lũy của một q trình chuyển mình và phấn dấu lâu dài của tập thể nhân viên và lãnh đạo Đài truyền hình qua những thời kỳ khó khăn và thuận lợi. Nó là kết quả của những chiến lược đúng đắn trong đầu tư phát triển kỹ thuật truyền hình, phát triển kỹ năng con người; là sự trung thành với mục tiêu, sứ mệnh hoạt động của tổ chức; và sau cùng là sự mở đường về cơ chế quản lý tài chính thơng qua nghị định 43 năm 2006. Sau 7 năm quản lý tài chính trong cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ và tài chính, Đài đã chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn hoạt động, chủ động tìm hướng đi chiến lược trong sản xuất chương trình, trong hoạt động kinh doanh, từ đó tạo nguồn lực cho đầu tư mới và phát triển. Hơn nữa hoạt động của Đài đã đi dần vào quỹ đạo của kinh tế thị trường, tham gia chủ động vào các giao dịch mua sản phẩm truyền hình bằng các phương thức xã hội hóa, mua bản quyền chương trình và bán bản quyền, quyền phát sóng chương trình từ các nhà sản xuất. Các hoạt động này đều được thực hiện trên cơ sở hoàn thiện nghiệp vụ, bộ máy quản lý tài chính để bắt kịp tiến độ phát triển của Đài.

Nguyên nhân của hạn chế:

Nguyên nhân hạn chế có những yếu tố trực tiếp, gián tiếp, có những nguyên nhân khách quan và chủ quan, được đề cập dưới đây.

2.7.1 Vấn đề thực hiện nhiệm vụ kinh tế

Nguyên nhân dẫn đến giảm sút doanh thu trong những năm gần đây có mặt khách quan lẫn chủ quan. Về khách quan có thể nhìn bao quát toàn cảnh kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ giảm sút cùng với suy thối kinh tế tồn cầu. Các

doanh nghiệp kinh tế phải cắt giảm chi phí, mà đầu tiên là chi phí quảng cáo, để duy trì hoạt động. Thị trường cầu đã sụt giảm đáng kể. Trong khi đó thị trường cung về các kênh dẫn quảng cáo trong truyền thơng thì có rất nhiều. Kênh báo viết, báo mạng, và kể cả truyền hình trên Internet đều đưa ra những lựa chọn thay thế cho quảng cáo trên truyền hình. Lựa chọn sản phẩm quảng cáo thay thế cũng là một phương thức mà doanh nghiệp lựa chọn để tiết kiệm, mặc dù trên thực tế tính ưu việt và nổi trội của quảng cáo trên truyền hình là điều hồn tồn khơng thể bàn cãi. Thị trường và thị phần bị chia sẻ là điều mà tất cả các doanh nghiệp, không loại trừ cả Đài truyền hình, phải đối mặt một khi đã tham gia vào guồng máy vận động của thị trường.

Nguyên nhân thứ hai là bên cạnh các chương trình tuyên truyền, mặc dù đã dành hẳn riêng 1 kênh HTV7 để làm nhiệm vụ kinh tế, HTV vẫn thiếu những chương trình mang tính đột phá, sáng tạo, có khả năng thu hút người xem trên một tầm mức sâu rộng, do đó cũng ít có quảng cáo đăng ký kèm theo. Cuộc cạnh tranh giành thị phần quảng cáo, thực chất là cuộc cạnh tranh về chất lượng chương trình, tính hướng đến thị hiếu, hướng đến khán giả của các chương trình có khả năng tạo doanh thu.

Ngun nhân thứ ba, mặc dù HTV đã có mức giá ưu đãi để phục vụ khách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại đài truyền hình TP HCM trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)