Quản lý chi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại đài truyền hình TP HCM trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN (Trang 61)

2.3 Thực trạng quản lý tài chính tại HTV

2.3.3.2 Quản lý chi

A. Các khoản chi của HTV có nhiều loại, 1/ chi hoạt động thường xuyên; 2/ chi hoạt động không thường xuyên; 3/ Chi thuế nộp ngân sách nhà nước.

1/ Chi hoạt động thường xuyên phục vụ nhu cầu chi thường xuyên (chiếm 65 – 80%) để duy trì hoạt động, kinh phí để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - chính trị của tổ chức và chi trao đổi quảng cáo (chiếm 20 – 30%). Các khoản mục chi thường xuyên được hạch toán đầy đủ, kịp thời và chính xác theo mục lục ngân sách bao gồm, lương theo ngạch bậc, các khoản phụ cấp, trợ cấp, thưởng cho người lao động, chi nghiệp vụ chuyên môn.

Phần chi chiếm phần lớn nội dung của chi thường xuyên là chi nghiệp vụ chuyên môn bao gồm, chi mua chương trình trong và ngoài nước, chi thù lao cho cộng tác viên tham gia sản xuất chương trình, chi thù lao nhuận bút và chi thù lao cho các cộng tác viên có liên quan đến sản xuất chương trình.

Nội dung lớn thứ hai trong chi hoạt động thường xuyên là chi trao đổi quảng cáo, hay là chi trao đổi bản quyền, là hình thức hợp tác trao đổi bản quyền phát sóng các chương trình phim, các kịch bản sản xuất các chương trình hay và phù hợp do các đối tác cung cấp, đổi lại bằng giá trị các spot quảng cáo.

2/ Chi hoạt động không thường xuyên là các khoản chi đầu tư dự án từ 10% của dự toán chi hằng năm được cấp trở lại và chi mua sắm lẻ từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Loại chi này chỉ bằng khoảng 5 – 15% của chi hoạt động thường xuyên. Tỷ lệ chi này cao hay thấp tùy theo số lượng dự án đầu tư trong năm và tốc độ giải ngân của dự án.

3/ Chi thuế Giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp: theo luật định, trong đó thuế giá trị gia tăng nộp 10% đối với họat động quảng cáo, bán chương trình của Đài, tạp chí HTV, phát hành băng đĩa nộp 5% doanh thu; thuế thu nhập doanh nghiệp trích nộp với tỷ lệ 25% trên số tổng doanh thu trừ chi phí hoạt động,

khấu hao tài sản cố định và thuế giá trị gia tăng. Hai loại thuế này được tính đúng, tính đủ và trích nộp ngân sách nhà nước.

B. Quản lý nguồn chi bao gồm một loạt các chính sách, chế độ nội bộ nhằm đảm bảo đảm nguồn chi được quản lý chặt chẽ, theo dự tốn ngân sách được lập gồm có: Các kế họach tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ, cơng tác kiểm tốn nội bộ đã được đề cập ở phần cơng cụ quản lý tài chính.

2.3.3.3 Quản lý nguồn thu.

A. Nguồn thu từ quảng cáo và các dịch vụ khác: đây là nguồn thu chủ yếu

của HTV, mà hoạt động quảng cáo là chính, chiếm từ 79% đến 88% tỷ trọng nguồn thu.

Nguồn thu Quảng cáo chủ yếu được thực hiện thơng qua Trung tâm dịch vụ truyền hình. Khách hàng đăng ký quảng cáo căn cứ vào giờ phát sóng, giá phát sóng và chế độ giảm giá khuyến mãi. Phần lớn khách hàng của Trung tâm dịch vụ truyền hình là các cơng ty dịch vụ, các doanh nghiệp... trong đó các cơng ty dịch vụ có vai trị là người trung gian giữa Đài truyền hình và các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp. Doanh nghiệp cam kết quảng cáo trong chương trình truyền hình với các công ty dịch vụ, công ty dịch vụ ký kết hợp đồng với Đài truyền hình để tiến hành sản xuất chương trình và thực hiện dịch vụ quảng cáo.

Phương thức liên kết gồm có 2 dạng sau:

1. Hợp tác sản xuất: khi đối tác ký hợp đồng cam kết sản xuất chương trình và phát sóng, tồn bộ giá trị hợp đồng hợp tác được trao đổi lại bởi giá trị quảng cáo. Một phần kinh phí sản xuất chương trình – phần đối tác đảm nhận – được chuyển trả lại, phần kinh phí tương ứng với cơng việc HTV đảm nhận chuyển về cho HTV tạo thành nguồn thu.

2. Tài trợ sản xuất chương trình: Các đối tác, doanh nghiệp đồng ý tài trợ toàn bộ cho chương trình, HTV sẽ đảm nhận trọn gói từ khâu sản xuất đến khâu phát sóng. Lúc này một phần tiền thu được từ hình thức này sẽ chuyển đến cho các Ban biên tập để tiến hành sản xuất, phần còn lại sẽ là nguồn thu cho HTV.

B. Nguồn thu từ các chương trình xã hội hóa: là nguồn thu thứ hai của Đài,

tuy tỷ trọng nguồn thu những năm 2007 đến năm 2009 còn thấp, chiếm từ 21 – 12% nhưng nguồn thu này sẽ tăng mạnh vào những năm kế tiếp và hiện nay vì xã hội hóa chương trình đang là xu thế vận động tại các Đài truyền hình.

HTV là đơn vị đi đầu trong việc thử nghiệm hình thức xã hội hóa chương trình truyền hình. Qua thời gian thử nghiệm, cùng với sự ra đời của hàng loạt công công ty truyền thông, đến nay HTV đã có một số lượng đối tác đáng kể, cung cấp cho Đài số lượng chương trình truyền hình góp phần khơng nhỏ vào tổng thời lượng phát sóng.

Nguồn thu các chương trình xã hội hóa hình thành theo những phương thức Trao đổi bản quyền (theo quyết định số 148/QĐ-TH ngày 11 tháng 02 năm 2014): là hình thức hợp tác trao đổi bản quyền phát sóng các chương trình phim, các format sản xuất các chương trình hay và phù hợp do các đối tác cung cấp, đổi lại bằng giá trị các spot quảng cáo.

Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình là phương thức sản xuất sử dụng nguồn lực và chất xám của xã hội để đa dạng hóa chương trình phát sóng. Nhờ hình thức này mà nguồn thu của Đài tăng đáng kể, góp phần bù đắp tỷ lệ thu quảng cáo ngày càng giảm.

2.3.3.4 Quản lý quỹ

Tổng thu hoạt động thường xuyên sau khi trừ đi các khoản chi hoạt động thường xuyên, các khoản thuế phải nộp ngân sách nhà nước sẽ tạo nên nguồn chênh lệch thu chi. Nguồn này được phân phối như sau:

- Trích nguồn Cải cách tiền lương (CCTL) bằng 40% thu nhập sau thuế (TNST). - Trích tối thiểu 25% (TNST – CCTL) để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp - Chi thu nhập tăng thêm: là khoản chi lương theo doanh số cho người lao động nhằm tăng mức sống, khuyến khích tăng năng suất lao động. Quyết tốn nguồn thu nhập tăng thêm theo kế hoạch.

- Trích lập quỹ cơ quan theo quy định của nghị định 43 và thông tư 71. Cụ thể: Quỹ khen thưởng, dùng để chi thưởng nội bộ = 2 tháng thu nhập thực tế; Quỹ phúc lợi,

dùng để chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể, chi hoạt động đồn thể, trợ cấp khó khăn = 1 thu nhập thực tế; Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, dùng để ổn định thu nhập cho người lao động khi nguồn thu giảm sút hoặc khi nhà nước thay đổi chính sách tiền lương = 2 tháng thu nhập thực tế. Thu nhập thực tế bao gồm: tiền lương, tiền cơng và thu nhập tăng thêm bình qn thực hiện trong năm.

Cấu trúc Bản báo cáo tài chính của HTV:

Nội dung Chi tiết Tình hình

thực hiện (số tiền)

I. Tổng thu sự nghiệp - Thu quảng cáo và dịch vụ khác - Trao đổi quảng cáo

II. Chi hoạt động thường xuyên

- Chi thường xuyên - Trao đổi quảng cáo III. Thuế Giá trị gia tăng

IV. Chênh lệch thu chi V. Nộp ngân sách và trích lập quỹ

Nộp ngân sách, thuế TNDN

Phân phối chênh lệch thu chi - Trích nguồn cải cách tiền lương - Trích lập quỹ phát triển hoạt

động sự nghiệp

- Chi thu nhập tăng thêm - Trích lập quỹ cơ quan VI. Chi hoạt động không

thường xuyên

- Chi đầu tư dự án từ nguồn đầu tư để lại và quỹ phát triển sự

nghiệp

2.4 Đánh giá hiệu quả quản lý tài chính

Đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính trong phạm vi ngành truyền hình phải xét đến các mục tiêu, chức năng mà ngành thực hiện. Một cơ chế quản lý tài chính hiệu quả, phải đạt được những mục tiêu thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - chính trị do nhà nước giao, với chi phí thấp nhất, đồng thời với việc tạo nguồn tích lũy tối đa để duy trì hoạt động và có nguồn vốn phát triển. Mục tiêu này có thể cụ thể hóa thành các nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Hồn thành nhiệm vụ chính trị. 2. Hoàn thành nhiệm vụ kinh tế. 3. Thực hành tiết kiệm, giảm chi phí. 4. Chăm lo đời sống cho người lao động.

Trên cơ sở nhiệm vụ đã đề ra, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động được xem xét như sau:

2.4.1 Nhiệm vụ chính trị:

2.4.1.1 Chỉ tiêu về thời lượng phát sóng:

Thời lượng phát sóng các chương trình HTV tự sản xuất phục vụ nhu cầu tuyên truyền= Thời lượng các chương trình HTV tự sản xuất/ tổng thời lượng phát sóng K7 và K9

Kênh HTV7 và HTV9 là hai kênh chủ lực của HTV, các chương trình quảng cáo, tài trợ quảng cáo…đều muốn đăng quảng cáo trên hai kênh này vì bản thân nó đã có thương hiệu từ lâu, số lượng khán giả truyền thống cũng đông. Từ đầu năm 2013, 2 kênh này đã được tái cấu trúc để HTV9 trở thành kênh chính luận – tuyên truyền, kênh còn lại giao lại cho Trung tâm dịch vụ truyền hình phát sóng các chương trình có ký kết hợp đồng tạo doanh thu. Gọi các chương trình phát sóng thơng qua ký kết hợp đồng tài trợ, mua bản quyền, quảng cáo.. là các chương trình có doanh thu thì tỷ lệ phần trăm các chương trình phục vụ tuyên truyền như sau:

Số liệu qua các năm cho thấy, mặc dù tỷ lệ về thời lượng phát sóng của các chương trình tun truyền tuy có chịu ảnh hưởng bởi thời lượng các chương trình

tạo doanh thu, nhưng nhìn chung tỷ lệ chương trình tuyên truyền chiếm trên 60% qua các năm.

Bảng 2.1 SỐ LIỆU VỀ THỜI LƯỢNG PHÁT SÓNG CHƯƠNG TRÌNH Năm Thời lượng phát sóng

các chương trình tuyên truyền (phút)

Tổng thời lượng phát sóng trên 2 kênh 7 và 9/ năm (phút) Tỷ lệ % các chương trình HTV tự sản xuất phục vụ tuyên truyền 1 2 3=(2-1)/2 2010 670.300 1.051.200 63 2011 714.800 1.051.200 68 2012 746.352 1.051.200 71

(Nguồn: Ban Tài chính Đài truyền hình TP.HCM)

Thời lượng này bao gồm cả các chương trình sản xuất theo yêu cầu của các Sở Ban ngành, các chương trình truyền hình quân đội, công an nhân dân, các chương trình tun truyền các chủ trương ,chính sách pháp luật của nhà nước, các chương trình phản ánh tình hình kinh tế xã hội, biển đảo…

2.4.1.2 Chỉ tiêu về kinh phí sản xuất chương trình

1) Tỷ lệ kinh phí hoạt động dành cho sản xuất chương trình = kinh phí dành

cho sản xuất các chương trình / Tổng kinh phí hoạt động thường xuyên 1 năm Bảng 2.2 SỚ LIỆU VỀ KINH PHÍ SẢN X́T CHƯƠNG TRÌNH

Đvt: triệu đồng Năm Kinh phí sản xuất

chương trình Tổng kinh phí hoạt động thường xun cả năm Tỷ lệ kinh phí hoạt động dành cho sản xuất chương trình (%) 1 2 3=1/2 2010 497.500 692.865 71 2011 588.890 795.800 74 2012 666.000 865.000 77

2) Kinh phí HTV chi cho các chương trình tuyên truyền cho sở Ban ngành=

Kinh phí sản xuất theo yêu cầu của Sở Ban ngành/ tổng kinh phí SXCT năm.

Bảng 2.3 TỶ LỆ KINH PHÍ SẢN XUẤT DÙNG ĐỂ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TUYÊN TRUYỀN CHO CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Đvt: triệu đồng Năm Kinh phí dùng cho

cơng tác tun truyền cho các Sở, Ban, ngành

Tổng kinh phí dùng cho sản xuất chương

trình

Tỷ lệ kinh phí dùng riêng cho cơng tác tuyên truyền cho các

Sở, Ban, ngành (%)

1 2 3=1/2

2010 199.002 497.506 40

2011 235.556 588.890 40

2012 259.740 666.000 39

(Nguồn: Ban Tài chính Đài truyền hình TP.HCM)

Chương trình tuyên truyền sản xuất cho các Sở, Ban, Ngành quản lý bao gồm các chương trình sản xuất theo đơn đặt hàng trực tiếp của các cơ quan nhà nước và các chương trình tuyên truyền Đài tự sản xuất có liên quan đến nhiệm vụ tuyên truyền chung. Tỷ lệ này qua nhiều năm liên tiếp vẫn giữ mức tương đương 40%, chứng tỏ mức độ đầu tư cho nhu cầu tuyên truyền chính trị của nhà nước là không đổi và được Đài ưu tiên hàng đầu trong hoạt động và trong cơng tác tài chính hằng năm.

2.4.2 Nhiệm vụ kinh tế

2.4.2.1 Chỉ tiêu về thời lượng phát sóng

1) Tỷ lệ thời lượng phát sóng quảng cáo tạo doanh thu = thời lượng phát

quảng cáo/ tổng thời lượng phát sóng K7 và K9.

Theo Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13, thời lượng quảng cáo trên báo nói, báo hình khơng được vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát sóng, trừ thời lượng quảng cáo trên kênh, chương trình chun quảng cáo; phải có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung

khác. Vậy tính trên hai kênh HTV7 và HTV9 HTV được phép khai thác tối đa thời lượng là 1.051.200 phút/ năm.

Trên thực tế, thời lượng quảng cáo trên cả hai kênh HTV7+9 năm 2012 là 50.000 phút. Như vậy, HTV vẫn chưa khai thác hết thời lượng quảng cáo mà Luật quảng cáo cho phép để tạo doanh thu.

Tỷ lệ thời lượng phát sóng quảng cáo trên tổng thời lượng phát sóng của Đài 1 năm = 50.000/1.051.200 = 4.75%.

2) Tỷ lệ thời lượng phát sóng các chương trình xã hội hóa = thời lượng phát

sóng các chương trình xã hội hóa/ tổng thời lượng phát sóng K7 và K9.

Các chương trình xã hội hóa là các chương trình được HTV mua bản quyền chương trình kèm với việc doanh nghiệp cung cấp chương trình phải ràng buộc quảng cáo vào trong chương trình tạo nên doanh thu của HTV. Thời lượng phát sóng chương trình xã hội hóa trên cả hai kênh tương đối ổn định qua các năm. Năm 2012 tỷ lệ này là 35% trên tổng thời lượng 2 kênh.

2.4.2.2 Chỉ tiêu doanh thu

1) Doanh thu qua các năm 2010, 2011, 2012

Bảng 2.4 SỐ LIỆU DOANH THU VÀ CHI PHÍ QUA CÁC NĂM

Đvt: triệu đồng

Năm 2010 (1) 2011 (2) 2012 (3)

Doanh thu 1.800.000 1.385.000 1.250.000

Chi phí 692.865 795.800 865.000

(Nguồn: Ban Tài chính Đài truyền hình TP.HCM)

Biểu đồ 2.1 : BIỂU ĐỒ TƯƠNG QUAN GIỮA DOANH THU VÀ CHI PHÍ QUA CÁC NĂM

BIỂU ĐỒ TƯƠNG QUAN GIỮA DOANH THU VÀ CHI PHÍ QUA CÁC NĂM

1.000.000 1.500.000 2.000.000 hu v C hi p h Doanh thu Chi phí

Biểu đồ 2.1 cho thấy đường biểu diễn doanh thu và chi phí qua các năm 2010 đến 2012 có khả năng giao nhau trong tương lai. Đây là xu hướng đáng lo ngại đối với khả năng tự chủ về tài chính của HTV.

2) Tỷ trọng các thành phần cấu thành doanh thu= tỷ lệ doanh thu do quảng

cáo và doanh thu do trao đổi quảng cáo/tổng doanh thu. Bảng 2.5 CẤU TRÚC DOANH THU

Đvt: % Năm 2010 (1) 2011 (2) 2012 (3) Tỷ lệ doanh thu quảng cáo và các dịch vụ khác 87 81 78 Tỷ lệ trao đổi quảng cáo 13 19 22

(Nguồn: Ban Tài chính Đài truyền hình TP.HCM)

0 20 40 60 80 100 Tỷ lệ % 1 2 3 Năm

CẤU TRÚC DOANH THU

Tỷ lệ trao đổi quảng cáo

Tỷ lệ doanh thu quảng cáo và các dịch vụ khác

Biểu đồ 2.2: CẤU TRÚC DOANH THU

3) Mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động của đơn vị = Tổng các nguồn thu sự

nghiệp/Tổng chi hoạt động 1 năm.

Kể từ năm 2002, HTV đã hoàn toàn tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên được xếp loại là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động. Mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động thể hiện qua các năm như sau:

Bảng 2.6 MỨC TỰ ĐẢM BẢO KINH PHÍ HOẠT ĐỢNG Năm Tổng thu sự nghiệp

(triệu đồng) Tổng chi hoạt động/năm (triệu đồng) Mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động của HTV 1 2 3=1/2 2010 1.800.000 692.865 2.60 2011 1.385.000 795.800 1.74 2012 1.250.000 865.000 1.44

(Nguồn: Ban Tài chính Đài truyền hình TP.HCM)

4) Tỷ lệ đóng góp cho ngân sách trên doanh thu sau thuế.

Đài ln hồn thành nhiệm vụ thu và thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách đầy đủ qua các năm. Tỷ lệ nộp từ năm 2010 là 25% chênh lệch thu chi.

2.4.3 Thực hành tiết kiệm, chống thất thoát nguồn chi.

2.4.3.1 Tỷ lệ chi cho sản xuất chương trình qua các năm ln ln tăng. Lý do tăng chủ yếu là do HTV có xem xét và bổ sung thù lao theo chỉ số giá thị trường, đảm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại đài truyền hình TP HCM trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)