9.1 TIÊU CHUẨN
Nhà cung cấp phải chứng minh phương pháp quản lý hóa chất nhất quán, hiệu quả và tuân thủ pháp luật. Chương trình phải xác định rõ ràng và giảm thiểu rủi ro hóa chất đối với nhân viên, môi trường và người tiêu dùng thơng qua quy trình mua sắm, xử lý, bảo quản, sử dụng và thải bỏ hóa chất đúng cách. CLS độc lập cho Quản lý chất bị hạn chế, Vật liệu nguy hại và Thùng chứa được thay thế bằng các yêu cầu trong CLS này.
9.2 YÊU CẦU
9.2.1 ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Mỗi nhà cung cấp sẽ tiến hành và lập hồ sơ đánh giá rủi ro thường niên về quản lý hóa chất, trong đó bao gồm tối thiểu:
• Xác định tất cả các hóa chất, mối nguy hiểm và các chất cấm liên quan đến từng loại. • Xác định số lượng và vị trí sử dụng và bảo quản hóa chất.
• Xác định rủi ro đối với sức khỏe của con người và mơi trường.
• Xác định các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa những rủi ro đã phát hiện được.
9.2.2 CHÍNH SÁCH VÀ THỦ TỤC
Mỗi nhà cung cấp phải triển khai các thủ tục để giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro liên quan đến quản lý hóa chất, bao gồm hoạt động mua sắm, xử lý, bảo quản, sử dụng và thải bỏ hợp lý, bao gồm tối thiểu:
• Duy trì một danh mục kiểm kê điện tử chính xác về tất cả các hóa chất, bao gồm bất kỳ hóa chất nào gây rủi ro cho việc vận hành của cơ sở (ví dụ: thủy ngân hoặc PCB).
• Duy trì một danh mục kiểm kê điện tử chính xác về tất cả các bảng chỉ dẫn an tồn hóa chất (SDS).
• Truy cập phiên bản mới nhất của Danh sách các chất hạn chế sản xuất (MRSL) của ZDHC và Danh sách các chất bị hạn chế (RSL) của Nike, đồng thời đảm bảo tuân thủ các yêu cầu. • Lập tài liệu về phương pháp tìm mua cơng thức hóa học tn thủ quy định, bao gồm:
o Xác định những nhà cung cấp hóa chất được phê duyệt.
o Xác định các cơng thức hóa học tn thủ.
• Xác định và phân tách các cơng thức hóa học, vật liệu và sản phẩm khơng tuân thủ MRSL và/hoặc RSL.
• Các yêu cầu về khu vực kho chứa:
o Khu vực kho chứa phải được đảm bảo an ninh.
o Khu vực kho chứa phải được che phủ và khép kín ở cả năm mặt để bảo vệ thành phần
bên trong khỏi tác động của thời tiết, động vật và xâm nhập trái phép.
o Khu vực kho chứa phải có biển báo phù hợp. o Khu vực kho chứa phải được thơng gió đầy đủ.
o Khu vực kho chứa phải có thiết bị rửa mắt khẩn cấp và/hoặc trạm rửa có vịi hoa sen. o Khu vực kho chứa phải có thiết bị phịng cháy chữa cháy phù hợp.
o Không cho phép ăn, uống và hút thuốc trong khu vực kho chứa.
Quản lý hóa chất BỘ QUY TẮC CHUẨN MỰC LÃNH ĐẠO CỦA NIKE
Về đầu trang | Trang 39 / 135
o Khoang chứa thứ cấp phải có thể tích tối thiểu bằng 110% thể tích của thùng chứa lớn nhất. o Phải có khơng gian lối đi thích hợp giữa các thùng chứa.
o Phải bảo quản các vật liệu dễ cháy và dễ bắt lửa cách xa nguồn đánh lửa. o Phải phân tách các vật liệu khơng tương thích.
o Phải đặt thiết bị ứng phó sự cố tràn đổ, bao gồm thiết bị bảo hộ cá nhân cần thiết gần khu
vực kho chứa.
o Nhân viên phải sử dụng PPE phù hợp khi ở trong khu vực kho chứa.
• Yêu cầu về thùng chứa:
o Phải bảo quản thùng chứa trên bề mặt không thấm nước. o Thùng chứa và vật liệu bên trong phải tương thích với nhau. o Thùng chứa phải trong điều kiện tốt.
o Thùng chứa phải có nhãn rõ ràng.
o Phải ln đóng thùng chứa khi khơng sử dụng.
o Các thùng chứa vật liệu dễ cháy phải được gắn kết và nối đất/tiếp đất. o Phải xếp chồng các thùng chứa một cách an toàn.
o Phải cố định thùng chứa các thành phần nguy hiểm để tránh bị đổ.
o Thùng chứa các thành phần nguy hiểm phải dán nhãn rõ ràng là vật liệu nguy hại, kèm
theo xác định thành phần và các mối nguy hiểm.
o Thùng chứa đồng thời là bể chứa ngầm phải có hệ thống phát hiện rò rỉ còn hoạt động và
thiết bị bảo vệ chống tràn.
• Tuân thủ hướng dẫn RSL về xét nghiệm định kỳ và ngẫu nhiên, đồng thời tuân thủ tất cả các giới hạn hóa chất được liệt kê trong RSL.
Bất kỳ vật liệu hay thiết bị nào không đáp ứng xét nghiệm RSL sẽ đều bị cách ly.
• Tuân thủ quy trình giải quyết sự cố RSL trong trường hợp khơng đáp ứng xét nghiệm RSL, bao gồm tài liệu chi tiết về nguyên nhân cốt lõi và biện pháp khắc phục.
• Đảm bảo có sẵn tài liệu kế hoạch ứng phó sự cố tràn đổ và thiết bị phù hợp tại nơi sử dụng và bảo quản hóa chất.
• Lập tài liệu và triển khai chương trình giảm thiểu và tăng cường hiệu quả hóa chất.
Theo khuyến nghị, nhà cung cấp nên xây dựng một kế hoạch thường niên để cải thiện năng suất của hóa chất.
9.2.3 ĐÀO TẠO
Những nhân viên tiếp xúc với hóa chất sẽ được đào tạo khi họ được tuyển dụng, hàng năm và bất cứ lúc nào có thay đổi về các mối nguy hiểm, quy trình hoặc thủ tục. Bên cạnh đào tạo thường niên, phải đào tạo về tuân thủ RSL cụ thể hai năm một lần.
Đào tạo thường niên bao gồm:
• Cách nhận biết tất cả các loại hóa nhất.
• Cách xác định số lượng và vị trí sử dụng và bảo quản hóa chất.
• Cách xác định các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa những rủi ro đã phát hiện được. • Cách triển khai các chính sách và thủ tục.
• Cách xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó với sự cố tràn đổ hóa chất. Tồn bộ nhân viên liên quan phải tham gia các khóa đào tạo sau:
• Cách quản lý tuân thủ RSL. Tham khảo Chemistry Playbook. • Cách quản lý hóa chất hiệu quả. Tham khảo Chemistry Playbook.
Quản lý hóa chất BỘ QUY TẮC CHUẨN MỰC LÃNH ĐẠO CỦA NIKE
Về đầu trang | Trang 40 / 135 • Cách kiểm tra và di chuyển hóa chất vào các bể chứa trên mặt đất và ngầm dưới lòng đất.
9.3 TÀI LIỆU
Tham khảo 1.3 Tài liệu. Đánh giá rủi ro hiện tại
Danh mục kiểm kê hóa chất hiện tại
Danh mục kiểm kê hóa chất đã lưu trữ sẽ được duy trì trong thời gian sử dụng hóa chất và 30 năm sau đó
Bảng chỉ dẫn an tồn hóa chất (SDS) hiện hành cho tất cả các hóa chất SDS được lưu trữ trong thời gian sử dụng hóa chất và 30 năm sau đó
Tài liệu kiểm tra hàng năm về tình trạng nguyên vẹn của bể chứa ngầm được lưu trữ trong thời gian sử dụng và 30 năm sau đó
Lưu giữ hồ sơ xét nghiệm RSL trong tối thiểu 10 năm Kế hoạch ứng phó với sự cố tràn đổ hiện tại
9.4 THAM KHẢO
Quy tắc an toàn chung tại nơi làm việc BỘ QUY TẮC CHUẨN MỰC LÃNH ĐẠO CỦA NIKE
Về đầu trang | Trang 41 / 135 An toàn
Mơi trường làm việc an tồn
Nhà cung cấp phải mang đến mơi trường làm việc an tồn và thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tai nạn và thương tích phát sinh do, liên quan đến, hoặc xảy ra trong quá trình làm việc hoặc do hoạt động tại cơ sở của nhà cung cấp. Nhà cung cấp phải có hệ thống phát hiện, phịng tránh và ứng phó với các rủi ro tiềm ẩn đe dọa sự an toàn của toàn thể nhân viên.
Phần này bao gồm những CLS sau:
• Quy tắc an toàn chung tại nơi làm việc • An tồn máy móc
• Bảo vệ máy móc • Khơng gian hạn chế • An tồn cho nhà thầu
• Kiểm sốt năng lượng nguy hiểm (LOTO) • An tồn điện
• Bảo vệ chống rơi ngã • Bảo trì an tồn
• Quản lý đau ốm và thương tật • Bình áp lực và khí nén
• Quản lý giao thông và phương tiện giao thông • Xe nâng cơng nghiệp