6.1 TIÊU CHUẨN
Các yêu cầu trong phần này áp dụng cho hoạt động tạo ra, lưu trữ, vận chuyển và thải bỏ chất thải nguy hại.
Nhà cung cấp phải xây dựng và triển khai các chính sách và thủ tục để giảm phát sinh chất thải nguy hại, đồng thời giảm thiểu rủi ro tới sức khỏe con người và môi trường, liên quan đến hoạt động xử lý và thải bỏ chất thải nguy hại.
Nhà cung cấp phải xây dựng và triển khai các quy trình và thủ tục để lựa chọn những đơn vị vận chuyển, tái chế và cơ sở xử lý chất thải nguy hại được cấp phép và đủ năng lực, đồng thời xác minh rằng họ thực hiện các biện pháp xử lý có trách nhiệm với mơi trường. Ví dụ: khơng được xả thải lộ thiên ra đất hoặc nguồn nước.
6.2 YÊU CẦU
6.2.1 ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Mỗi nhà cung cấp sẽ tiến hành và lập hồ sơ đánh giá rủi ro chất thải nguy hại hàng năm, tối thiểu bao gồm:
• Xác định tất cả các chất thải tiềm ẩn nguy hiểm được tạo ra. • Xác định số lượng và vị trí tạo ra chất thải nguy hại.
• Xác định rủi ro đối với sức khỏe con người và mơi trường.
• Xác định các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa những rủi ro đã phát hiện được.
6.2.2 CHÍNH SÁCH VÀ THỦ TỤC
Mỗi nhà cung cấp tạo ra hoặc lưu trữ 100 kg (220 lbs) chất thải nguy hại trở lên mỗi tháng phải thực hiện các quy trình để cắt giảm hoặc loại bỏ rủi ro liên quan đến chất thải nguy hại, bao gồm tối thiểu:
• Xin cấp tất cả các giấy phép bắt buộc cho hoạt động tạo ra, lưu trữ và thải bỏ chất thải nguy hại tuân theo quy định và luật pháp địa phương.
• Lập tài liệu và triển khai chương trình cắt giảm và giảm thiểu chất thải nguy hại, bao gồm bất kỳ hoạt động nào tạo ra chất thải nguy hại từ các hoạt động xây dựng (ví dụ sơn hoặc PCB).
Theo khuyến nghị, nhà cung cấp nên xây dựng một kế hoạch thường niên để giảm phát sinh chất thải nguy hại.
• Các yêu cầu về khu vực kho chứa:
Chất thải nguy hại BỘ QUY TẮC CHUẨN MỰC LÃNH ĐẠO CỦA NIKE
Về đầu trang | Trang 30 / 135
o Khu vực kho chứa phải được che phủ và khép kín ở cả năm mặt để bảo vệ thành phần
bên trong khỏi tác động của thời tiết, động vật và xâm nhập trái phép.
o Khu vực kho chứa phải có biển báo phù hợp. o Khu vực kho chứa phải được thơng gió đầy đủ.
o Khu vực kho chứa phải có thiết bị rửa mắt khẩn cấp và/hoặc trạm rửa có vịi hoa sen. o Khu vực kho chứa phải có thiết bị phịng cháy chữa cháy phù hợp.
o Không cho phép ăn, uống và hút thuốc trong khu vực kho chứa.
o Phải có khoang chứa thứ cấp để lưu trữ vật liệu > 55 gallon (khoảng 200 lít). o Khoang chứa thứ cấp phải có thể tích tối thiểu bằng 110% thể tích của thùng chứa
lớn nhất.
o Phải có khơng gian lối đi thích hợp giữa các thùng chứa.
o Phải bảo quản các vật liệu dễ cháy và dễ bắt lửa cách xa nguồn đánh lửa. o Phải phân tách các vật liệu khơng tương thích.
o Phải phân tách và bảo quản chất thải rắn, nguy hiểm tại những khu vực riêng biệt, không
liền kề nhau.
o Phải đặt thiết bị ứng phó sự cố tràn đổ, bao gồm thiết bị bảo hộ cá nhân cần thiết (PPE)
gần khu vực kho chứa.
o Nhân viên phải sử dụng PPE phù hợp khi ở trong khu vực kho chứa. o Phải bảo quản chất thải trên bề mặt không thấm nước.
• Yêu cầu về thùng chứa:
o Phải bảo quản thùng chứa thành phần hoặc hóa chất nguy hiểm trên bề mặt không
thấm nước.
o Thùng chứa và thành phần bên trong phải tương thích với nhau. o Thùng chứa phải trong điều kiện tốt.
o Thùng chứa phải có nhãn rõ ràng.
o Phải ln đóng thùng chứa khi khơng sử dụng.
o Các thùng chứa vật liệu dễ cháy phải được gắn kết và nối đất/tiếp đất. o Phải xếp chồng các thùng chứa một cách an toàn.
o Phải cố định thùng chứa các thành phần nguy hiểm để tránh bị đổ.
o Thùng chứa các thành phần nguy hiểm phải dán nhãn rõ ràng là vật liệu nguy hại và xác
định thành phần cũng như những hiểm họa liên quan.
• Tiến hành và ghi chép lại các cuộc kiểm tra hàng tuần đối với các kho chứa chất thải nguy hại để đảm bảo rằng chúng luôn tuân thủ các yêu cầu của CLS.
• Phải loại bỏ chất thải nguy hại trong giới hạn thời gian hợp lý. Nếu luật pháp địa phương không nêu rõ giới hạn thời gian cụ thể, hãy tham khảo quy định của Cục bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ để đảm bảo thải bỏ chất thải trong vòng 180-270 ngày nếu là cơ sở xả thải số lượng nhỏ (dưới 1.000 kg/tháng) hoặc trong vòng 90 ngày nếu là cơ sở xả thải số lượng lớn (trên 1.000 kg/tháng) Sử dụng các thiết bị vận chuyển, xử lý và cơ sở thải bỏ chất thải nguy hại được cấp phép và cho phép.
Theo khuyến nghị, nhà cung cấp nên sử dụng một quy trình tồn diện và nhất qn để sát hạch và giám sát các nhà thầu phụ xử lý chất thải nguy hại. Quy trình xét tuyển có thể bao gồm:
• Biểu mẫu sơ tuyển do nhà thầu phụ xử lý chất thải nguy hại hoàn thành, bao
gồm:
o Hiệu suất làm việc trước đó
Chất thải nguy hại BỘ QUY TẮC CHUẨN MỰC LÃNH ĐẠO CỦA NIKE
Về đầu trang | Trang 31 / 135
o Bằng chứng về giấy phép theo yêu cầu của pháp luật
• Các tiêu chí để phê duyệt hoặc từ chối nhà thầu phụ xử lý chất thải nguy hại
• Đánh giá và kiểm tra tại cơ sở của nhà thầu phụ xử lý chất thải nguy hại
• Đánh giá hàng năm về hoạt động của nhà thầu phụ xử lý chất thải nguy hại,
phù hợp với Hướng dẫn đánh giá và quản lý nhà cung cấp dịch vụ xử lý chất thải của Nike
• Đánh giá định kỳ quy trình tuyển chọn dựa trên đánh giá hàng năm đối với
nhà thầu phụ xử lý chất thải nguy hại cùng đánh giá rủi ro
• Nike có tồn quyền tự tiến hành đánh giá nhà thầu phụ xử lý chất thải nguy hại. Ngồi ra, Nike có thể yêu cầu nhà cung cấp đưa ra văn bản xác minh các biện pháp thải bỏ được giám sát.
• Nghiêm cấm hoạt động đốt hoặc xử lý chất thải nguy hại, theo định nghĩa trong tài liệu này, ngay tại cơ sở.
• Nghiêm cấm thải bỏ chất thải nguy hại vào môi trường.
6.2.3 ĐÀO TẠO
Quản lý chất thải nguy hại
Những nhân viên tiếp xúc với chất thải nguy hại sẽ được đào tạo khi họ được tuyển dụng, hàng năm và bất cứ lúc nào có thay đổi về các mối nguy hiểm, quy trình hoặc thủ tục. Hoạt động đào tạo này bao gồm:
• Cách xác định tất cả các chất thải tiềm tàng nguy hiểm. • Cách xác định số lượng và vị trí tạo ra chất thải nguy hại.
• Cách xác định các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa những rủi ro đã phát hiện được. • Cách triển khai các chính sách và thủ tục.
• Cách xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó với sự cố tràn đổ chất thải nguy hại.
6.3 TÀI LIỆU
Tham khảo 1.3 Tài liệu.
Hồ sơ xử lý chất thải
Hồ sơ xử lý chất thải nguy hại bao gồm: • Tên vật liệu.
• Trạng thái vật lý.
• Những mối nguy hiểm liên quan (dễ cháy, ăn mịn, độc hại hoặc dễ phản ứng). • Ngày và số lượng được vận chuyển đến để xử lý/thải bỏ.
• Tên doanh nghiệp và địa chỉ của cơ sở xả thải, đơn vị vận chuyển, cơ sở lưu trữ trung gian và địa điểm thải bỏ cuối cùng.
• Bản sao kê khai vận chuyển có chữ ký của cơ sở xử lý cuối cùng xác nhận rằng họ đã nhận được lô hàng.
Hồ sơ sẽ được lưu giữ trong tối thiểu năm năm.
Các hồ sơ khác
Đánh giá rủi ro hiện tại
Giấy phép theo luật định được yêu cầu
Chất thải rắn (Chất thải không nguy hại) BỘ QUY TẮC CHUẨN MỰC LÃNH ĐẠO CỦA NIKE
Về đầu trang | Trang 32 / 135 Danh mục kiểm kê chất thải nguy hại hiện tại
Kế hoạch ứng phó với sự cố tràn đổ hiện tại
6.4 THAM KHẢO
Hướng dẫn đánh giá và quản lý nhà cung cấp dịch vụ xử lý chất thải của Nike Các CLS sau đây:
• Quản lý hóa chất
• Quản lý phịng cháy chữa cháy