Sân khấu hoá, phát huy năng khiếu của HS

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người học (Trang 26 - 28)

2.2 .Ứng dụng công nghệ thông tin

2.3. Sân khấu hoá, phát huy năng khiếu của HS

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực được thiết kế theo hướng phân hóa dựa trên hứng thú, nhu cầu và nền tảng kiến thức, sở thích cũng như thế mạnh của học sinh. Dạy học đọc hiểu thơ trung đại lớp 10 không tách rời điều này. Lấy HS làm trung tâm, người dạy cần tạo điều kiện cho HS có cơ hội thể hiện năng khiếu, sở trường của mình, cũng như thử sức mình trong việc biến đổi bài học qua nhiều hình thức, loại hình khác nhau.

Những hình thức có thể phát huy được hứng thú và trạng thái học tập tích cực cho học sinh: Sân khấu hố; Ngâm thơ; Sáng tác thơ Đường luật; Cảm nhận bài thơ bằng một bức tranh; Phổ nhạc; Cho học sinh tranh biện về một vấn đề được gợi ra từ bài học…

Sân khấu hoá tác phẩm văn học có sức hấp dẫn với học sinh bởi phương pháp này đã khơi gợi được cho các em ý muốn tìm hiểu về tác giả, hồn cảnh sáng tác tác phẩm, các em được nhập vai. Đây là một hình thức mới trong thực hiện định hướng dạy học phát triển năng lực của HS, là cách tạo điều kiện để học sinh phát huy vai trò tự chủ trong việc học, khơng bị giới hạn, bó buộc bởi những nội dung trong bài giảng của GV nữa. Đối với các tác phẩm “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh

22 Khiêm) hay “Cảnh ngày hè” (Nguyễn Trãi) trong chương trình Ngữ văn lớp 10, HS có thể chuyển hố thành hoạt cảnh, nhập vai nhân vật trữ tình để giãi bày, bộc lộ tâm hồn mình. Đối với bài “Thuật hồi”, nên lựa chọn một điểm nào đó trong bài học để chuyển thể thành loại hình khác, chẳng hạn như tái hiện lại giai thoại Phạm Ngũ Lão đan sọt để hiểu thêm về bản lĩnh, chí làm trai của ơng.

Ngâm thơ, vẽ tranh hay phổ nhạc cũng là cách cảm thụ tác phẩm thơ trung đại hay, lạ. Các hình thức này vừa phát huy được khả năng, năng khiếu của HS, vừa đem đến một sự mới lạ trong việc tiếp nhận tác phẩm từ người học. Trí tưởng tượng và sự sáng tạo của con người là vô biên, tin chắc rằng các hình thức này sẽ mang lại những kết quả bất ngờ cho các tiết học thơ trung đại cũng như các tác phẩm văn học khác.

Sáng tác thơ Đường luật là một việc khơng dễ, bởi ngồi năng khiếu thơ ca ra thì thơ Đường luật địi hỏi rất chặt chẽ về niêm, đối, vần, luật... Tuy nhiên, nếu được GV cung cấp luật thơ Đường luật, những chú ý khi sáng tác thơ theo luật định này thì HS có thể làm được, cho dù những sáng tác ấy còn vụng về nhưng rất đáng được trân trọng.

Phát huy năng lực của người học qua tổ chức hoạt động tranh biện về một vấn đề nào đó trong văn bản cũng là một phương pháp đáng lưu tâm. GV chọn một vấn đề trọng tâm, nổi bật nhất để khai thác được nhiều ý kiến khác nhau từ phía HS. Chẳng hạn như suy nghĩ, đánh giá về chữ “thẹn” trong bài “Thuật hoài”. Hay GV cho hai nhóm HS tranh biện về quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài “Nhàn” (nhóm 1: Đây là một quan niệm tiêu cực; nhóm 2: Đây là một quan niệm tích cực)...

Sản phẩm từ HS khi học đọc hiểu thơ trung đại lớp 10:

23

Thơ của HS Bùi Thị Hoài và Lê Thị Ngọc Trâm lớp 10D3

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người học (Trang 26 - 28)