So sánh, liên hệ thực tiễn

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người học (Trang 28)

2.2 .Ứng dụng công nghệ thông tin

3. So sánh, liên hệ thực tiễn

So sánh, liên hệ thực tiễn thực chất cũng là một hoạt động kết nối tri thức trong dạy học đọc hiểu văn bản. Đó chính là sự mở rộng và liên hệ những nội dung liên quan để làm sáng rõ nội dung bài học. Hơn nữa, hoạt động này không dừng lại ở phạm vi chật hẹp của từng bài học cụ thể mà sự kết nối đó sẽ đem đến những nguồn tri thức phong phú, đa dạng từ đó làm đầy hơn những hiểu biết, hình thành năng lực tư duy và phát triển nhân phẩm người học.

3.1. So sánh, đối chiếu trong văn bản, liên văn bản

Trong cuốn “Phương pháp dạy học Văn”, tác giả Phan Trọng Luận đã nêu rõ yêu cầu: “So sánh, đối chiếu khơng phải là mục đích, chỉ là phương tiện là con đường để khám phá tri thức, sử dụng phải phù hợp với bài học với đơn vị kiến thức, tránh lạm dụng tuỳ tiện. Trong so sánh văn học không được lấy nội dung so sánh thay thế cho việc khám phá, phân tích bản thân tác phẩm. Những liên hệ so sánh không làm đứt đường dây kiến thức của bài học, phải tơn trọng tính chỉnh thể của bài học” [16]. Trong dạy học đọc hiểu các tác phẩm thơ trung đại lớp 10 cũng vậy. Chúng tôi đã phân chia sự so sánh, đối chiếu trong hệ thống các tác phẩm này theo hai hướng:

Một là so sánh, đối chiếu trong văn bản:

Thơ Đường luật có qui định rất nghiêm ngặt về vần, luật. Để HS nắm chắc được đặc điểm thể loại đó thì trước hết GV cho HS đối chiếu yêu cầu của mỗi thể loại với các bài thơ cụ thể, từ đó giúp HS nhận ra được mỗi bài thơ đó có đáp ứng được yêu cầu của thể loại hay không. Chẳng hạn: để xác định thể loại của bài “Bảo

24 kính cảnh giới, số 43”, GV cung cấp luật thơ đường chuẩn của một bài thất ngôn bát cú Đường luật bằng bảng phụ. HS quan sát, đối chiếu và phát hiện ra rằng bài thơ không tuân thủ đúng luật thơ thất ngôn bát cú Đường luật mà có sự phá luật với thể thơ thất ngơn xen lục ngơn (câu 1 và câu 8 chỉ có 6 tiếng). Việc so sánh, đối chiếu này đem lại hiệu quả là HS nắm vững đặc điểm về thể loại, nhận ra được đặc điểm đó trong các bài thơ Đường. Phương pháp này dễ làm, nhanh chóng và thu được phản hồi trực tiếp của HS trong ít phút trên lớp.

GV cho HS đối chiếu, so sánh dịch thơ với nguyên tác (thông qua dịch nghĩa). Việc làm này HS thấy được tài năng của người dịch, đồng thời nhận ra được những điểm chưa sát, chưa phù hợp với bản phiên âm. So sánh đối chiếu giữa phiên âm và dịch thơ để phát hiện những chữ dịch hay, thoát ý, sát ý và những chữ chưa dịch hay, thốt ý, sát ý. Từ đó lưu ý học sinh để trong q trình phân tích cần phát hiện để hiểu đúng, hiểu sâu văn bản.

Chẳng hạn, khi dạy đọc hiểu “Thuật hoài”, GV cho HS đối chiếu, HS nhận

thấy một số điểm chưa hợp lí trong bản dịch thơ: Câu 1: Hồnh sóc: cắp ngang

ngọn giáo (trạng thái tĩnh), thể hiện tư thế chủ động, tự tin, điềm tĩnh của con

người có sức mạnh, nội lực. Dịch thơ: Múa giáo (trạng thái động): biểu diễn võ

thuật sử dụng cây giáo, thiên về phô diễn tài năng, động tác thuần thục, điêu luyện, uyển chuyển. Như vậy trong câu 1, dịch thơ chưa thật đạt, bản dịch thơ chưa lột tả hết tư thế vững chãi, hiên ngang, lẫm liệt của người tráng sĩ. Câu 2: Tam quân tì hổ là ba quân dũng mãnh như hổ báo. Dịch thành ba quân khí mạnh: khí thế mạnh mẽ của ba quân. Có thể thấy, bản dịch thơ bỏ mất chữ tì hổ, một hình ảnh so sánh rất cụ thể về sức mạnh của ba quân.

Hay ở bài Độc Tiểu Thanh kí, GV cho HS đối sánh bản dịch thơ (của Vũ

Tam Tập trong SGK hiện hành - bản dùng phổ biến nhất) với nguyên tác để thấy được một số điểm thay đổi, hạn chế của bản dịch. Trong hai câu thơ đầu: câu một,

từ tẫn có nghĩa là đến cùng, triệt để, hết; bản dịch thơ đã nhẹ hoá đi bởi từ hoá,

chưa lột tả hết được sự biến đổi khắc nghiệt của thời gian. Đến câu thứ hai, phần dịch thơ đã đánh mất hai chữ (“nhất” trong “nhất chỉ thư” và “độc” trong “độc điếu”). Thực ra nhất là một mà độc cũng là một, nhưng nếu nhất là số từ chỉ lượng thì độc là trạng từ chỉ tâm thế của nhà thơ. Việc dùng cùng một nghĩa qua hai từ khác nhau, Nguyễn Du như muốn nhấn mạnh sự cô đơn nhưng cũng nhấn mạnh cả sự tương xứng trong cuộc gặp gỡ này - một trạng thái cô đơn gặp một kiếp cô đơn bất hạnh. Phần dịch thơ đã đánh mất điều này. Trong hai câu luận: sắc thái biểu cảm thay đổi khi “mối hận”(niềm uất ức, oán giận) chuyển thành “nỗi hờn” (nỗi

buồn tủi). “Kì oan” (nỗi oan nghiệt kì lạ, do số phận tạo nên) mà dịch thành “cái

án” (bản kết án hay bản kết tội) là khơng sát nghĩa, vì thi nhân chỉ bị oan khuất chứ đâu có tội gì?. Ba chữ “ngã tự cư” (ta tự đến ở) dịch thành “khách tự mang” (có người tự mang lấy). Trong câu thơ này, Nguyễn Du dùng đại từ ngôi thứ nhất “ngã” (ta) kèm với từ “tự” (tự mình) để khơng lộ cái tơi của mình và với một thái độ chủ động. Trong bản dịch, Vũ Tam Tập lại bỏ mất đại từ ngôi

25 thứ nhất “ta” để thay bằng danh từ “khách” (người ấy), cho nên đã làm yếu đi, mờ đi cái suy tư thâm thuý và cái cốt cách thi nhân của Nguyễn Du.

Thao tác đối chiếu như trên sẽ giúp cho người học hiểu sâu hơn văn bản, tránh hiểu lệch, hiểu sai tư tưởng, xúc cảm của người sáng tác.

Hai là so sánh, đối chiếu liên văn bản:

Bản chất của hoạt động này là khi học tác phẩm này hoặc vấn đề của tác phẩm này, HS có thể liên tưởng đến tác phẩm khác (vấn đề của tác phẩm khác), từ đó có sự so sánh và đối chiếu. Cơ sở của thao tác này là đối tượng liên hệ và so sánh có điểm tương đồng nào đó, và từ điểm tương đồng ấy mà người so sánh có chủ đích là nhấn mạnh sự tương đồng hoặc tương phản. Cần chú ý, sự liên hệ, so sánh phải hướng đến làm nổi bật vấn đề/ tác phẩm đang tìm hiểu, tránh cái được so sánh, liên hệ lấn át bài học chính.

Sự so sánh, đối chiếu này có thể ở hai tác giả khác nhau. Chẳng hạn, để làm nổi bật khí thế, sức mạnh của quân đội nhà Trần trong câu thơ Tam qn tì hổ khí

thơn Ngưu (bài Thuật hồi) , HS liên hệ với sáng tác của Nguyễn Trãi trong bài Bình Ngơ đại cáo:

Gươm mài đá, đá núi phải mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn

Đánh một trận, sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông

Hay cũng ở bài thơ này, khi nói đến chí làm trai trong câu thơ Cơng danh

nam tử cịn vương nợ, HS có thể liên hệ tới một số câu thơ khác để thấy được chí

làm trai đã được thể hiện trước đó trong sáng tác của Đặng Trần Cơn, của Nguyễn Cơng Trứ...

Mặt khác, HS cũng có thể so sánh đối chiếu đồng tác giả. Tức là tìm sự kết nối của những khía cạnh được nói đến trong văn bản ở những sáng tác khác nhau của cùng một tác giả. Ví dụ: Quan niệm dại/ khôn trong hai câu thực bài Nhàn

(Nguyễn Bỉnh Khiêm), liên tưởng tới “Dại khôn”: Khôn mà hiểm độc là khôn dại/

Dại vốn hiền lành ấy dại khơn. Hoặc cũng có thể kết nối bài thơ “Thú nhàn” với

bài thơ “Nhàn”. Cả hai tác phẩm có nhiều sự tương đồng rất hữu ích cho việc hiểu sâu sắc hơn tư tưởng, quan niệm nhàn của nhà nho Nguyễn Bỉnh Khiêm: đều cùng một tác giả, cùng thời kỳ sáng tác, đều được viết bằng ngôn từ dân tộc (chữ Nôm), cùng thể loại thơ Đường thất ngôn bát cú... Cả hai bài thơ cùng một đề tài viết về thú nhàn tản, đều bộc lộ một tâm hồn thanh cao, tao nhã, trong sáng, không phàm tục của Nguyễn Bỉnh Khiêm với triết lý: sống trong cảnh nhàn để giữ cho tâm hồn thanh cao; “Nhàn” mà trong sạch, cao quý; đó là một nét đẹp của tâm hồn kẻ sĩ thanh cao.

26 Hay tiếng lòng của Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh có thể kết nối với những tiếng kêu xé lòng của đại thi hào dành cho những người phụ nữ trong xã hội xưa ở những bài thơ khác:

- Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

(Truyện Kiều)

- Đau đớn thay phận đàn bà Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu.

(Văn chiêu hồn)

Kết nối tấm lòng ưu dân ái quốc của Nguyễn Trãi trong hai câu cuối bài “Cảnh ngày hè” cũng là một cách HS hiểu sâu hơn vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ. Không chỉ là ước muốn có cây đàn của vua Nghiêu, vua Thuấn gảy khúc Nam phong cầu mưa thuận gió hồ, cuộc sống nhân dân khắp mn phương được no đủ mà còn là:

- Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông - Bui có một lịng trung lẫn hiếu Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen

(Thuật hứng 24)

Liên hệ như vậy để thấy được rằng, tư tưởng “thân dân”, “trung quân ái quốc” luôn thường trực trong con người yêu nước này. Suốt đời là thân nhàn nhưng tâm không nhàn.

Tóm lại, so sánh, liên hệ trong văn bản, liên văn bản mang lại cho người học sự kết nối, xâu chuỗi kiến thức vững chắc hơn, làm giàu hơn cho kho tàng tri thức văn học của bản thân. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, khi thực hiện biện pháp này, GV cần lưu ý một số điểm: tránh dạy học thế văn bản; liên hệ, so sánh phải đảm bảo mục tiêu bài học; ưu tiên hướng tới mục đích làm nổi bật vấn đề đang được nói tới trong bài học; sử dụng lời gợi dẫn thích hợp để kích thích HS tư duy, mở ra trường liên tưởng sâu rộng...

3.2. Liên hệ thực tiễn đời sống

Dạy học định hướng phát triển năng lực chú trọng chất lượng “đầu ra”, hướng cho HS vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống. Với mục đích này, GV ngồi việc giảng dạy các kiến thức trong SGK, cần đưa thêm các kiến thức từ thực tiễn vào cuộc sống để học sinh nhận thấy được giá trị thực của học tập, đây cũng là cách biến những nội dung kiến thức hàn lâm, khó hiểu trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn đối với các em. Hơn nữa, “kết nối văn học với đời sống là một quan điểm dạy học đúng đắn, một nguyên tắc trong dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương...

27 làm cho văn học gắn liền với thực tiễn xã hội, đời sống tinh thần của học sinh. Việc tạo ra những kết nối giữa tác phẩm văn học với đời sống giúp học sinh có thể cắt nghĩa, hiểu sâu sắc hơn nội dung tư tưởng giá trị, ý nghĩa tác phẩm” [23]. Theo hướng đó, việc liên hệ thực tiễn trong dạy học đọc hiểu các tác phẩm thơ trung đại lớp 10 thực sự cần thiết.

Đối với bộ môn Ngữ văn, sự gắn kết, vận dụng thực tiễn có tính đặc thù. Văn là người, văn là đời nên thực tiễn vận dụng được không phải là các sản phẩm vật chất hiện hữu rõ ràng mà là những bài học giá trị, những thông điệp cuộc sống... người học rút ra được sau khi học tác phẩm, phát hiện những giá trị đạo đức, văn hố, thẩm mỹ và triết lí nhân sinh. Từ đó biết vận dụng, chuyển hố thành giá trị sống cho chính bản thân mình.

Chẳng hạn, khi đọc hiểu bài Tỏ lòng, ở câu thơ: “Nam nhi vị liễu cơng danh trái”, nhắc đến món nợ cơng danh, nói đến cái chí làm trai của đấng nam nhi trong xã hội phong kiến xưa, GV tích hợp kĩ năng sống về “lí tưởng của thanh niên hiện nay” bằng cách đưa ra câu hỏi: Anh/ chị có suy nghĩ gì về Quan niệm Chí làm trai

trong thời hiện tại?. Hay sau khi học xong văn bản, GV yêu cầu HS liên hệ thực

tiễn về ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước: Việc tìm hiểu vẻ đẹp của

trang nam nhi đời Trần có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ hôm nay và mai sau?...

Đọc hiểu một vài tác phẩm thơ trung đại khác, GV có thể cho HS liên hệ kiến thức bài học và vận dụng thực tiễn như: Sau khi tìm hiểu quan niệm sống “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài Nhàn, GV yêu cầu HS liên hệ đến quan niệm sống của những người trẻ trong xã hội hiện đại. HS đưa ra câu trả lời: tìm nơi n bình, về với thiên nhiên, hồ mình vào thiên nhiên sau những ngày lao động mệt mỏi, thoát khỏi vịng xốy kim tiền... đem lại cho ta phút giây thư giãn, sự thoải mái, vui vẻ. Bên cạnh đó, có em cịn phản đề: Nhàn nhưng khơng có nghĩa là cách sống lười biếng, hưởng thụ.

Hay ở bài “Cảnh ngày hè” HS liên hệ, kết nối thực tế để rút ra được những bài học cho riêng mình về cách ứng xử trước thiên nhiên (gắn bó thiết tha với thiên nhiên, xem thiên nhiên là bầu bạn;...).

4. Chú trọng hệ thống câu hỏi trong tiếp cận văn bản

4.1. Định hướng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, chỉ dẫn cách giải quyết hệ thống câu hỏi đó cho HS (chuẩn bị bài ở nhà). quyết hệ thống câu hỏi đó cho HS (chuẩn bị bài ở nhà).

Lâu nay, việc hướng dẫn HS đọc hiểu ở nhà chỉ thơng qua lời dặn dị cuối giờ trong khoảng 1-2 phút, kiểm tra lại ở tiết sau một cách qua loa. Có thể thời gian đầu, HS soạn, nhưng thời gian sau HS khơng soạn nữa. Ngun nhân có thể thấy nhiệm vụ đưa ra thiếu tính cụ thể và thiếu tính thiết thực. HS soạn (thực chất là chép theo tài liệu) như một sự đối phó với việc kiểm tra của GV. Cho nên cần đặt ra vấn đề: HS chuẩn bị bài nghiêm túc, chỉn chu trước khi đến lớp. Đối với văn

28 bản thơ trung đại lớp 10, để giờ học chất lượng, công việc này lại càng phải được thực hiện nghiêm túc.

Ngoài việc chỉ định những văn bản cần đọc (văn bản chính sẽ đọc là gì? văn bản phụ/ văn bản kết nối?) thì mỗi bài sẽ có hệ thống câu hỏi riêng để cho HS chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp. Hệ thống câu hỏi này trong các tác phẩm thơ trung đại 10 cần có sự nhất quán về hướng tiếp cận thơ trữ tình trung đại. Điều này sẽ khắc phục được hạn chế đã được nêu ra trong phần thực trạng trong mục II của đề tài. GV có thể xây dựng hệ thống câu hỏi để tìm hiểu trọng tâm kiến thức bài học theo hướng sau:

- Đọc văn bản, tìm nghĩa một số từ Hán Việt trong bản phiên âm; sưu tầm các bản dịch thơ (đối với các văn bản chữ Hán).

- Đọc văn bản, phát hiện các yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật trong bài thơ? Giá trị thẩm mỹ của các yếu tố đó?.

- Khai thác ý nghĩa của các biện pháp tu từ, hình ảnh, điển tích, điển cố,... - Tìm các yếu tố mới mẻ, phá cách trong văn bản (như thể thơ, ngắt nhịp, hình ảnh,...) phân tích giá trị của các yếu tố đó?

- Tìm những câu thơ, bài thơ khác để so sánh, đối chiếu với ngữ liệu đang tìm hiểu.

- Phát hiện được vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của tác giả qua văn bản; liên hệ và rút ra được những bài học cho bản thân?...

Với sự định hướng này, trong mỗi bài, GV cần có sự vận dụng linh hoạt sát với nội dung cụ thể của văn bản đó.

Bước tiếp theo của việc đưa ra hệ thống câu hỏi định hướng là GV gợi ý cho HS cách giải quyết hệ thống câu hỏi đó. Cụ thể như: sưu tầm các tài liệu liên quan (tranh ảnh, video, chụp ảnh bìa sách...); chỉ dẫn các tài liệu cần đọc; chỉ dẫn đường link trên mạng để HS dễ tìm kiếm thơng tin...

Và khâu cuối cùng để mang lại hiệu quả tốt cho giờ học là GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Hình thức kiểm

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người học (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)