Vận dụng kĩ thuật đặt câu hỏi và gợi dẫn HS trong giờ học

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người học (Trang 33 - 34)

2.2 .Ứng dụng công nghệ thông tin

4. Chú trọng hệ thống câu hỏi trong việc tiếp nhận văn bản

4.2. Vận dụng kĩ thuật đặt câu hỏi và gợi dẫn HS trong giờ học

Chuẩn bị bài ở nhà là khâu quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng giờ học. Tuy nhiên, có một phần cũng đóng vai trị quan trọng khơng kém, đó là khâu thực hiện trên lớp của người đứng lớp. Phải làm sao để giờ học tác phẩm thơ trung đại

29 không diễn ra nặng nề mà HS tiếp thu bài và vận dụng bài học tốt là câu hỏi đặt ra cho mỗi GV. Suy nghĩ về vấn đề này, cùng với thực tiễn dạy học, chúng tôi thấy rằng:

Không phải tất cả câu hỏi giao về nhà cho HS thì trên lớp GV đều sử dụng. Cần có sự lựa chọn những câu hỏi chính để sử dụng trong giờ học kết hợp những câu hỏi gợi dẫn. Những câu hỏi chính là những câu hỏi xốy vào trọng tâm mục tiêu bài học. Đó là những câu hỏi móc nối kiến thức một cách hệ thống để HS dễ nắm bắt nhất. Cần chú ý thêm, câu hỏi đưa ra không nên quá rườm, và phải phù hợp với đối tượng HS; tránh trường hợp nghe xong câu hỏi của GV, HS rơi vào trạng thái hoang mang, vơ cảm vì câu hỏi rối hoặc câu hỏi quá khó.

Trên lớp, sau khi HS trả lời câu hỏi, phần nhận xét, đánh giá của GV rất quan trọng. GV không phải dừng lại ở một vài nhận xét chung chung, qua loa, chiếu lệ như “em trả lời chưa được”, “câu trả lời chưa đúng lắm”, “câu trả lời của em còn thiếu ý”... mà cần nhận xét sát câu trả lời của HS, chỉ rõ chỗ nào được, chỗ nào chưa được, chỗ nào sai, chỗ nào thiếu kiến thức... Nếu được GV bám sát câu trả lời của mình như vậy, người học sẽ phải tập trung để suy nghĩ tiếp hoặc đưa ra được những ý kiến hay, sâu hơn để trả lời trúng trọng tâm câu hỏi. Và như vậy, từ câu trả lời của HS, GV tiếp tục gợi dẫn để HS khai thác sâu sắc hơn vấn đề.

Sau bài học, GV có thể sử dụng kĩ thuật trình bày một phút để tổng kết bài

học với các câu hỏi như: Điều anh/ chị tâm đắc nhất sau khi học xong tác phẩm?

Khái quát ngắn gọn giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ?... Kĩ thuật này không

mất nhiều thời gian, chỉ trong một thời gian ngắn GV có thể thu được phản hồi của HS sau khi tiếp nhận bài học.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người học (Trang 33 - 34)