Định hướng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, chỉ dẫn cách giả

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người học (Trang 32 - 33)

2.2 .Ứng dụng công nghệ thông tin

4. Chú trọng hệ thống câu hỏi trong việc tiếp nhận văn bản

4.1. Định hướng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, chỉ dẫn cách giả

quyết hệ thống câu hỏi đó cho HS (chuẩn bị bài ở nhà).

Lâu nay, việc hướng dẫn HS đọc hiểu ở nhà chỉ thơng qua lời dặn dị cuối giờ trong khoảng 1-2 phút, kiểm tra lại ở tiết sau một cách qua loa. Có thể thời gian đầu, HS soạn, nhưng thời gian sau HS khơng soạn nữa. Ngun nhân có thể thấy nhiệm vụ đưa ra thiếu tính cụ thể và thiếu tính thiết thực. HS soạn (thực chất là chép theo tài liệu) như một sự đối phó với việc kiểm tra của GV. Cho nên cần đặt ra vấn đề: HS chuẩn bị bài nghiêm túc, chỉn chu trước khi đến lớp. Đối với văn

28 bản thơ trung đại lớp 10, để giờ học chất lượng, công việc này lại càng phải được thực hiện nghiêm túc.

Ngoài việc chỉ định những văn bản cần đọc (văn bản chính sẽ đọc là gì? văn bản phụ/ văn bản kết nối?) thì mỗi bài sẽ có hệ thống câu hỏi riêng để cho HS chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp. Hệ thống câu hỏi này trong các tác phẩm thơ trung đại 10 cần có sự nhất quán về hướng tiếp cận thơ trữ tình trung đại. Điều này sẽ khắc phục được hạn chế đã được nêu ra trong phần thực trạng trong mục II của đề tài. GV có thể xây dựng hệ thống câu hỏi để tìm hiểu trọng tâm kiến thức bài học theo hướng sau:

- Đọc văn bản, tìm nghĩa một số từ Hán Việt trong bản phiên âm; sưu tầm các bản dịch thơ (đối với các văn bản chữ Hán).

- Đọc văn bản, phát hiện các yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật trong bài thơ? Giá trị thẩm mỹ của các yếu tố đó?.

- Khai thác ý nghĩa của các biện pháp tu từ, hình ảnh, điển tích, điển cố,... - Tìm các yếu tố mới mẻ, phá cách trong văn bản (như thể thơ, ngắt nhịp, hình ảnh,...) phân tích giá trị của các yếu tố đó?

- Tìm những câu thơ, bài thơ khác để so sánh, đối chiếu với ngữ liệu đang tìm hiểu.

- Phát hiện được vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của tác giả qua văn bản; liên hệ và rút ra được những bài học cho bản thân?...

Với sự định hướng này, trong mỗi bài, GV cần có sự vận dụng linh hoạt sát với nội dung cụ thể của văn bản đó.

Bước tiếp theo của việc đưa ra hệ thống câu hỏi định hướng là GV gợi ý cho HS cách giải quyết hệ thống câu hỏi đó. Cụ thể như: sưu tầm các tài liệu liên quan (tranh ảnh, video, chụp ảnh bìa sách...); chỉ dẫn các tài liệu cần đọc; chỉ dẫn đường link trên mạng để HS dễ tìm kiếm thơng tin...

Và khâu cuối cùng để mang lại hiệu quả tốt cho giờ học là GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Hình thức kiểm tra có thể là trực tiếp (qua kiểm tra vở) hoặc gián tiếp (qua đặt câu hỏi đã giao về nhà).

Chúng tôi tin rằng, nếu có sự kì cơng, nghiêm túc và đầu tư thực sự từ cả phía GV lẫn HS thì chắc chắn giờ học văn bản thơ trung đại sẽ khơng cịn q khó hay nhàm chán nữa, mà trái lại hiệu quả mang lại sẽ rất cao.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người học (Trang 32 - 33)