Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người học (Trang 45 - 50)

IV. Thực nghiệm sư phạm áp dụng sáng kiến

4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

4.1. Đánh giá chung

Chúng tôi đã dựa trên kết quả định tính và kết quả định lượng để đánh giá kết quả thực nghiệm.

41 Bên cạnh đánh giá mức độ tiếp thu bài, sự hứng thú đối với bài học của HS khi học giờ đọc hiểu thơ trung đại lớp 10, chúng tôi cũng chú trọng đánh giá sự khơi dậy sự yêu thích, tích cực hoạt động của HS trong quá trình tiếp nhận, lĩnh hội tri thức trong giờ học.

Sau khi dự giờ các tiết thực nghiệm, chúng tơi tiến hành phỏng vấn, thăm dị ý kiến của GV trực tiếp giảng dạy, các GV tham gia dự giờ và của các em HS ở tiết thực nghiệm. Kết quả thu được cho thấy:

GV dạy thực nghiệm có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, đầu tư cho tiết dạy. Trong tiết dạy đã vận dụng một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc hiểu thơ trung đại. Bên cạnh sử dụng phương pháp truyền thống như phát vấn, đàm thoại thì GV còn sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới như hoạt động nhóm, kĩ thuật K-L-W, trình bày một phút... Những phương pháp, kĩ thuật dạy học này đã đánh tan sự uể oải, mệt mỏi, nặng nề của giờ học, thay thế vào đó là một giờ học thực sự sơi nổi, đầy thú vị.

Áp dụng biện pháp cho HS tự tìm tịi, nghiên cứu trước về nghĩa của một số từ Hán Việt trong bản nguyên tác, sưu tầm bản dịch và đối chiếu với phiên âm, GV đã tạo điều kiện cho HS phát huy được năng lực tự học, huy động tri thức về thể loại của văn bản thơ chữ Hán Đường luật, HS tích luỹ và làm phong phú hơn cho vốn từ Hán Việt của bản thân mình. Thêm vào đó là việc ứng dụng CNTT vào giờ dạy, kiến thức trong bài thơ trung đại đã được mềm hố, các hình ảnh, video trong giáo án powerpoint thực sự đã gây được sự chú ý tập trung của các em vào bài học. HS cũng rất hứng thú, tích cực tham gia tìm kiếm thơng tin qua thiết bị công nghệ. Với sự chuẩn bị bài tốt ở nhà của mình, nhiều em đã có sự kết nối, so sánh với các tác phẩm khác khá tốt, liên hệ thực tiễn để rút ra được bài học nhận thức cho mình. Một số em đã mạnh dạn thể hiện năng khiếu của bản thân khi cảm nhận tác phẩm bằng hình thức khác như vẽ tranh, bình giảng bài thơ...

4.1.2. Kết quả định lượng

Đánh giá định lượng giờ đọc hiểu thơ trung đại thông qua tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy GV của Bộ GD&ĐT.

Đánh giá định lượng qua bài tự luận của HS theo thang điểm 10 khi dạy đọc

hiểu văn bản Thuật hồi (Phạm Ngũ Lão), chúng tơi tiến hành cho HS ở các lớp

TN và các lớp ĐC .

4.2. Kết quả đánh giá cụ thể tính hiệu quả của việc trước và sau khi áp dụng sáng kiến

Sau khi dạy đọc hiểu văn bản Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), chúng tôi tiến

hành khảo sát HS dưới hai hình thức cụ thể như sau:

Hình thức 1: Qua phiếu thăm dò (mẫu phiếu khảo sát 3, Phụ lục 1) đánh giá mức độ nắm kiến thức, hứng thú học tập của HS ở hai nhóm TN và ĐC: Ở các lớp

42 TN 10A2, 10D3: tổng số HS là 88 HS, ở các lớp ĐC 10A4, 10D3: tổng số HS là 87HS. chúng tôi thu được kết quả:

Tiêu chí Các lớp TN (10A2, 10D3) Các lớp ĐC (10A4, 10D2) SL (HS) Tỉ lệ (%) SL (HS) Tỉ lệ (%) Mức độ nắm kiến thức Nắm vững kiến thức cơ bản 76 86.4% 58 66.7% Hiểu sâu sắc 8 9.1% 4 4.6% Mơ hồ 4 4.5% 25 28.7% Hứng thú học tập Hứng thú 78 88.6% 48 55.2% Không hứng thú 10 11.4% 39 44.8%

Nhìn vào kết quả khảo sát, có thể thấy tỉ lệ HS nắm vững kiến thức cơ bản và hiểu sâu sắc kiến thức ở các lớp TN cao hơn các lớp ĐC. HS nắm vững kiến thức cơ bản ở các lớp TN 76/88 HS chiếm 86.4%, trong khi đó các lớp ĐC là 58/88 HS (66.7%). Số HS hiểu sâu sắc kiến thức trong văn bản thơ trung đại đã học ở các lớp TN cũng nhiều gấp đôi so với lớp ĐC. Hơn nữa, ở các lớp ĐC, HS còn mơ hồ về kiến thức bài học chiếm tỉ lệ cao 28.7%. Điều này dẫn đến hiệu quả làm bài viết liên quan đến bài học đạt được không cao ở các lớp TN. hứng thú với những tác phẩm thơ trung đại cũng chiếm tới 71.1%. Những kết quả này có thể xem là hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng đề tài.

Về mức độ hứng thú học tập ở hai nhóm TN và ĐC cũng có sự phân hố rõ rệt. Được học tập giờ học đọc hiểu thơ trung đại có vận dụng một số biện pháp đã được đề xuất trong đề tài và thể hiện trong giáo án thực nghiệm, HS các lớp thực nghiệm rất tích cực, hào hứng tham gia học tập (88.6%), chỉ còn lại một tỉ lệ nhỏ (11.4%) HS khơng hào hứng. Trong khi đó, các lớp ĐC gần 50% HS không hứng thú với bài học.

Hình thức 2: Qua kết quả làm bài kiểm tra tự luận. Đây là hình thức kiểm chứng dựa trên năng lực thực tế của HS sau khi hoàn thành xong việc đọc hiểu các tác phẩm thơ trung đại ở lớp. Năng lực được kiểm tra là khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề bao gồm cả sự cảm, hiểu và cách diễn đạt sự cảm, hiểu ấy ra thành một bài văn hoàn chỉnh. Mức độ đánh giá năng lực của HS được cụ thể như sau:

Bài làm yếu kém (dưới 4.5 điểm): Mắc nhiều lỗi, chưa hiểu được nội dung bài thơ, bài làm sơ sài, kĩ năng làm văn yếu.

43 Bài làm trung bình (TB), từ 5 - 6 điểm: HS có khả năng hiểu đúng từ ngữ, cách sử dụng từ ngữ trong bài thơ; ghi nhớ được các chi tiết, có khả năng tái hiện lại những gì đã được học.

Bài làm khá, từ 6.5 - 7.75 điểm: HS có khả năng xác định và nắm vững nội dung của bài thơ; tìm ra mối liên hệ giữa các chi tiết, các yếu tố hình thức nghệ thuật; phân tích được vai trị, tác dụng của các chi tiết, hình thức đó trong việc biểu đạt nội dung; biết đối chiếu phiên âm – dịch thơ trong quá trình phân tích; kết hợp khá tốt lí lẽ và dẫn chứng, cịn mắc một vài lỗi diễn đạt.

Bài làm giỏi, điểm từ 8 - 10 điểm: Khai thác đầy đủ giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản và có những kiến giải sâu sắc, độc đáo về bài thơ; HS biết vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức đã thông hiểu vào thực tế cuộc sống và liên hệ bản thân phát hiện được các bài học nhận thức và hành động bổ ích; vận dụng lí luận văn học vào bài viết; biết diễn đạt, so sánh, liên tưởng; biết đặt ra những giả thiết, các vấn đề từ bài thơ để tiếp tục suy nghĩ,...;

Đề bài cụ thể:

Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ Thuật hồi (Tỏ lịng) của Phạm Ngũ Lão. Sau khi chấm bài và xử lí kết quả, chúng tơi thu nhận được kết quả:

Nhóm Lớp số Xếp loại Yếu TB Khá Giỏi SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ TN1- ĐC1 10A2 (TN) 46 0 0% 9 19.6% 29 63% 8 17.4% 10A4 (ĐC) 46 3 6.5% 18 39.1% 22 47.9% 3 6.5% TN2- ĐC2 10D3 (TN) 42 0 0% 6 14.3% 27 64.3% 9 21.4% 10D2 (ĐC) 41 4 9.8% 16 39% 19 46.3% 2 4.9%

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy:

Số HS bị điểm TB ở các lớp TN thấp hơn các lớp ĐC (các lớp ĐC chiếm từ 39 đến 39,1% thì ở các lớp TN tỉ lệ này thấp hơn: 19,6% ở lớp 10A2 và 14.3% ở lớp 10D3). Tìm hiểu vấn đề này thì thấy rằng, ở các lớp đối chứng, HS chỉ thiên về cảm nhận về mặt nội dung của bài thơ mà chưa làm nổi bật được các yếu tố nghệ thuật, chưa biết đối sánh bản phiên âm, dịch thơ...

44 Tỉ lệ HS đạt điểm khá, giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Số HS đạt điểm khá chiếm tỉ lệ khá cao ở các lớp TN (63% và 64.3%), các lớp ĐC tỉ lệ này chưa đến 50%. Ở nhóm TN1-ĐC1: lớp TN 10A2 có tới 8 bài đạt điểm giỏi (17,4%), cịn lớp ĐC chỉ có 3 bài (chiếm 6.5%). Nhóm TN2-ĐC2 cũng vậy: Lớp TN 10D3 có 9 bài đạt điểm giỏi (21.4%), trong khi đó lớp ĐC chỉ có 2 bài (4.9%). Tỉ lệ khá cao các bài làm đạt loại giỏi ở các lớp TN là tín hiệu rất đáng mừng, nó cho thấy HS khơng chỉ nắm vững kiến thức cơ bản của bài học mà còn thẩm thấu, vận dụng được kiến thức đã học vài bài làm. Trong số những bài này, nhiều HS đã biết vận dụng lí luận văn học trong q trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc; khả năng tạo lập văn bản được nâng cao...

Điều đáng nói là khơng có bài làm yếu kém ở các lớp TN (0%). Trong khi đó, các lớp ĐC vẫn có một tỉ lệ nhỏ HS bị điểm yếu (10D2 có 4HS, 10A4 có 3 HS). Kết quả này chứng tỏ rằng việc áp dụng các biện pháp vào giờ dạy học thơ trung đại ở bài học này thực sự đã mang lại hiệu quả ở lớp TN.

Với những kết quả đạt được ở trên đã chứng minh được rằng những nỗ lực của GV trong việc đổi mới phương pháp, đi tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại 10 thực sự khơng vơ ích. Nhìn chung, hiệu quả học tập trong giờ đọc hiểu thơ trung đại của các em HS đã được cải thiện rõ rệt và có sự tiến bộ vượt bậc giữa lớp áp dụng SKKN so với lớp khơng áp dụng SKKN. Ðó là thành cơng của việc áp dụng một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy đọc - hiểu thơ trung đại theo hướng phát triển năng lực người học.

Hoạt động thực nghiệm của chúng tôi được tổ chức tại trường THPT Nam Đàn 1 huyện Nam Đàn đã mang lại những kết quả nhất định. Tuy phạm vi thực nghiệm chưa thực sự lớn nhưng phần nào đã chứng minh tính đúng đắn, khả thi, hiệu quả của những nghiên cứu, đề xuất nói trên trong sáng kiến. Học sinh lớp 10 khơng chỉ tham gia học tập, tiếp nhận các văn bản thơ trung đại tự giác với tinh thần tự học cao, tích cực, đầy hứng thú mà cịn biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mỗi một giờ học đọc hiểu thơ trung đại đối với các em khơng cịn là nỗi ám ảnh, nặng nề mà trái lại, các em được sống lại quá khứ văn học, cảm và hiểu quá khứ ấy theo cách riêng, cảm quan riêng của những người trẻ. Từ mỗi một văn bản thơ trung đại được học, HS rút ra được những bài học về nhận thức, triết lí trong cuộc sống hữu ích cho bản thân mình.

45

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10 THPT) hướng tới phát triển năng lực người học (Trang 45 - 50)